6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SO SÁNH PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỰA
DỰA TRÊN DÒNG TIỀN VỚI CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ KHÁC
Giá trị doanh nghiệp luôn đƣợc coi là một thông tin quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Công tác định giá doanh nghiệp là sự ƣớc tính giá trị doanh nghiệp cho một mục đích cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả các đặc điểm của doanh nghiệp và cũng nhƣ xem xét đến tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trƣờng. Việc xác định phƣơng pháp định giá phù hợp với doanh nghiệp là một yêu cầu để giúp hoạt động định giá có hiệu quả hơn.
Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp định giá đƣợc các công ty chứng khoán, các nhà phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp sử dụng để đƣa ra các khuyến nghị đầu tƣ. Qua kết quả thu thập dữ liệu và phân tích, tác giả đã tiến hành so sánh tính chính xác và năng lực giải thích biến động giá trị thị trƣờng (giá cổ phiếu) của phƣơng pháp CKDT với các phƣơng pháp định giá khác đang áp dụng trên TTCK Việt Nam.
Về tần suất sử dụng, cùng với phƣơng pháp định giá theo giá trị so sánh, phƣơng pháp CKDT là một trong hai phƣơng pháp định giá đƣợc các nhà phân tích sử dụng thƣờng xuyên nhất. Nó đƣợc sử dụng để định giá cho những doanh nghiệp niêm yết trên TTCK thuộc nhiều nhóm ngành kinh doanh khác nhau. Với mẫu số liệu thu thập tại báo cáo phân tích của 150 công ty thuộc 08 nhóm ngành, phƣơng pháp CKDT đều đƣợc sử dụng đối với các nhóm ngành này. Trong đó, các nhóm ngành thu đƣợc nhiều giá trị doanh nghiệp ƣớc tính theo phƣơng pháp này nhất là ngành hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp và ngành tài chính thu đƣợc ít nhất. Từ việc phƣơng pháp này
đƣợc các nhà phân tích sử dụng thƣờng xuyên cũng phần nào phản ánh sự tích cực của nó trong công tác định giá doanh nghiệp.
Tính phù hợp của một phƣơng pháp định giá thể hiện qua việc giải thích đƣợc giá trị của doanh nghiệp cũng nhƣ sự biến động của giá cổ phiếu. Để có thể so sánh đƣợc tính phù hợp của phƣơng pháp CKDT với các phƣơng pháp định giá khác đang đƣợc sử dụng trên TTCK Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu và so sánh dựa trên giá trị ƣớc tính theo các phƣơng pháp định giá phổ biến và giá cổ phiếu của 150 công ty đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phƣơng pháp định giá theo giá trị so sánh là phƣơng pháp bám sát nhất giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp và có năng lực giải thích biến động giá cổ phiếu tốt hơn so với phƣơng pháp CKDT. Kết quả này đƣợc xem xét là phù hợp với đặc điểm của các phƣơng pháp định giá. Phƣơng pháp định giá theo giá trị so sánh đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở so sánh giá trị thị trƣờng của các doanh nghiệp tƣơng đồng để tìm ra giá trị doanh nghiệp cần định giá. Các hệ số đƣợc sử dụng trong mô hình tính toán của phƣơng pháp này đều dựa trên giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Vì vậy, giá trị doanh nghiệp ƣớc tính theo phƣơng pháp này thƣờng rất sát với giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phƣơng pháp định giá này đƣợc các nhà phân tích sử dụng phổ biến một phần là do đây là một phƣơng pháp tƣơng đối dễ thực hiện, không gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tham số cho mô hình tính toán, nó cho phép ƣớc lƣợng nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, đảm bảo cho việc ra quyết định kịp thời đối với các nhà đầu tƣ cá nhân, đầu cơ trong ngắn hạn, mà những nhà đầu tƣ này chiếm một tỷ lệ đáng quan tâm trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phƣơng pháp này là không tính đến giá trị tƣơng lai của doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tƣ đánh giá đƣợc khả năng tăng trƣởng cũng nhƣ những rủi ro tác động đến giá trị của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, nếu ta xem xét phƣơng pháp theo giá trị so sánh là phƣơng pháp bám sát nhất giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp và có năng lực giải thích biến động giá cổ phiếu tốt hơn so với các phƣơng pháp còn lại là đƣơng nhiên do đặc điểm của phƣơng pháp này; thì việc so sánh phƣơng pháp CKDT với các phƣơng pháp định giá dựa trên các thông tin cơ bản của doanh nghiệp nhƣ lợi nhuận, cổ tức... (không kể phƣơng pháp theo giá trị so sánh) cho kết quả phƣơng pháp CKDT tƣơng đối chính xác, giá trị ƣớc tính từ phƣơng pháp có năng lực giải thích biến động giá cổ phiếu tốt hơn các phƣơng pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dƣ, chiết khấu dòng cổ tức và định giá theo tài sản thuần.
Tuy nhiên, việc thực hiện định giá theo phƣơng pháp này gặp một số khó khăn trong việc xác định tham số, tỷ lệ chiết khấu hay dòng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Ngoài ra, đặc điểm của thị trƣờng hiện nay vẫn ít dựa vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp mà chủ yếu dựa vào các yếu tố cung cầu trên thị trƣờng. Các nhà đầu tƣ khi quyết định đầu tƣ vào doanh nghiệp phần lớn quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với những đặc điểm nhƣ dễ nhận biết, kiểm chứng theo nhận định của bản thân, tuy nhiên, những chỉ tiêu này thƣờng mang tính ngắn hạn, không thể hiện đầy đủ triển vọng trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Thị trƣờng đƣợc các nhà phân tích đánh giá trong ngắn hạn mà ít chú ý đến các yếu tố sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn. Vì vậy, đối với những phƣơng pháp định giá phản ánh đƣợc tình hình thực tại của doanh nghiệp nhƣ phƣơng pháp CKDT đôi khi đƣa ra giá trị ƣớc tính có sự chênh lệch so với giá trị thị trƣờng (giá cổ phiếu) của doanh nghiệp.