Khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 49 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều bƣớc đột phá về nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua và đƣợc Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, chúng ta có thể thấy đƣợc bức tranh về bình đẳng giới ở Việt Nam với những thành tựu và thách thức nhƣ sau:

a. Thành tựu đạt được

Thành tựu nổi bật mà Việt Nam đã đạt đƣợc đó là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Ngay trong cƣơng lĩnh đầu tiên năm 1930 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới. Sau đó là Hiến pháp năm 1946, cũng nhƣ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (bổ sung và sửa đổi năm 2001, 2013) đã ghi rõ quyền bình đẳng nam – nữ là quyền cơ bản của mọi công dân. Chỉ thị 44-CT/TW, ngày 7/6/1984 của Ban Bí thƣ “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thƣ “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” đã tiếp tục khẳng định quan điểm giải phóng phụ nữ theo nguyên tắc bình đẳng.

Đảng và Nhà nƣớc cũng đã ban hành các Nghị quyết có liên quan đến giới và chính sách về bình đẳng giới, nhƣ: Nghị quyết 153-NQ/TW, ngày

10/1/1967 của Ban Bí thƣ “Về công tác cán bộ nữ”; Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị “Về đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” nhấn mạnh việc xây dựng, sửa đổi và hoàn chỉnh các luật pháp, chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ. Đặc biệt, Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”, trong đó chỉ rõ:

“Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng

trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”, đồng thời xác định: “Xây

dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về

bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ”, và đề ra

nhiệm vụ, giải pháp:“Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ

phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới” [9].

Ngày 01/12/2009, Chính phủ đã có Nghị quyết 57/NQ-CP về “Ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Điều đó khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Để thúc đẩy các cơ hội cho phụ nữ phát triển và hƣởng lợi từ các thành quả của mình, Luật Bình đẳng giới đã đƣợc Quốc hội khoá XI nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành

từ ngày 01/7/2007. Đây là văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên và đƣợc xem là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nhà nƣớc quản lý hiệu quả hơn lĩnh vực bình đẳng giới. Các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới cũng đồng thời ra đời đã khẳng định vai trò quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đến việc thực hiện bình đẳng giới và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Ngoài ra, Quốc hội và các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất các quy định liên quan tới bình đẳng giới. Cụ thể nhƣ: Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Cán bộ, công chức ...

Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2351/QĐ-TTg, ngày 24/12/2010, phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, với mục tiêu:

Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững

của đất nước [59].

Và ban hành Quyết định 1241/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011, phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, với mục tiêu:

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi dần hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về

bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 [60].

Ngày 16/7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2012/NĐ-CP về việc quy trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo

đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nƣớc. Trong đó, quy định trách nhiệm của các bộ, ngành:

Tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật bình đẳng giới.... có chế độ hỗ trợ về kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây qu , hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp,

chính sách của Nhà nước [13].

Đồng thời, quy định trách nhiệm của UBND các cấp:

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây qu Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ

phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước [13].

Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ cùng các cơ quan liên quan xây dựng “Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010”, hƣớng dẫn các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và bình đẳng giới khá toàn diện ở mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong các văn kiện chính trị của Đảng cũng thể hiện rõ các vấn đề giới và chính sách về bình đẳng giới, nhƣ: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:

Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các

hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi

bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [14].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ghi rõ:

Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi

dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ ... [15].

Bên cạnh việc ban hành và thực hiện các chính sách về bình đẳng giới, năm 1980, Đảng và Nhà nƣớc ta đã tham gia ký kết công ƣớc CEDAW. Việt Nam phê chuẩn và thực hiện điều khoản của Công ƣớc chống mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ (CEDAW, LHQ 1979) nhƣ:

Thực hiện, định kì đệ trình các báo cáo quốc gia về những kết quả thực hiện CEDAW, trong đó có qui định về sự tham gia chính trị và dân sự của phụ nữ (điều 1), tham gia các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ, liên quan đến đời sống công cộng, chính trị của đất nước (điều 7), nhà nước đảm bảo các cơ hội phụ nữ đại diện cho chính phủ trên các diễn đàn quốc tế, tham gia công việc ở các tổ chức quốc tế (điều 8). Đặc biệt, Công ước này khuyến cáo nhà nước cần thiết áp dụng các biện pháp đặc biệt, tạm thời, nhằm cải thiện vị thế, vai trò tham gia của phụ nữ trong xã hội, khắc phục sự phân biệt đối xử phụ nữ ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình (điều 4). Việc tham gia ký kết này nhằm đảm bảo quyền của người phụ nữ/trẻ em gái, đặc biệt là những điều khoản, mục tiêu về phụ nữ tham gia chính trị. Điều này cho

Cùng song hành với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã tăng cƣờng bộ máy quản lý và hoạt động về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ. Trƣớc đây, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là những tổ chức nòng cốt trong việc triển khai thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam. Sau khi Luật Bình đẳng giới đƣợc ban hành, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới. Bộ có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện hoạt động bình đẳng giới trong toàn quốc. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng đã đƣợc kiện toàn theo Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg ngày 22/8/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ với vai trò là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nƣớc.

Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc trong việc ban hành các chính sách, tạo hành lang pháp lý trong thực hiện bình đẳng giới; sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành trong triển khai đồng bộ các giải pháp, đã góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Đối với phụ nữ, bên cạnh sự hỗ trợ, tạo điều kiện và cơ hội của các cấp ủy đảng, các ban ngành để phát triển thì bản thân chị em phụ nữ đã ngày càng khẳng định hơn vai trò tham gia quản lý, lãnh đạo. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam luôn có nữ Phó Chủ tịch nƣớc. Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4%. Mặc dù có sự sụt giảm về số lƣợng (giảm 1,36% so với khóa trƣớc), song lại có những tiến bộ về chất lƣợng cũng nhƣ sự tham gia của PN vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan của Quốc hội. Cụ thể: có 02 Phó Chủ tịch Quốc hội là Ủy viên Bộ Chính trị, 04 chị trong Ủy ban

Thƣờng vụ Quốc hội, 01 Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, 02 Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, 12 Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và 93 chị là ủy viên các Ủy ban, Hội đồng [73]. Mặt khác, nếu ở nhiệm kỳ trƣớc, nữ giới thƣờng chiếm tỷ lệ cao trong các Ủy ban mang tính xã hội thì nay phụ nữ đã tham gia vào các cơ quan tƣ pháp, pháp luật, Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2010-2015, ở cấp tỉnh không tăng, cấp huyện và xã tăng chậm, nhƣng cơ bản đạt chỉ tiêu so với chỉ tiêu của BCH Trung ƣơng Đảng đề ra là 15%.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp (%)

(Nguồn: Hội LHPN Việt Nam tổng hợp từ báo cáo của Hội LHPN 63 tỉnh thành phố, năm 2014) 11.75 11.3 14.74 15.08 15.16 18 Nhiệm kỳ 2005 - 2010 Nhiệm kỳ 2010 - 2015 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp (%)

(Nguồn: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000-2010, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) - Qu mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - Liên hợp quốc, tháng 3/2012)

Biểu số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cao hơn so với nhiệm kỳ trƣớc ở cả 3 cấp. Không những đại diện trong cấp ủy các cấp, trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, hiện nay, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực lao động và có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế đất nƣớc. Độc lập về kinh tế là điều kiện quan trọng tạo nên sự bình đẳng giữa phụ nữ với nam giới. Thời gian vừa qua, các ngành, các cấp đã nỗ lực tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ có việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống của bản thân và gia đình họ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bƣớc đầu thực hiện triển khai lồng ghép vào nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa. Cụ thể là triển khai lồng ghép giới vào chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng cao đẳng, đại học sƣ phạm và lồng ghép giới vào các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên, sách

Nhiệm kỳ 2004-2011 Nhiệm kỳ 2011-2016 23.88 23.01 25.17 24.62 19.53 21.71 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

giáo khoa, tài liệu hƣớng dẫn giảng viên. Đặc biệt, đã triển khai lồng ghép giới vào chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng. Hội LHPN Việt Nam đã triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” và đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010 – 2015. Thông qua các hoạt động của các đề án đã giúp chị em phụ nữ hiểu biết hơn về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức của ngƣời phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; tự tin hơn trong cuộc sống, có ý thức nâng cao kỹ năng sống cho bản thân; hiểu biết thêm kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con, góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em, hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của ngƣời phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)