CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

lao động trong doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể đƣợc chia thành ba nhóm chính nhƣ sau:

1.5.1. N ân tố t uộ về á n ân n ƣờ l o độn

Nhu cầu củ n ƣờ l o động: mỗi con ngƣời trong những thời điểm khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, nhu cầu đó sẽ tạo động lực cho hành vi của họ. Khi nhu cầu nào đó đƣợc thỏa mãn thì nó sẽ không còn là động cơ thúc đẩy con ngƣời làm việc nữa mà lúc này nhu cầu mới xuất hiện sẽ đóng vai trò này. Chính vì vậy các nhà quản trị luôn tìm các biện pháp quản trị thích hợp để gợi mở những nhu cầu của ngƣời lao động, khuyến khích họ nỗ lực làm việc tạo ra những sản phẩm thoả mãn khách hàng.

Các giá trị cá nhân: Giá trị cá nhân ở đây có thể hiểu là trình độ, hình ảnh của ngƣời đó trong tổ chức hay xã hội. Tuỳ theo quan điểm giá trị khác nhau của mỗi cá nhân mà họ sẽ có những hành vi khác nhau, khi ngƣời lao động ở những vị trí khác nhau trong tổ chức thì thang bậc giá trị cá nhân của họ cũng thay đổi dù nhiều hay ít.

Đặ đ ểm, cá tính cá nhân: Đƣợc biểu thị thành thái độ, hành vi của con ngƣời đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối với cả xã hội nói chung. Tính cách con ngƣời cũng là yếu tố cơ bản tác động đến hành vi hay ứng xử của ngƣời lao động mặc dù trong cùng một trƣờng hợp thì hành vi của mỗi ngƣời có thể khác nhau tùy theo tính cách của họ.

Khả năn , năn lực cá nhân: Khả năng hay còn gọi là năng khiếu là những thuộc tính cá nhân giúp con ngƣời có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó đƣợc dễ dàng và khi họ đƣợc hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ đƣợc phát huy tối đa, kết quả thu đƣợc sẽ cao hơn những ngƣời khác. Đánh giá đúng năng lực nhân viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất nhân viên trong doanh nghiệp. Một ngƣời lao động sẽ thoải mái hơn khi họ đƣợc giao những công việc phù hợp với khả

năng và năng lực của họ vì họ biết đƣợc chắc chắn rằng họ sẽ hoàn thành đƣợc công việc đó ở mức tốt nhất và ngƣợc lại.

1.5.2.N ân tố t uộ về o n n ệp

Chính sách quản lý của doanh nghiệp: Hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách thi đua, khen thƣởng, kỷ luật….Hệ thống chính sách đƣợc xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rành mạch sẽ củng cố đƣợc lòng tin của ngƣời lao động đối với tổ chức. Nếu nhƣ chính trong những chính sách của công ty có sự phân biệt giới tính, phân biệt ngƣời lao động giàu, ngƣời lao động nghèo, phân biệt “con ông cháu cha”…sẽ không có tác dụng lớn trong việc tạo động lực lao động cho ngƣời lao động trong công ty.

Hệ thống trả công trong doanh nghiệp: đây là vấn đề đƣợc hầu hết mọi ngƣời lao động trong doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy các nhà quản trị phải thấy rằng việc thực hiện nhiệm vụ và sự thoả mãn của ngƣời lao động có thể hoàn thiện bằng việc xây dựng một chế độ trả lƣơng, trả thƣởng hợp lý. Lƣơng bổng và đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con ngƣời làm việc hăng hái nhƣng ngƣợc lại nó cũng là một trong những nhân tố gây nên sự trì trệ, bất mãn hoặc cao hơn đó là sự rời bỏ công ty mà đi của ngƣời lao động.

Đ ều kiện làm việc: Môi trƣờng làm việc trong tổ chức bao gồm môi trƣờng vật chất và môi trƣờng tâm lý. Môi trƣờng vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện lớn để ngƣời lao động tăng cƣờng động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, làm tăng sự an toàn khi làm việc; Một không khí làm việc thân thiện, vui vẻ, hoà động chắc chắn sẽ làm tăng sự tự tin đối với mỗi ngƣời lao động, kích thích tinh thần sáng tạo, tăng sự gắn bó của ngƣời lao động với tổ chức.

Văn ó o n n ệp: Mỗi doanh nghiệp là một tập hợp những con ngƣời khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận

thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tƣ tƣởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trƣờng làm việc đa dạng và phức tạp. Văn hóa doanh nghiệp là một nề nếp văn hóa đặc thù đƣợc xây dựng và duy trì để phát huy đƣợc năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi ngƣời vào việc đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức, tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con ngƣời, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con ngƣời đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp hiện hữu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp tới động lực làm việc của ngƣời lao động.

P on á lãn đạo: Có ảnh hƣởng rất lớn đến tinh thần và thái độ của ngƣời lao động, của tập thể. Văn hóa quản lý lâu nay vẫn đƣợc xem là cấu thành bởi rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hƣớng, nhóm…Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song tùy phong cách lãnh đạo mà có thể kích thích, khai thác đƣợc tiềm năng, sức sáng tạo của ngƣời lao động đối với công việc.

1.5.3.N ân tố t uộ mô trƣờn bên n oà

Pháp luật củ N à nƣớc: Luật lao động là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Luật pháp càng nghiêm minh và có hiệu lực càng cao thì ngƣời lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ đƣợc pháp luật bảo vệ, họ không sợ bị giới chủ bóc lột sức lao động, bắt ép vô lý từ đó tạo ra động lực cho họ làm việc.

Hệ thống phúc lợi xã hội: Hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của ngƣời lao động ngày càng đƣợc đảm bảo khi về hƣu hoặc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản... nên khi ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào

đối với cuộc sống từ đó họ sẽ chú tâm hơn với công việc, làm việc có động lực và đạt hiệu quả cao hơn.

Các giá trị văn ó và truyền thống dân tộc: Các giá trị văn hóa và truyền thống của mỗi dân tộc luôn có sự khác biệt, sự khác biệt này có ảnh hƣởng đến tinh thần và thái độ làm việc của ngƣời lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về động lực, tạo động lực làm việc và các công cụ tạo động lực làm việc trong doanh nghiệp. Trong đó:

- Trình bày khái quát một số khái niệm về nhu cầu con ngƣời, lợi ích mong muốn của con ngƣời, động cơ làm việc của con ngƣời và tạo động lực làm việc của ngƣời lao động, đồng thời đƣa ra khái niệm về tạo động lực làm việc của tác giả luận văn.

- Trình bày nội dung các công cụ tạo động lực làm việc của ngƣời lao động trong doanh nghiệp hiện nay.

- Các lý thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc của ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

- Vai trò của tạo động lực làm việc của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp, với bản thân ngƣời lao động và với xã hội.

- Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực làm việc trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tác giả tiếp tục phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc của ngƣời lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên trong phần tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN 2.1.1.Lị sử ìn t àn và p át tr ển 2.1.1.Lị sử ìn t àn và p át tr ển

a. Giới thiệu công ty

Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên là thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex Việt Nam), đƣợc thành lập theo quyết định số 723/TM- TCCB ngày 28/06/1993 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng Mại nay là Bộ Công Thƣơng.

Tên doanh nghiệp : Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên

Tên viết tắt : Petrolimex Gia Lai

Địa chỉ : Số 01 Nguyễn Du, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.

Điện thoại : (84-59) 3824195 Fax: (84-59) 3826495

Email : btn@petrolimex.com.vn

Webside : bactaynguyen.petrolimex.com.vn

b. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên là công ty Vật tƣ tổng hợp tỉnh Gia Lai Kon Tum, đƣợc thành lập ngày 14/02/1976 theo quyết định số 150/VT-QĐ của Bộ Vật tƣ, gồm các trạm vật tƣ khu vực Gia Lai và Kon Tum. Công ty vật tƣ Tổng hợp tỉnh Gia Lai Kon Tum chịu trách nhiệm cung ứng các vật tƣ cho hoạt động sản xuất, trong đó có mặt hàng xăng dầu. Nhằm đáp ứng điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng và phát huy thế mạnh về kinh doanh xăng dầu, ngày 28/06/1993 Bộ trƣởng Bộ Thƣơng Mại nay là Bộ Công Thƣơng đã có quyết định số: 723/TM-TCCB chuyển Công ty vật tƣ tổng hợp Gia Lai Kon Tum thành Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên trực

thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Trải qua 40 năm liên tục phát triển Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng 06 Huân chƣơng Lao động (hạng Nhất, Nhì, Ba) và nhiều danh hiệu khác của Chính phủ, Bộ, Ngành và tỉnh Gia Lai.

c. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

- Mục tiêu kinh doanh: Sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn.Tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa, tạo việc làm ổn định, từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh xăng dầu, tiếp nhận vận chuyển bảo quản, cung ứng xăng dầu, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ khác: dầu mỡ nhờn, gas, bếp gas và phụ kiện kèm theo, nhựa đƣờng, hóa chất, vật liệu xây dựng, đại lý bảo hiểm.

2.1.2. Đặ đ ểm mô ìn tổ ứ quản lý ủ ôn ty xăn ầu Bắ Tây Nguyên

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty đƣợc xây dựng một cách gọn nhẹ, vừa tinh giảm vừa phát huy đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh. Luôn có sự cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, phân công đúng ngƣời đúng việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý điều hành.

a. Sơ đồ tổ chức của công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên

Sơ đồ tổ chức của công ty đƣợc trình bày trong hình 2.1.

Để điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng. Các phòng ban không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc mà chỉ chuẩn bị quyết định tham mƣu cho ban giám đốc và Giám đốc là ngƣời quyết định.

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

b. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban

-Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và 03 Phó giám đốc, là bộ phận đứng

đầu, lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi mặt hoạt động của đơn vị.

-Phòng Tổ chức Hành chính: Có trách nhiệm tham mƣu giúp Ban giám

đốc quản lý hồ sơ lao động, trực tiếp phân công lao động, cân đối và phân phối bậc lƣơng, giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách về mọi quyền lợi cho

Ban Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ thuật xây dựng cơ bản Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán Tài chính Khối cửa hàng xăng dầu Đội xe công ty Kho xăng dầu Bắc Tây Nguyên

mọi ngƣời lao động, đảm bảo công tác thanh tra, thi đua toàn đơn vị, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác triển khai công tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khác hàng.

-Phòng Tài chính Kế toán: Chịu trách nhiệm tham mƣu và tổ chức bộ máy

tài chính kế toán toàn đơn vị, lập hệ thống sổ sách theo dõi tình hình tài chính, sử dụng vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý và giám sát lĩnh vực tài chính tại các cửa hàng bán lẻ, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác triển khai công tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.

-Phòng Kinh doanh: Tham mƣu cho Ban giám đốc quản lý tổ chức điều

hành các hoạt động kinh doanh toàn đơn vị, xây dựng kế hoạch, lập cân đối cung cầu trong tuần, hàng tháng, quý cho toàn bộ nhập - xuất hàng hóa, giao dịch ký kết hợp đồng, theo dõi tình hình kinh doanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, theo dõi nhập - xuất và bán hàng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác triển khai công tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.

-Phòng Kỹ thuật xây dựng cơ bản: Tham mƣu cho Ban giám đốc quản lý

tổ chức điều hành các hoạt động liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng cơ bản toàn đơn vị, xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý tài sản trang thiết bị, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trƣờng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác triển khai công tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.

-Các cửa hàng trực thuộc: Chịu trách nhiệm tổ chức bán hàng, quản lý

hàng hóa tồn kho và tài sản tại cửa hàng, lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu quản lý, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ quản lý thị trƣờng và chăm sóc khách hàng.

xuất cấp cho nhu cầu hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, đảm bảo nguồn hàng tái xuất cho các tỉnh lân cận của Lào và CamPuChia và góp phần bình ổn thị trƣờng.

- Đội xe công ty: Quản lý đội xe vận chuyển và tài, phụ xế của xe bồn các

loại vận chuyển xăng dầu đi các kho, chi nhánh; Quản lý hồ sơ - tài sản, danh mục tài sản liên quan đến xe, phƣơng tiện vận chuyển;….

2.1.3. Đặ đ ểm n uồn lự ủ ôn ty xăn ầu Bắ Tây N uyên

a. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Văn phòng Công ty có 04 phòng nghiệp vụ; 01 Chi nhánh xăng dầu tại tỉnh Kon Tum; 01 Kho xăng dầu hơn 5.600 m3 có khang trang hiện đại nhất khu vực Tây Nguyên,. Công nghệ xuất nhập xăng dầu đƣợc đầu tƣ hiện đại với toàn bộ máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế (G7), xăng dầu đƣợc nhập qua hệ thống máy bơm xăng dầu chuyên dùng và trên 2.000m đƣờng ống liên kết để xuất hàng ô tô xi-téc bằng lƣu lƣợng kế.

Hệ thống điện và hệ thống thu lôi tiếp địa đƣợc thiết kế và lắp đặt theo đúng các quy trình quy phạm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Tại Kho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)