Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 99 - 110)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Kiến nghị, đề xuất

Mặc dù thời gian qua Đảng và Chính phủ cũng nhƣ các tỉnh thành đã có những quyết tâm về chính trị và nỗ lực để hiện thực hóa vấn đề giới trong chính trị. Tuy nhiên, cải thiện sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vẫn còn hết sức chậm chạp. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào chính trƣờng trong các cấp tăng lên chậm chạp và thiếu bền vững thậm chí có những lĩnh vực là thụt giảm đáng kể. Vì vậy, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý các cấp trong thời gian tới, thì việc ban hành và thực thi các thể chế, chính sách bình đẳng giới là điều rất cấn thiết.

Để thực hiện điều này, các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc, các bộ, ngành và địa phƣơng trong phạm vi thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành rà soát văn bản từ góc độ giới. Đặc biệt, cần rà soát các văn bản chính sách của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hai lĩnh vực: Một là, độ tuổi đào tạo, bồi dƣỡng; Hai là, độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm. Thống kê tất cả các quy định khác nhau về độ tuổi giữa nam và nữ đang tồn tại trong các văn bản hiện nay, gồm nội dung quy định, cơ quan ban hành, năm ban hành, hiệu lực thi hành, đối tƣợng thực hiện, v.v...

Các văn bản pháp luật là cơ sở lý luận cơ bản để xây dựng giải pháp này. Trong số đó, Luật bình đẳng giới là khung pháp lý đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội ngang nhau trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Tại khoản 4 điều 11 của Luật bình đẳng giới quy định “nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo”. Điều này có nghĩa rằng, nam và nữ đều có có hội ngang bằng nhau về các tiêu chuẩn để đề bạt vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Song, nếu chiếu theo tinh thần của Luật này thì có sự bất hợp lý đối với cán bộ nữ về độ tuổi đƣợc tham gia đề bạt. Nếu theo tinh thần quy định độ tuổi đề bạt lãnh đạo, quản lý nhƣ hiện nay, nữ cán bộ phải trƣởng thành sớm hơn nam giới 5 năm. Nhƣ vậy, vô hình chung, khung chính sách có sự mâu thuẫn với nhau, một mặt cho rằng cơ hội ngang nhau giữa nam và nữ; mặt khác, quy định giới hạn độ tuổi đƣợc đề bạt vào chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nên chăng, trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, các cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra, khảo sát để đánh giá nhu cầu của các bên liên quan để có sự phân nhóm xã hội trong khung chính sách nhằm vừa đảm bảo đƣợc quyền lợi cho các bên liên quan vừa thu hút đƣợc nguồn lực chất lƣợng cao vào quá trình lãnh đạo, quản lý.

So sánh với nhóm nam giới, phụ nữ dẫu có nỗ lực và năng lực nhƣng với thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình họ đã bị gián đoạn những thời gian nhất định nên nếu khung chính sách quy định tuổi quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm thấp hơn so với nam giới thì nhìn nhận ở một góc độ nào đó là rào cản đối với họ. Bên cạnh đó, cũng chú ý rà soát các quy định tại các đề án cử cán bộ đào tạo ở nƣớc ngoài, hoặc tham gia học các khóa bồi dƣỡng do các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức, v.v.. Nếu bản thân của khung pháp lý đã thể hiện sự thiếu đồng nhất thì việc thực hiện chính sách bình đẳng giới trong tham chính sẽ còn nhiều thách thức và khó có thể lấp đầy khoảng cách

bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Sự phân biệt đối xử trong khung chính sách cũng sẽ ảnh hƣởng tới việc duy trì khuôn mẫu giới về lãnh đạo quản lý trong cộng đồng. Chính vì vậy, các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc, các bộ, ngành và địa phƣơng cần có sự rà soát các văn bản chính sách của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan để có sự đồng nhất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nhƣ chúng ta đã biết, để thực sự đƣợc bình đẳng nhƣ nam giới, bên cạnh những tác động tích cực, phụ nữ phải chịu không ít những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến quá trình nỗ lực học tập, lao động để vƣơn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Những tác động tiêu cực nhƣ: hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách chƣa đồng bộ; nhận thức của các cấp ủy đảng về giới và bình đẳng giới chƣa đầy đủ; việc thực thi chính sách còn nhiều bất cập, vấn đề định kiến giới, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ ... đang trở thành rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ.

Từ việc phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về bình đẳng giới, vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện bình đẳng giới, tác giả đã đƣa ra một số định hƣớng cơ bản và đề ra những giải pháp phát huy những ảnh hƣởng tích cực, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới tiến tới giảm dần khoảng cách giới ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Ngƣời luôn đánh giá cao vai trò, những đóng góp quan trọng của phụ nữ trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Trên mỗi chặng đƣờng phát triển của cách mạng Việt Nam, lực lƣợng phụ nữ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chính vì vậy Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, nghị quyết nhằm tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt là lĩnh vực chính trị, bởi vì tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội là điểm quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tiềm năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ.

Đảm bảo bình đẳng giới là một trong những mục tiêu cơ bản của việc bảo đảm công bằng xã hội, cùng với đó đấu tranh cho giải phóng phụ nữ - một nửa của xã hội loài ngƣời luôn đặt chúng ta trong việc xem xét và giải quyết một loạt các mối quan hệ. Quan hệ giữa phụ nữ với nam giới, giữa gia đình và xã hội, giữa cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ... khi mà cơ hội và điều kiện phát triển của phụ nữ còn thấp hơn nam giới; khi mà phụ nữ còn chịu những thiệt thòi ngay từ trong gia đình của mình thì “đối xử đặc biệt” với phụ nữ là hết sức cần thiết, để họ đạt tới sự bình đẳng với nam giới. Để thực hiện đƣợc điều này cần có một cơ chế, chính sách từ phía xã hội, từ các nhà lãnh đạo quản lý, với cách nhìn tiến bộ, thái độ ủng hộ thật sự đối với phụ nữ; cũng cần có sự nhận thức đúng đắn và thái độ ủng hộ tích cực của chính những ngƣời nam giới trong mỗi gia đình.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bình đẳng giới nói chung vẫn còn bất cập, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lực lƣợng lao động nữ cũng nhƣ vai trò của phụ nữ đóng góp vào sự phát triển chung của từng địa phƣơng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân, song về phía bản thân phụ nữ vẫn còn bị hạn chế bởi gánh nặng gia đình, về sức khoẻ, ít tìm ra đƣợc những cơ hội trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ năng lực, chƣa vƣợt qua những đặc điểm tâm lý mang tính truyền thống nhƣ tự ti, an phận, chấp nhận hoàn cảnh v.v...

Để góp phần vào việc hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong thời gian tới, luận văn này đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác bình đẳng giới trong thời gian qua. Làm rõ nguyên nhân làm cho việc thực thi công tác bình đẳng giới chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và quá trình phát triển của thành phố. Luận văn đã đƣa ra các quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới của thành phố. Bên cạnh những giải pháp thuộc về thành phố Đà Nẵng cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nƣớc, thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cao Tuấn Anh (2013), “Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 213. [2] Ban Chấp hành TW Đảng (1994), Chỉ thị số 44/CT- TW, ngày 07/6/1984

về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ.

[3] Ban Chấp hành TW Đảng (1994), Chỉ thị 37- NQ/TƯ (khoá VII) về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.

[4] Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa VII), Một số vấn đề về công tác cán

bộ nữ trong tình hình mới, BC tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-

CT/TW.

[5] Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa XI), Kết luận số 55-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước”, ngày 18/01/2013.

[6] Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết số 153-NQ/TW về công tác cán

bộ nữ, ngày 10/1/1967.

[7] Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, Báo cáo công tác quy hoạch cán bộ,

nhiệm kỳ 2015- 2020, tháng 4/2013.

[8] Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, ngày 12/7/1993.

[9] Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 27-4-2007.

[10] Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2012), Cẩm nang về bình đẳng giới, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội

[11] C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) (1999), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[13] Chính phủ (2012), Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012, về việc quy trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản

lý nhà nước.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[16] Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ

XIX Đảng bộ TP Đà Nẵng.

[17] Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ

XX Đảng bộ TP Đà Nẵng.

[18] Nguyễn Thị Trà Giang (2010), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6. [19] Nguyễn Thị Thanh Hòa (2011), “Thực hiện bình đẳng giới để phụ nữ

Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nƣớc”, Tạp chí

Quản lý Nhà nước, số 189.

[20] Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[21] Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội, 1970. [22] Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1997), Tăng cường sự tham gia của phụ

nữ ASEAN vào các vị trí ra quyết định, Hà Nội.

[23] Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ

trong pháp luật Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

nữ toàn quốc lần thứ XI, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[25] Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng (2004), Báo cáo tham luận Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về công tác cán bộ nữ.

[26] Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp Đà Nẵng (2012), Báo cáo kết quả khảo sát thực

trạng Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo.

[27] Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp Đà Nẵng (2013), Báo cáo kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về Bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý cấp xã, phường ở thành phố Đà Nẵng.

[28] Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp Đà Nẵng (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016.

[29] Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết (2005), “Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở nƣớc ta”, Tạp chí Cộng sản, số 5. [30] Luật Bình đẳng giới (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[31] Võ Thị Mai (2006), “Bình đẳng giới trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị”, Tạp chí Xã hội học, (04), tr.66-72.

[32] Võ Thị Mai (2013), “Bình đẳng giới ở Việt Nam: Một vài vấn đề trong thực hiện chính sách cán bộ nữ”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (01), tr.51-59.

[33] Võ Thị Mai (2013), Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng

chứng, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

[34] Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[35] Võ Thị Mai (2013), “Vấn đề sử dụng nhân tài là cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (03), tr.61-68.

[36] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. [37] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [38] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. [39] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. [40] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 10, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. [41] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 11, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [42] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 12, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [43] Hồ Chí Minh (2002), Tuyển tập, Tập 1, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [44] Hồ Chí Minh (2002), Tuyển tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [45] Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2013, Cục thống kê Đà

Nẵng

[46] Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 - 2012, Cục thống kê Đà Nẵng

[47] Nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam- hƣớng tới tƣơng lai, Dự án UNDP- Bộ Ngoại giao “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu

vực Nhà nước trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội tháng

12 năm 2012.

[48] Nhiều tác giả (2009), Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội

[49] Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, CIDA (2006), Đánh

giá tình hình giới ở Việt Nam, Hà Nội.

[50] Nghiên cứu tác động giới trên con đƣờng chức nghiệp của công chức Việt Nam (2005) - Dự án “Nâng cao năng lực lồng ghép giới và nghiên cứu

giới tại Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb. Văn hóa, 2005.

[51] Nguyễn Kim Quý (2013), “Bình đẳng giới và công tác phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 213.

lực gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngày 20-10-2009. [53] Thành ủy Đà Nẵng (2011), Chỉ thị số 06- CT/TU về việc lãnh đạo thực

hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, ngày 20/4/ 2011.

[54] Thành ủy Đà Nẵng, Chương trình hành động số 17-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chương trình hành động quốc gia vì sự

tiến bộ của phụ nữ, ngày 8/8/2007

[55] Thành ủy Đà Nẵng (2012), Báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, ngày 04/12/2013.

[56] Thành ủy Đà Nẵng (2015), Quyết định số 13089-QĐ/TU về việc ban hành Đề án Phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ giữ các chức danh diện

Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020, ngày 14/4/2015.

[57] Lê Thi (2011), Vài nét bàn về việc thực thi công bằng, dân chủ và bình

đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[58] Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, ngày

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 99 - 110)