KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng vào ngày 01/01/1997 và đến năm 2003, thành phố chính thức trở thành đô thị loại I cấp quốc gia. Đà Nẵng ở trung độ của cả nƣớc, với diện tích 1.285,43 km2; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế - Cố đô của Việt Nam – Di sản văn hoá thế giới, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam (địa phƣơng có 2 di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn), phía Đông giáp biển Đông.

a. Về đặc điểm dân cư

Thành phố Đà Nẵng có 6 quận với 45 phƣờng và 2 huyện có 11 xã với 992.849 nhân khẩu cƣ trú (có 760.565 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên) trong đó ở thành thị có 866.634 nhân khẩu, ở nông thôn có 126.215 nhân khẩu. Mật độ dân số Đà Nẵng là 772 ngƣời/km2, là một trong những địa bàn có số lƣợng dân tƣơng đối đông so với các địa phƣơng khác. Ngoài ra, hàng năm, trung bình thành phố đón khoảng 2.500.000 lƣợt du khách, trong đó có khoảng 430.000 khách nƣớc ngoài đến Đà Nẵng tham quan, du lịch hoạt động thƣơng mại, học tập... [45].

Nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng nối liền hai miền Bắc và Nam. Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và hệ thống đƣờng xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Là cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của các tỉnh Tây

Nguyên và các nƣớc thuộc vùng Tiểu vùng sông Mê Kông nằm trong Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC). Thành phố có cảng biển lớn nhất miền Trung, có bờ biển dài gần 100 km với nhiều bãi tắm đẹp; cùng với nhiều danh thắng nổi tiếng nhƣ Ngũ Hành Sơn, Bà Nà... đã trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách tới đây. Với vị trí địa lý, tự nhiên và giao thông hết sức thuận lợi của Đà Nẵng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh chóng và bền vững, với cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không; đồng thời, phát huy nội lực để phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

b. Về kinh tế - xã hội

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng từ ngày 01/01/1997, thành phố loại I vào năm 2003, và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về việc “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong

giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình

quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2011 đạt 11,17%, nhất là giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 11,96%/năm. Đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời của năm 2011 đạt 23,62 triệu/ngƣời (tăng hơn 5 lần so với năm 1997 là 4,69 triệu/ngƣời). Kết cấu hạ tầng thành phố đƣợc xây dựng đồng bộ theo hƣớng hiện đại; tiến trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao; công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị với chủ trƣơng khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” đã tạo nên một hiện tƣợng mới “hiện tƣợng Đà Nẵng” - là một trong những địa phƣơng trong cả nƣớc làm tốt công tác giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh vào hạng nhất nhì của cả nƣớc.

Tăng trƣởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ để sớm đƣa Đà Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển; mà còn làm tiền đề để

thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội nhƣ tăng thu ngân sách, phát triển kết cấu hạ tầng đi trƣớc một bƣớc, tạo việc làm mới và giảm thất nghiệp, phát triển y tế, giáo dục, thực hiện các chính sách an sinh xã hội…

Về quy mô, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của thành phố năm 1997 là 2.589,84 tỷ đồng, đến năm 2011 là 13.114,89 tỷ đồng, tăng 5,06 lần, bình quân đạt 11,17%/năm, so với bình quân cả nƣớc là 7,27%/năm.

Bảng 2.1. GDP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011 (Tỷ đồng) Năm GDP Năm GDP 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2.589,84 2.817,74 3.085,43 3.390,19 3.804,94 4.282,94 4.823,42 5.460,21 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 6.236,31 6.776,1 7.545,4 9.878,56 10.477,87 11.826,59 13.114,89 14.229,9

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng từ 1997 – 2012)

Về cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp có xu hƣớng giảm xuống. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển của thành phố Đà Nẵng là xây dựng thành phố dịch vụ, du lịch chất lƣợng cao, thân thiện và bền vững.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GDP theo ngành của Đà Nẵng (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng từ 1997 – 2012)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 4,69 triệu đồng năm 1997 tăng lên 41 triệu đồng năm 2011, tăng 8,74 lần; gấp 1,5 lần so với cả nƣớc.

35.83 40.25 50.19 42.82 46 40.45 54.43 51.89 44.68 51.81 51 57.88 9.74 7.86 5.13 2.87 3 2.97 1997 2000 2005 2010 2011 2012

(Triệu đồng)

Biểu đồ 2.2. Thu nhập bình quân đầu người của người dân Đà Nẵng so với cả nước từ 1997 – 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống Kê)

Nông nghiệp phát triển theo hƣớng phục vụ cho đô thị, du lịch và công nghiệp. Bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét; hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ; đƣờng giao thông nông thôn cơ bản đƣợc bê-tông hóa, thảm nhựa; 100% hộ gia đình có điện sinh hoạt, hơn 83% hộ gia đình đƣợc dùng nƣớc sạch. Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc miễn hoàn toàn thủy lợi phí cho nông dân trƣớc khi Chính phủ quyết định về vấn đề này.

Đà Nẵng là địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, tốc độ đô thị hóa rất nhanh nhƣng chính quá trình đó cũng đã dẫn đến những vấn đề xã hội nhƣ: dân cƣ bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định cƣ do quá trình mở rộng và chỉnh trang đô thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó

3.11 5.69 10.1 27 4.69 6.84 14.51 41 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1997 2000 2005 2011 Cả nƣớc Đà Nẵng

khăn cho công tác an sinh xã hội. Bên cạnh đó, việc mở rộng hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp đã góp phần làm tăng số lƣợng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế và các vấn đề xã hội khác.

2.1.2. Đặc điểm tình hình phụ nữ thành phố Đà Nẵng

a. Tình hình phụ nữ thành phố Đà Nẵng

Ở thành phố Đà Nẵng, phụ nữ chiếm khoảng 51% dân số toàn thành phố, trong đó có 66% trong độ tuổi lao động. Là lực lƣợng chiếm tỷ lệ cao trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, dù là lao động sản xuất, kinh doanh hay lãnh đạo, quản lý – các tầng lớp phụ nữ thành phố đã mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa tiết kiệm chi phí cho nhà nƣớc. Nhƣ:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động nữ đóng vai trò nòng cốt, tích cực. Hầu hết chị em phấn đấu học tập, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đổi mới cơ cấu mùa vụ nhƣ giống cây, giống con mới; đa dạng hoá ngành nghề, phát triển kinh tế rừng, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, tuy không trực tiếp ra khơi khai thác đánh bắt hải sản nhƣ nam giới, nhƣng chị em đã tham gia quản lý lao động, giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hậu cần, chế biến hải sản xuất khẩu, nhiều chị em đã trở thành ngƣ dân sản xuất, chế biến giỏi.

Lực lƣợng nữ trong các ngành thương mại - công nghiệp - xây dựng đã thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo lực lƣợng lao động nữ.Đặc biệt, lao động nữ trong các doanh nghiệp chế biến, dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp, đã đóng góp tích cực vào việc tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã; với chất lƣợng ngày càng cao; một số sản phẩm trong ngành

hàng dệt may, giày da, thủy sản đã có sức cạnh tranh trên thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, góp phần tăng tiêu dùng trong nƣớc và kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Có nhiều lao động nữ đạt danh hiệu “Bàn tay vàng”, “Sáng kiến vàng”, thợ giỏi, công nhân giỏi, chiến sĩ thi đua.

Trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, đã xuất hiện ngày càng nhiều nữ doanh nhân sản xuất, kinh doanh giỏi. Hầu hết các nữ chủ doanh nghiệp đi lên từ kinh doanh nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Các chị đã thích nghi với cơ chế thị trƣờng, mạnh dạn nghiên cứu, học tập, tìm tòi, tự đúc kết kinh nghiệm, năng động, bám sát thị trƣờng, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đổi mới thiết bị và công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lƣợng; vƣợt qua những khó khăn, thách thức để trở thành những nữ chủ doanh nghiệp đứng vững trên thị trƣờng, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt kế hoạch, tham gia có hiệu quả vào giải quyết việc làm cho lao động của thành phố, nhất là lao động nữ. Để trở thành những nữ chủ doanh nghiệp quản lý giỏi, thành đạt, các chị đã nỗ lực vƣợt qua mọi rào cản xã hội. Đã có nhiều nữ chủ doanh nghiệp nhận đƣợc danh hiệu “Bông hồng vàng”, giải thƣởng “Tài năng lao động sáng tạo”…. Những kết quả đó, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, giải quyết công ăn việc làm mà còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Phụ nữ không chỉ là lực lƣợng lao động đông đảo mà còn là lực lƣợng quản lý nòng cốt của nhiều ngành. Tỷ lệ nữ CB-CC-VC-LĐ chiếm đến 64% tổng số CB-CC-VC-LĐ toàn thành phố. Trong ngành giáo dục - đào tạo, lao động nữ chiếm 71%; hầu hết chị em đều tâm huyết với nghề, tích cực hƣởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt”, “Giỏi việc trƣờng”, góp phần quan trọng vào việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Trong ngành y tế, đội ngũ nữ y, bác sĩ, hộ lý, nhân viên chiếm 67% lực lƣợng lao động toàn ngành; hầu hết đều nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện y đức, tận tình chăm sóc, khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong lĩnh vực khoa

học - công nghệ, ngày càng có nhiều nữ trí thức say mê học tập, nghiên cứu và đã có nhiều đề tài, sáng kiến đƣợc Hội đồng khoa học đánh giá cao.

Trong hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đã có nhiều nữ nhà báo, nữ văn nghệ sĩ tiêu biểu, miệt mài lao động sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Trong phong trào thể dục thể thao, có nhiều nữ vận động viên xuất sắc, đạt đƣợc thành tích cao.

Trên địa bàn dân cƣ, phụ nữ tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tham gia cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”; giúp đỡ học sinh bỏ học trở lại trƣờng, hỗ trợ học sinh nghèo vƣợt khó; cảm hóa, giáo dục trẻ em chậm tiến, phạm pháp... Đại đa số phụ nữ là tín đồ các tôn giáo luôn nêu cao tinh thần sống “Tốt đời đẹp đạo”; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện và các hoạt động của địa phƣơng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Mặc dù chiếm tỉ lệ không lớn trong lực lƣợng vũ trang thành phố, nhƣng phụ nữ các đơn vị lực lƣợng vũ trang trên địa bàn thành phố đã không ngừng phát huy truyền thống cách mạng; mƣu trí, dũng cảm; nỗ lực vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị; đồng thời làm tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình.

Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự - an toàn - xã hội, hầu hết phụ nữ thành phố luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; động viên chồng, con thực hiện nghĩa vụ quân sự; làm tốt công tác hậu phƣơng quân đội, “Đền ơn đáp nghĩa”; thƣờng xuyên cảnh giác trƣớc âm mƣu của các thế lực thù địch. Đã có nhiều phụ nữdũng cảm, khôn khéo trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các âm mƣu của kẻ thù; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng, góp phần

giữ vững an ninh, bảo vệ trật tự - an toàn - xã hội trên địa bàn thành phố. Trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh,các tầng lớp phụ nữ thành phố ngày càng ý thức rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở cơ sở; tham gia các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng cao. Chị em nữ lãnh đạo, quản lý luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ, sâu sát, khoa học, tạo đƣợc uy tín trong cơ quan, đơn vị.

Dù ở lĩnh vực nào – chị em cũng có nhiều cố gắng và khẳng định vai trò, vị thế bằng chính trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của mình. Không những thế, chị em còn tham gia có hiệu quả vào giải quyết việc làm cho lao động của thành phố, nhất là lao động nữ, góp phần tích cực đƣa mức tăng trƣởng GDP của thành phố hàng năm tăng bình quân 11,17%. Là những ngƣời có vai trò quan trọng trong xây tổ ấm, phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã chủ động cùng các thành viên trong gia đình quan tâm nuôi dạy con, khắc phục khó khăn về đời sống và tạo môi trƣờng văn hóa, tổ chức tốt cuộc sống gia đình để con cái đƣợc học hành, trƣởng thành. Có thể nói, sự đóng góp tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh của các tầng lớp phụ nữ đã góp phần đáng kể vào những thành tựu chung của thành phố; vai trò, vị thế của phụ nữ thành phố Đà Nẵng ngày càng đƣợc khẳng định; nhận thức của xã hội và gia đình về vai trò của phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực, tạo cơ sở thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.

Mặc dù có mặt trong các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung, song, bên cạnh những ƣu điểm nêu trên, chị em phụ nữ thành phố vẫn còn những mặt hạn chế đó là:

Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ còn thấp; một số phụ nữ vẫn còn tƣ tƣởng tự ti, an phận, chƣa chủ động vƣợt khó vƣơn lên, dễ hài lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu chí tiến thủ nên hạn chế đến cơ hội về việc làm và thu nhập.

Tỉ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chƣa tƣơng xứng với năng lực và sự phát triển của lực lƣợng lao động nữ thành phố.

Một bộ phận phụ nữ có xu hƣớng lối sống thực dụng; xem nhẹ phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 39)