5. Kết cấu đềtài
1.4.1.2. Phương pháp dựbáo định lượng
Các phương pháp định lượng dựa vào các mô hình toán và giả định rằng dữliệu quá khứcũng như các yếu tốliên quan khác có thể được kết hợp để đưa ra các dự đoán tin cậy cho tương lai. Nói các khác, dựa trên những dữliệu quá khứ đểphát hiện chiều hướng vận động của đối tượng phù hợp với một mô hình toán học nào đó và đồng thời sửdụng mô hình này là mô hìnhước lượng. Tiếp cận định lượng dựa trên giả định rằng giá trịtương lai của biến dựbáo sẽphụthuộc vào xu thếvận động của đối tượng
đó trong quá khứ. Các phương pháp dựbáo định lượng được chia thành hai nhóm: Các mô hình chuỗi thời gian và các mô hình nhân quả.
Các mô hình dựbáo chuỗi thời gian nghĩa là dựbáo giá trịtương lai của một biến nào đó chỉbằng cách phân tích sốliệu quá khứvà hiện tại của chính biến số đó. Chỉcó các chuỗi dữliệu có tínhổn định thì mới có thểcho ra các dựbáo tin cậy. Chính vì thế, như chúng ta sẽbiết, tính “dừng” là một điều kiện quan trọng nhất trong việc phân tích và dựbáo chuỗi thời gian. Cho nên, trước khi xác định mô hìnhđịnh lượng nào phù hợp với dữliệu, người làm dựbáo cần khảo sát dữliệu một cách cẩn thận.
Các mô hình dựbáo nhân quảdựa trên phân tích hồi quy. Chính vì vậy, chúng ta cần có kiến thức nền tảng nhất định vềkinh tếlượng và thống kê đểcó thểdễdàng tiếp cận và vận dụng các mô hình dựbáo nhân quả.
Tuy nhiên, các phương pháp định lượng cũng có một sốhạn chế. Thứnhất, cả mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quảchỉdựbáo tốt trong ngắn hạn và trung hạn. Những nhà quản lý thông thường sẽcân nhắc độchính xác dựbáo thông qua chiều dài chuỗi dữliệu sẵn có và khoảng các dựbáo yêu cầu. Thứhai, không có phương pháp nào có thể đưa đầy đủnhững yếu tốbên ngoài có tác động đến kết quả dựbáo vào mô hình. Các chuyên gia dựbáo cho rằng một phương pháp dựbáo tốt thông thường sẽphải kết hợp những phương pháp định lượng và định tính.
(Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2009)