Bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 59 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng

a. Kết quả đạt được

Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chƣơng trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 đƣợc ban hành đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân trong việc tham gia thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng của cả nƣớc thực hiện tốt công tác bình đẳng giới với những chính sách, cách làm đem lại kết quả cao.

* Về công tác tuyên truyền, giáo dục và lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền

Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đƣợc chú trọng, huy động đƣợc cả hệ thống chính trị của thành phố vào cuộc, nhằm tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của toàn xã hội đối với vấn đề bình đẳng giới, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của ngƣời phụ nữ trong mỗi gia đình cũng nhƣ ở ngoài xã hội [9, tr.7]. Các ban ngành, đoàn thể của thành phố đã tập trung phổ biến sâu rộng các Chỉ thị của Đảng và Thành ủy, Chiến lƣợc của Quốc gia và của thành phố về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 25 - CT/TU về

“Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Hội

giáo dục về phẩm chất, đạo đức, lối sống, các tiêu chí xây dựng ngƣời phụ nữ trong thời kỳ đổi mới... nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm cho mọi ngƣời nhận thức đúng và coi bình đẳng giới là một mục tiêu cấu thành quan trọng trong những mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; là cơ sở nền tảng của chiến lƣợc phát triển con ngƣời của Thành ủy và Chính quyền thành phố; một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình và toàn xã hội. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và xã hội về bình đẳng giới ngày càng đƣợc nâng lên dẫn đến nhiều cơ chế, chính sách đƣợc ban hành nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, qua đó, đã phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần vƣợt khó, phát huy nội lực, phấn đấu vƣơn lên của các tầng lớp phụ nữ; đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ không ngừng đƣợc cải thiện. Tính chủ động, sáng tạo của các cấp Hội phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đƣợc phát huy. Phụ nữ đƣợc tạo cơ hội tốt hơn để nâng cao trình độ năng lực, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, giảm nghèo, tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, ổn định đời sống, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Khoảng cách giới trong đời sống xã hội từng bƣớc đƣợc giảm dần. Phần lớn phụ nữ công chức, viên chức thành phố khắc phục đƣợc tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm, tự tin hơn vào sự nỗ lực của bản thân và khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của mình trong xã hội [63].

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và cụ thể hóa các văn bản của Trung ƣơng, trong thời gian qua, thành phố đã đề ra các chủ trƣơng, chính sách và ban hành các văn bản mang tính chiến lƣợc; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện, tạo điều kiện để nam giới và phụ nữ đều có cơ hội nhƣ nhau trong phân công và thực thi nhiệm vụ.

+ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 20/4/2011 về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, trong đó ghi rõ:

Các kế hoạch, chương trình hành động phải đảm bảo sự bình đẳng

thực chất giữa nam và nữ về cơ hội tham gia và thụ hưởng các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, đào tạo, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; từng bước xóa bỏ “bạo lực trên cơ sở giới”.... Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, nhất là các tổ chức thành viên của ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp tùy theo chức năng của mình chủ động phối hợp tham gia vì sự tiến bộ phụ nữ; trong đó, chú ý vấn đề tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về bình đẳng giới và giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

+ Chƣơng trình hành động số 17-CTr/TU, ngày 8/8/2007 về “Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chƣơng trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ”, đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Phát huy vai trò, tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp của các tầng lớp phụ nữ trong sự nghiệp phát triển thành phố”.

+ Chỉ thị số 25 - CT/TU ngày 20/10/2009 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về “Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

+ Thành ủy đã ban hành Quyết định số 13089-QĐ/TU, ngày 14/4/2015 về việc “Ban hành Đề án Phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ giữ các chức danh diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020”, với mục tiêu:

Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý diện Ban

Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020 nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố và đảm bảo các mục tiêu theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Kết luận số

55-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 17-CTr/TU, ngày 8/8/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy

về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X)”.

Để phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới, Đề án đã đề ra các giải pháp cụ thể trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; trong bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; trong việc đề ra các chính sách đối với cán bộ nữ; trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của ngƣời đứng đầu về công tác cán bộ nữ. Quyết định này đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng đối với cán bộ nữ thành phố.

Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 1780/KH-UBND về “Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Quyết định số 2146/QĐ - UBND ngày 22/3/2011 về việc ban hành Chiến lƣợc về Bình đẳng giới tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 6892/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 về Kế hoạch thực hiện bình đẳng giới tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND, ngày 8/6/2010 quy định về chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố, qua đó đã tạo điều kiện thu hút công chức, viên chức nữ có năng lực, có kết quả học tập xuất sắc vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của thành phố. Quyết định số 6221/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 về thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện. Thông qua chính sách này, tạo điều kiện bình đẳng, cạnh tranh thực tài giữa nam và nữ để bổ nhiệm chức vụ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, các cấp uỷ Đảng đã có những quy định cụ thể về việc ƣu tiên cho cán bộ nữ trong quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, luôn quan tâm đến việc tăng tỷ lệ nữ ở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận và các đoàn thể. Chẳng hạn, trên cơ sở chính sách chung về

trợ cấp cán bộ đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng trong và ngoài thành phố, Thành uỷ đã chủ trƣơng ƣu đãi cho cán bộ nữ bằng quyết định tăng mức trợ cấp cho cán bộ nữ cao hơn cán bộ nam, cụ thể là: nếu tham dự các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ có thời gian từ 01 tháng trở lên thì mức trợ cấp của nữ sẽ cao hơn cán bộ nam là 100.000đ/tháng, đối với đào tạo lý luận chính trị thì mức trợ cấp của nữ sẽ cao hơn cán bộ nam 30%. Bên cạnh đó, các ngành và các địa phƣơng cũng có sự quan tâm nhất định về vật chất và tinh thần đối với cán bộ nữ đƣợc cử đi đào tạo.

* Kết quả đạt được về hoạt động bình đẳng giới trên các lĩnh vực

+ Trong lĩnh vực chính trị:

Lãnh đạo thành phố luôn quan tâm đến công tác cán bộ nữ, hằng năm, nhất là trƣớc khi chuẩn bị nhân sự bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại hội Đảng các cấp, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đã có chỉ đạo tổ chức đánh giá cán bộ, rà soát và bổ sung quy hoạch cán bộ, xem xét cơ cấu, bố trí cán bộ nữ ở các ngành và các lĩnh vực, đảm bảo tỷ lệ và chất lƣợng. Nhờ đó, số lƣợng cán bộ nữ lãnh đạo các cấp đều tăng lên rõ rệt.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp từ cấp xã, phƣờng đến thành phố, đội ngũ cán bộ, công chức nữ của thành phố tham gia vào các cấp uỷ Đảng, nhiệm kỳ 2010-2015 của thành phố so với nhiệm kỳ 2005-2010 có nhiều thay đổi:

Bảng 2.2. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp (%)

STT Cấp Số lƣợng Tỷ lệ

Tổng số Nữ

1 Xã, phƣờng và tƣơng đƣơng 1.027 279 27,2

2 Quận, huyện và tƣơng đƣơng 277 51 18,4

3 Thành phố 55 4 7,3

(Nguồn: Trích báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Thành ủy Đà Nẵng, tháng 12 năm 2013)

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ cán bộ, công chức nữ tham gia trong các cấp uỷ Đảng cấp xã, phƣờng đạt tỷ lệ 27,2%; quận, huyện đạt tỷ lệ 18,4% so với yêu cầu của Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị trong việc cơ cấu cán bộ nữ tham gia cấp uỷ thì đã đạt và vƣợt. Đối với cấp thành phố, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ tuy chƣa đạt và còn thấp hơn nhiệm kỳ trƣớc 2,9% (nhiệm kỳ trƣớc là 10,2%) cũng nhƣ thấp so với quy định của Chỉ thị 37 và chỉ tiêu đặt ra trong Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của thành phố.

Nhiệm kỳ 2011- 2016, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan dân cử, cụ thể là Hội đồng nhân dân các cấp đạt tỷ lệ khá cao so với một số tỉnh thành. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND

STT Cấp Nhiệm kỳ 2011-2016

Tổng số Nữ Tỷ lệ (%)

1 Xã 1.556 380 24,4

2 Quận, huyện Thành phố thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện và phƣờng

3 Thành phố 50 14 28

(Nguồn: Trích báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Thành ủy Đà Nẵng, tháng 12 năm 2013)

Số liệu trên đã thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân về sự tham gia của phụ nữ đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp phụ nữ.

Số lƣợng cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nƣớc toàn thành phố là 363/1.429 ngƣời, chiếm tỷ lệ 25,4%, thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.4. Cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý từ cấp quận, huyện trở lên

Số lƣợng nữ tham gia lãnh đạo Số cán bộ nữ Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Ủy ban Nhân dân cấp thành phố 0 5 0

- Chủ tịch 0 1 0

- Phó Chủ tịch 0 4 0

2. Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện 4 28 14,3

- Chủ tịch 0 7 0

- Phó Chủ tịch 4 21 19

3. Lãnh đạo Sở, ngành, cơ quan cấp thành phố 258 961 26,8

- Giám đốc và tƣơng đƣơng 3 48 6,3

- Phó Giám đốc và tƣơng đƣơng 23 167 13,8 - Trƣởng phòng cấp Sở và tƣơng đƣơng 70 300 23,3 - Phó Trƣởng phòng cấp Sở và tƣơng đƣơng 162 446 36,3 4. Lãnh đạo các cơ quan hành chính cấp quận/

huyện

62 271 22,9

- Trƣởng phòng cấp quận/huyện và tƣơng đƣơng 18 84 21,4 - Phó Trƣởng phòng cấp quận/huyện và tƣơng

đƣơng

44 187 23,5

(Nguồn: Trích báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Thành ủy Đà Nẵng, tháng 12 năm 2013)

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý mặc dù đã đƣợc quan tâm nhƣng còn khá khiêm tốn. Dƣờng nhƣ, hiệu ứng phụ nữ chỉ làm “cấp phó” vẫn đang hiện hữu trong hệ thống chính trị ở thành phố Đà Nẵng.

Hàng năm, thành phố đã tiến hành đánh giá cán bộ, rà soát và bổ sung quy hoạch cán bộ, xem xét cơ cấu, bố trí cán bộ nữ ở các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo tỷ lệ và chất lƣợng. Nhờ đó, số lƣợng cán bộ nữ lãnh đạo trong các cấp, ngành tăng lên đáng kể. Căn cứ kết quả tổng hợp quy hoạch cán bộ nữ

nói chung của thành phố Đà Nẵng, cho nhiệm kỳ tới do Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng cung cấp thì số lƣợng nữ tham gia lãnh đạo quản lý đƣợc quy hoạch cho nhiệm kỳ 2015- 2020 là 642/tổng số 2.316 ngƣời, chiếm tỷ lệ 27,7%.

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ, công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo trong các

cơ quan hành chính nhà nước, từ cấp quận, huyện trở lên

Số lƣợng nữ tham gia lãnh đạo đƣợc quy hoạch cho nhiệm kỳ 2015-2020

Số cán bộ nữ Tổng số cán bộ (Nam và nữ) Tỷ lệ

1. Ủy ban Nhân dân cấp thành phố 1 9 1,1%

- Chủ tịch 0 2 0

- Phó Chủ tịch 1 7 1,4%

2. Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện 17 72 23,6%

- Chủ tịch 2 19 1,1%

- Phó Chủ tịch 15 53 28,3%

3. Lãnh đạo Sở, ngành, cơ quan cấp thành phố 436 1.163 37,5%

- Giám đốc và tƣơng đƣơng. 16 93 17,2%

- Phó Giám đốc và tƣơng đƣơng. 51 202 25,2% - Trƣởng phòng cấp Sở và tƣơng đƣơng. 148 401 36,9% - Phó Trƣởng phòng cấp Sở và tƣơng đƣơng. 211 467 45,2% 4. Lãnh đạo các cơ quan hành chính cấp quận/

huyện 188 1.072 17,5% - Trƣởng phòng cấp quận/huyện và tƣơng đƣơng 120 458 26,2% - Phó Trƣởng phòng cấp quận/huyện và tƣơng đƣơng. 68 614 11,1%

(Nguồn: Trích báo cáo công tác quy hoạch cán bộ, nhiệm kỳ 2015- 2020 của Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, tháng 4 năm 2013)

Công tác phát triển đảng viên nữ cũng luôn đƣợc quan tâm. Hầu hết các tổ chức cơ sở Đảng đều thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng phát triển đảng viên nữ trong đoàn thanh niên, trong công nhân viên chức lao động ở các ngành. Trong giai đoạn 2001-2010, có 9.532 nữ trong tổng số 23.632 đảng viên mới kết nạp, chiếm tỷ lệ 40,3%.

+ Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo:

Đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đƣợc thành phố quan tâm trên cả hai phƣơng diện: giáo dục toàn dân và đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ nữ.

Trong công tác giáo dục toàn dân, thành phố đã chú trọng cả về quy mô và chất lƣợng. Hiện toàn thành phố có 56/56 xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 53/56 xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học, đạt tỷ lệ 94,64%. Thành phố Đà Nẵng là địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc có mạng lƣới trƣờng, lớp đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 59 - 79)