Một số yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ việt nam tại thị trường trong nước (Trang 51 - 54)

doanh nghiệp bán lẻ

Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác nhau để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng như sau:

Theo Gold Smith và Clutter Buck (1992) [102], năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường bằng 3 tiêu chí: (1) tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; (2) sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng; (3) sự nổi tiếng trong ngành như là một doanh nghiệp dẫn đầu.

Theo Baker và Hard [103], có 4 tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: (1) tỷ suất lợi nhuận; (2) thị phần; (3) quy mô; (4) tăng trưởng xuất khẩu.

Theo Peters và Waterman (1982) [100], năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng 7 tiêu chí bao gồm: (i) tổng tài sản; (ii) doanh thu và lợi nhuận; (iii) tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm; (iv) thị phần, (v) thời gian hoàn vốn; (vi) tỷ trọng xuất khẩu; (vii) đánh giá lịch sử quá trình đổi mới của doanh nghiệp. [100]

Các nghiên cứu của của Keh, Nguyen & Ng (2007) của Luo (2010) [101] đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: (i) vị thế của doanh nghiệp; (ii) nguồn năng lực động - tinh thần doanh nhân; (iii) kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến tài chính (như doanh số, lợi nhuận, thị phần) và phi tài chính; (iv) chất lượng sản phẩm dịch vụ; (v) thị phần; (vi) giá cả của sản phẩm dịch vụ.

Trong nghiên cứu “The competitive response of small, independent retailers to organized retail: Study in an emerging economy” của Ramakrishnan được trích dẫn bởi Nguyễn Thế Huệ (2017) [80], đề cập đến một nội dung cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ với nhau, với sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ nhỏ lẻ độc lập với những nhà bán lẻ có quy mô lớn hơn. Nghiên cứu được thực hiện trong nền kinh tế của Ấn Độ. Theo nghiên cứu, các chiến lược như chiến lược khác biệt hóa, nhóm chiến lược và ảnh hưởng tích cực của các chiến lược này lên hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ nhỏ và độc lập.

Một số tiêu chí trong các luận án tiến sĩ về nâng cao năng lực cạnh tranh như luận án nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn bưu chính viễn thông (Trần Thị Anh Thư, 2012) [70], hay nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Phạm Thu Hương, 2017) [48] đã sử dụng như:

- Tăng thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh nói lên khả năng mà công ty có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt quy mô kinh doanh và vị thế trên thị trường, thì việc đánh giá thị phần các sản phẩm dịch vụ (SPDV) chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được đo lường về mặt hiện vật (như khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (như doanh thu, lợi nhuận). Trong cùng một môi trường kinh doanh, DN có thị phần lớn là biểu hiện cụ thể về NLCT cũng như lợi thế vượt trội về khả năng giành ưu điểm trong cạnh tranh. Khi thị trường đang tăng trưởng, doanh nghiệp duy trì tăng thị phần sẽ dẫn đến tăng doanh thu. Khi thị trường trì trệ hoặc đi xuống, để tăng doanh thu của doanh nghiệp đòi hỏi phải tăng thị phần.

- Giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ: Giá bán SPDV cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có

NLCT là có khả năng hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, tiết giảm các chi phí, từ đó đưa ra giá bán sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng và cạnh tranh được với đối thủ. Ngược lại, trong cùng một điều kiện, nếu doanh nghiệp không biết tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, dẫn đến giá bán SPDV cao sẽ làm giảm đi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ (HHDV): Chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thể hiện ở 2 nội dung: chất lượng ở khâu phục vụ (như các dịch vụ đi kèm của bán hàng và sau bán hàng) và chất lượng về mặt vật lý, kỹ thuật của sản phẩm. Để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, chất lượng HHDV là vấn đề luôn được coi trọng. Không những phải kinh doanh ra những HHDV đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải đưa ra những dịch vụ phong phú, đa dạng kèm theo nhằm tạo ra ưu thế riêng và phong cách riêng so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nhằm thu hút người tiêu dùng.

- Đổi mới công nghệ và đổi mới hàng hóa, dịch vụ: Mục tiêu của cạnh tranh là khẳng định vị thế của doanh nghiệp với vị trí vững chắc trên thị trường. Đổi mới thiết bị và công nghệ và hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ khả năng tốt nhất nhu cầu khách hàng sẽ tạo điều kiện cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới sẽ cho ra thị trường những hàng hóa, dịch vụ có nhiều tiện ích nổi bật đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra được những yếu tố có năng lực cạnh tranh tốt.

- Nâng cao thương hiệu và uy tín: Yếu tố thương hiệu và uy tín sản phẩm chính là sự kết hợp các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, tên tuổi của hàng hóa, dịch vụ. Thương hiệu là tài sản rất có giá trị, là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, Đồng thời, thương hiệu là uy tín và thể hiện niềm tin của người

tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ. Thương hiệu tốt đối với khách hàng là thương hiệu có uy tín cao, có niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ. Một doanh nghiệp một sản phẩm, dịch vụ nào đó có được uy tín với khách hàng thì doanh nghiệp đó có một lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường quốc tế như hiên nay, muốn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, thì các hàng hóa đấy muốn có ưu thế thì cần tạo ra được thương hiệu. Thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và khách hàng sẵn sàng mua hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu tốt với giá cao hơn các hàng hóa khác cùng loại. Như vậy nâng cao thương hiệu, uy tín của hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ việt nam tại thị trường trong nước (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)