Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta

- Thứ nhất,thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ và bộ máy quản lý nhà nƣớc. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. [15, tr.80, 243].

- Thứ hai, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới:

Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới: Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, tạo bƣớc chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phƣơng, đơn vị. Các cơ quan Ðảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tƣ tƣởng coi thƣờng phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Ðƣa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng trong các trƣờng chính trị và các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mƣu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao

nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tƣ tƣởng tự ti, an phận, níu kéo nhau, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vƣợt khó vƣơn lên để không ngừng tiến bộ, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội.

Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ: Triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, quan hệ dân sự, đất đai, môi trƣờng, bảo hiểm xã hội, hôn nhân - gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ - trẻ em. Quốc hội, cơ quan nhà nƣớc các cấp có cơ chế để Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án phát triển của quốc gia, bộ, ngành, địa phƣơng. Chính phủ và các ngành chức năng nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Cụ thể là: Chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dƣỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động và phát huy đƣợc thế mạnh của phụ nữ. Có các giải pháp cụ thể để tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ đƣợc đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi dƣ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, phụ nữ tàn tật. Chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa xóa mù chữ, phổ cập các cấp học giáo dục phổ thông, đào tạo

nghề, xóa đói, giảm nghèo, tiếp cận thông tin và hƣởng thụ văn hóa. Chính sách hỗ trợ phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn. Tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Phát huy vai trò của Quốc hội, Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với phụ nữ và lao động nữ trong các thành phần kinh tế [9].

- Thứ ba, đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội nhƣ nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

- Thứ tƣ, bảo đảm việc bình đẳng giới toàn diện trên các phƣơng diện của đời sống xã hội: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, bình đẳng giới trong gia đình.

- Thứ năm, thực hiện tốt chính sách của Nhà nƣớc về bình đẳng giới: Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội nhƣ nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hƣởng thành quả của sự phát triển. Bảo vệ, hỗ trợ ngƣời mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham

gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phƣơng mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc [30].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 80 - 83)