GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) so sánh phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên dòng tiền với các phương pháp định giá khác đang áp dụng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 63)

6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa vào các nội dung cơ bản đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 ta có thể thấy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nội dung, những hạn chế và hàm ý của phƣơng pháp định giá doanh nghiệp dựa trên dòng tiền (phƣơng pháp CKDT). Các nghiên cứu cũng đƣa ra nhận định đây là phƣơng pháp linh hoạt, mạnh mẽ để định giá các dự án, đơn vị, và các công ty; đƣợc sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia trong l nh vực đầu tƣ, tƣ vấn, phân tích tài chính và quản lý trên thế giới. Theo số liệu tại bảng 2.1 về mức độ sử dụng các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp tại 150 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong ba năm từ năm 2014 đến năm 2016 mà tác giả thu thập đƣợc, thì phƣơng pháp CKDT là một trong hai phƣơng pháp đƣợc các nhà phân tích sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, theo đánh giá chủ quan của tác giả, có sự khác biệt trong việc sử dụng các phƣơng pháp định giá tại các công ty niêm yết thuộc những ngành nghề, l nh vực kinh doanh khác nhau trên TTCK Việt Nam. Từ những cơ sở này kết hợp với Phương pháp 1 – So sánh sự chính xác của giá trị định giá đƣợc trình bày tại mục 2.2, tác giả xây dựng giả thuyết H1 nhƣ sau:

Giả thuyết H1: Mức độ chính xác của phương pháp CKDT là cao nhất hay bình quân của giá trị tuyệt đối chênh lệch giữa giá trị doanh nghiệp ước tính theo phương pháp CKDT và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam là nhỏ nhất.

Ngoài ra, tác giả xem xét có sự khác biệt về bình quân chênh lệch giữa giá trị doanh nghiệp ƣớc tính theo phƣơng pháp CKDT và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết thuộc các ngành kinh doanh khác nhau trên TTCK Việt

Nam.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Penman (1998) về đánh giá, so sánh giữa các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp bằng cổ tức, dòng tiền và thu nhập kế toán; ông đã đƣa ra kết luận phƣơng pháp định giá doanh nghiệp dựa trên thu nhập có ƣu thế hơn trong thực tiễn so với dựa trên cổ tức và dòng tiền. Hay nhƣ nghiên cứu của Francis và các cộng sự (2000) về việc so sánh tính chính xác và khả năng giải thích của các phƣơng pháp ƣớc tính giá trị vốn dựa trên cổ tức, dòng tiền nhàn rỗi và lợi nhuận thặng dƣ cũng đƣa ra kết quả phƣơng pháp ƣớc tính dựa trên lợi nhuận thặng dƣ chính xác, có khả năng giải thích tốt hơn so với hai phƣơng pháp dựa trên cổ tức và dòng tiền nhàn rỗi.

Tuy nhiên, theo thực tế tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam, bên cạnh phƣơng pháp định giá dựa trên giá trị so sánh thì phƣơng pháp CKDT đƣợc các nhà phân tích tài chính sử dụng phố biến hơn so với các phƣơng pháp định giá dựa trên cổ tức hay lợi nhuận thặng dƣ. Vì vậy, dựa vào Phương pháp 2 – So sánh năng lực giải thích giá cổ phiếu, tác giả đƣa ra giả thuyết H2

nhƣ sau:

Giả thuyết H2: Giá trị công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được ước tính theo phương pháp CKDT có năng lực giải thích biến động giá trị doanh nghiệp được đo lường dựa trên giá cổ phiếu tốt hơn so với hai phương pháp định giá: Phương pháp dựa trên giá trị so sánh và phương pháp lợi nhuận thặng dư.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) so sánh phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên dòng tiền với các phương pháp định giá khác đang áp dụng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)