Tạo động lực làm việc bằng các biện pháp tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Tạo động lực làm việc bằng các biện pháp tài chính

a. Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương

Nhu cầu vật chất là nhu cầu hàng đầu, đảm bảo cho ngƣời lao động có thể sống để tạo ra của cải vật chất. Khuyến khích vật chất là dùng những lợi ích vật chất để thoả mãn những nhu cầu vật chất đó, trong đó tiền lƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích vật chất với ngƣời lao động. Thông qua tiền lƣơng, những tác động tích cực của quá trình tái sản xuất sức lao động đƣợc thực hiện.

Tiền lƣơng là biểu hiện bằng tiền của sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà ngƣời sử dụng lao động phải trả cho ngƣời lao động tuân theo các quy luật cung cầu, quy luật giá cả của thị trƣờng và pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc.

Có hai hình thức trả lƣơng chính, đó là tiền lƣơng trả theo thời gian và tiền lƣơng trả theo sản phẩm.

+ Tiền lƣơng trả theo thời gian là hình thức mà tiền lƣơng đƣợc trả dựa trên mức tiền lƣơng đã đƣợc xác định cho công việc (lƣơng cho 1 đơn vị thời gian) và số thời gian lao động đã hao phí.

+ Tiền lƣơng trả theo sản phẩm là số tiền lƣơng ngƣời lao động nhận đƣợc căn cứ vào đơn giá tiền lƣơng và số lƣợng sản phẩm hoàn thành.

Lsp = Q * ĐG

Q: Số lƣợng sản phẩm làm ra

ĐG: Đơn giá tiền lƣơng của sản phẩm

Tùy vào đối tƣợng trả công mà chọn lựa các chế độ trả lƣơng nhƣ sau: (1) Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, (2) Chế độ trả lƣơng sản phẩm tập thể, (3) Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm gián tiếp, (4) Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm khoán, (5) Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm có thƣởng.

Yếu tố tiền lƣơng luôn là yếu tố đƣợc hầu hết ngƣời lao động quan tâm khi đề cập đến công việc. Ngƣời ta quan tâm doanh nghiệp trả mức lƣơng bao nhiêu, sẽ đƣợc hƣởng những chế độ gì khi họ làm việc tại đó và họ sẽ nhận đƣợc những gì nếu họ hoàn thành xuất sắc công việc của mình.

Chính vì vậy, muốn động viên ngƣời lao động, trƣớc hết ngƣời quản lí phải đƣa ra mức lƣơng đủ có thể thuyết phục, thứ đến, phải xây dựng chính sách, chế độ đảm bảo các quyền lợi họ và phải có cơ chế thƣởng, phạt rõ ràng. Một trong những công cụ tạo động lực hiệu quả là: Xây dựng chính sách tiền lƣơng thỏa đáng. Điều này làm cho ngƣời lao động cảm nhận đƣợc sự công bằng khách quan, đảm bảo nguyên tắc làm theo năng lực, hƣởng theo lao động, ngƣời lao động sẽ làm việc một cách hăng say nhiệt tình, một lòng với sự phát triển chung của doanh nghiệp.

b. Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền thưởng

Tiền thƣởng thực chất là khoản tiền bổ sung tiền lƣơng nhằm triệt để hơn nguyên tắc phân phối theo lao động đồng thời tạo động lực cho ngƣời lao động để họ quan tâm đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền thƣởng cũng là một trong những hình thức kích thích đối với ngƣời lao động. Tiền thƣởng làm cho ngƣời lao động làm việc tích cực hơn để có thể hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, những vẫn đảm bảo chất lƣợng công việc. Tác dụng của tiền thƣởng phụ thuộc vào việc áp dụng các

hình thức tiền thƣởng. Tuy nhiên, có một số chú ý khi thiết lập tiền thƣởng: tiền thƣởng phải công bằng; tiền thƣởng phải gắn liền việc thực hiện nhiệm vụ của ngƣời lao động hay nói cách khác phải gắn liền với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả mà ngƣời lao động hoàn thành; tiền thƣởng chỉ chiếm 20%- 30% trong tổng thu nhập.

c. Tạo động lực làm việc bằng công cụ chế độ phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng hỗ trợ cuộc sống cho ngƣời lao động bao gồm những khoản mà ngƣời lao động đƣợc bổ sung ngoài tiền lƣơng, tiền thƣởng dƣới dạng cả tiền mặt hay các dịch vụ đƣợc hƣởng với giá rẻ hoặc không mất tiền. Phúc lợi gồm hai loại chính: Phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.

Phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp ngƣời lao động đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu, yên tâm làm việc, nâng cao khả năng lao động. Đồng thời, phúc lợi là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giữ đƣợc lao động của mình và thu hút đƣợc lao động có trình độ chuyên môn cao từ bên ngoài.

Xây dựng chế độ phúc lợi phù hợp cũng là một trong những công cụ tạo động lực hiệu quả. Thực hiện chế độ phúc lợi tốt, tạo nên bầu không khí gần gũi, thân mật, đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái lẫn nhau trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc.

Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi:

+ Có lợi cho ngƣời lao động và có lợi cho doanh nghiệp; + Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Chi phí của chƣơng trình phúc lợi phải nằm trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp;

+ Chƣơng trình phải đƣợc xây dựng rõ ràng, công bằng; + Phải đƣợc ngƣời lao động tham gia ủng hộ.

Các bước xây dựng chương trình phúc lợi:

+ Bƣớc 1: thu thập dữ liệu về giá cả chủ yếu của tất cả các mặt hàng và dịch vụ liên quan.

+ Bƣớc 2: đánh giá tài chính.

+ Bƣớc 3: đánh giá bằng điểm từng loại phúc lợi và dịch vụ theo các yếu tố nhƣ pháp luật, nhu cầu của nhân viên và tổ chức.

+ Bƣớc 4: Đƣa ra quyết định.

Quản lý chương trình phúc lợi, chú ý các khía cạnh sau:

+ Nghiên cứu các chƣơng trình phúc lợi của các tổ chức khác; + Nghiên cứu sở thích và lựa chọn nhân viên;

+ Xây dựng quy chế rõ ràng;

+ Tiến hành theo dõi và hoạch toán chi phí thƣờng xuyên; + Quản lí thông tin thông suốt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)