Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 32 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phóng con ngƣời khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ đƣợc quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề đƣợc Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Khi nói đến vai trò, vị trí và đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và phụ nữ đều có vai trò, vị trí quan trọng; nam giới và nữ giới đều có sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì, xây dựng đời sống gia đình, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức

thêu dệt mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [39, tr.432]. “Muốn có nhiều sức lao

động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” [38, tr.249].

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác cũng viết: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì

chắc không làm nổi” [37, tr.288]. Lênin cũng nói: “Đảng cách mệnh

phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng phải biết làm việc nước, như

thế cách mệnh mới gọi là thành công” [11, tr.288].

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng nƣớc nhà. Hồ Chí

Minh khẳng định từ xa xƣa nam giới và nữ giới đều có những đại biểu xuất sắc tham gia đấu tranh chống ngoại xâm.

Nam giới có “ông Lý Thường Kiệt, ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Huệ…, “Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san. Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị ấy mà nước ta được độc lập lừng lẫy ở Á Đông” [38, tr.216].

Trƣớc những đóng góp to lớn của cả hai giới trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam phải đƣợc bình đẳng với nam giới trong tất cả các quan hệ xã hội. Trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, trong cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm thực hiện “nam nữ bình quyền” [38, tr.1].

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, với cƣơng vị là Chủ tịch nƣớc đồng thời cũng là ngƣời đứng đầu Chính phủ, dù bận rộn với nhiều công việc của quốc gia dân tộc, nhƣng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quan tâm đến việc ban hành văn bản pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ đƣợc thực sự bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lời kêu gọi chống thất học (tháng 10/1945), Ngƣời chỉ rõ:

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của

mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình

là phần tử trong nước, có quyền bầu và ứng cử” [21, tr.21]. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Ngƣời đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [43, tr.699]. Trong Sắc

lệnh số 14 ngày 18 tháng 9 năm 1945 đã công nhận quyền bình đẳng của ngƣời phụ nữ: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi

trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử…”. Bản Hiến pháp của nƣớc

Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 cũng đã tuyên bố với thế giới:

Dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã được

đứng ngang hàng với nam giới để được hưởng chung mọi quyền tự do

của một công dân…”. Năm 1959, khi Luật Hôn nhân và gia đình lần

đầu tiên đƣợc Quốc hội thông qua, Ngƣời khẳng định: “Luật Hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình đẳng,

gia đình thật sự hạnh phúc” [21, tr.21].

Công cuộc giải phóng phụ nữ phải tiến hành một cách toàn diện, không chỉ giải quyết cho phụ nữ những quyền lợi về mặt vật chất trƣớc mắt, mà còn tạo cho họ một tƣơng lai phát triển lâu dài, bền vững. Tƣơng lai phát triển của phụ nữ gắn liền với mục tiêu xây dựng đất nƣớc văn minh, tiến bộ, nhân dân ấm no, hạnh phúc và mọi ngƣời đƣợc đối xử công bằng. Việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ liên quan tới các chính sách cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Muốn thực hiện quyền bình đẳng nam nữ thì cả nam giới và phụ nữ đều cần ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, khả năng đóng góp của mình đối với gia đình và xã hội.

Trong gia đình, quan hệ vợ - chồng phải xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, trẻ em gái và phụ nữ đƣợc tôn trọng, chống bạo hành gia đình, chống

coi thƣờng và phân biệt đối xử với phụ nữ. Ngƣời chồng có trách nhiệm giúp đỡ ngƣời vợ hoàn thành vai trò là ngƣời vợ, ngƣời mẹ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: từ một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, con đƣờng đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam là một quá trình khó khăn lâu dài. “Đó là một cuộc cách mạng to và khó. Vì trọng nam khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” [39, tr.433].

Để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để thay đổi tƣ tƣởng thành kiến đối với phụ nữ. Cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ trƣớc hết là cuộc cách mạng về tƣ tƣởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời. Cần phải có sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội để có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng đắn đối với vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới. “Phải cách mạng từng người, từng

gia đình đến toàn dân” [39, tr.433], sau đó, phải thực hiện những hành động,

giải pháp đồng bộ, toàn diện “về chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp luật”, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong thực tiễn.

Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ không chỉ là việc phân công lao động một cách giản đơn trong gia đình mà còn phải gắn liền với sự sắp xếp, phân công lao động trong toàn xã hội. Nhà nƣớc cần tổ chức những nhà giữ trẻ, vận động nam giới tham gia công việc gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ vừa hoàn thành vai trò của ngƣời mẹ, ngƣời vợ vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ xã hội. Ngoài ra, Đảng và Nhà nƣớc cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để tham gia vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Riêng đối với hoạt động quản lý, lãnh đạo nhà nƣớc, Ngƣời nói rõ: “Từ trước đến nay, phụ nữ ta có nhiều đóng góp cho cách mạng… Đảng và Chính

phủ rất hoan nghênh… sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những trách

nhiệm quan trọng” [21, tr.38]. Trƣớc lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, vị lãnh tụ của

dân tộc đã để lại cho chúng ta bản Di chúc quý giá, trong đó có một phần dành riêng cho phụ nữ, trong đó Ngƣời ân cần căn dặn:

... Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể

cả các công việc lãnh đạo...” [42, tr.504].

Sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc cất nhắc, giao cho phụ nữ phụ trách những công việc quan trọng, trong đó có công việc lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc là bởi vì khi phụ nữ đƣợc tham gia vào bộ máy Nhà nƣớc với vị trí, vai trò là ngƣời lãnh đạo, họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình bàn bạc, ra quyết định, hoạch định chính sách và định hƣớng cho sự phát triển của đất nƣớc hoặc của địa phƣơng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng để ngƣời phụ nữ đƣợc bảo đảm quyền làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và thể hiện quyền bình đẳng với nam giới ở mức độ cao nhất và đầy đủ nhất.

Về bản thân phụ nữ, Ngƣời căn dặn:

Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng

đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [42, tr.504].

Phụ nữ phải tự đấu tranh để giải phóng mình. Muốn tự giải phóng và khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với xã hội, phụ nữ phải đoàn kết, phải hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, có khả năng và tinh thần làm chủ, có đức, có tài. Phụ nữ cũng cần phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, phải nêu cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; “phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, đối với gia đình và xã hội, phụ nữ là một lực lƣợng to lớn, giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ trong sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ngƣời đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ, khi đi thăm các cơ sở, Ngƣời luôn quan tâm đến số lƣợng, tỷ lệ đại biểu nữ và ân cần mời chị em lên hàng ghế đầu, động viên chị em phát biểu ý kiến. Thấy cán bộ nữ trƣởng thành, Ngƣời đã động viên, khuyến khích kịp thời. Ở địa phƣơng nào, ngành nào chƣa quan tâm chú ý đến chị em phụ nữ, có tƣ tƣởng hẹp hòi, không đánh giá đúng khả năng của phụ nữ, Ngƣời phê phán: Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi, như vậy là rất sai. Nói chuyện với Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ngƣời hỏi: Trong tỉnh ủy có bao nhiêu ủy viên gái? Tại sao không có đồng chí nào đi đây cả? Gái làm nhiều nhưng khi đi gặp Trung ương lại không có ai là gái! Điều đó chứng tỏ các

đồng chí còn trọng trai khinh gái, cần tích cực sửa chữa.

Đồng thời, Ngƣời cũng chỉ rõ các cấp ủy Đảng và Chính quyền phải có phƣơng pháp đào tạo, giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ. Ngƣời nói:

Nhiệm vụ chính của phụ nữ ta ngày nay là: thắt chặt mối đoàn kết giữa các tầng lớp phụ nữ trong nước, giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ các nước bạn…, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí và quan liêu. Hăng hái tham gia

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời đã quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời. Ngƣời luôn đánh giá cao vai trò, khả năng của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc; Ngƣời ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giải phóng phụ nữ đối với sự nghiệp giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc.

Giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp cách mạng to lớn, với nhiều nội dung. Trƣớc hết phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn rằng phụ nữ chƣa đƣợc giải phóng thì nhân loại chƣa đƣợc giải phóng, chƣa thể nói đến chủ nghĩa xã hội. Bởi vì phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lƣợng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài ngƣời. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng đƣợc chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ đối với xã hội mà còn là ngƣời đi tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ phải đƣợc giải phóng khỏi sự áp bức, bất công, đảm bảo cho phụ nữ đƣợc quyền bình đẳng với nam giới trong gia đình và trong đời sống chính trị - xã hội, để phụ nữ vƣơn lên đóng góp sức mình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam - nữ là những căn cứ quan trọng, khoa học để Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách phù hợp, phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 32 - 39)