7. Kết cấu của đề tài
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN
2.1.1. Sơ lược về Công ty
Tên công ty:Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC) Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd
Trụ sở chính: Lô 78-80, Đường 30 tháng 4, Tp. Đà Nẵng Tel: 84 511 3655 886 Fax: 84 511 3655 887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: www.aac.com.vn Chi nhánh: Tòa nhà Hoàng Đan (Tầng 4) 47-49 Hoàng Sa, Quận 1, Tp. HCM Tel: 84 8 3910 2235 Fax: 84 8 3910 2349 Email: aac.hcm@aac.com.vn 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (thành viên của PrimeGlobal) trước đây là một trong năm công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập từ tháng 4 năm 1993 và tái cơ cấu vào tháng 3 năm 1995.
Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ DN Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế
PrimeGlobal- một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Hiện nay AAC có văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và có đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. AAC trên 100 nhân viên chuyên nghiệp. Trong đó có 28% là kiểm toán viên
(KTV) cấp quốc gia (CPA), 10% có bằng quốc tế về kế toán, kiểm toán, luật và trên đại học. Theo công bố của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) từ năm 2009 đến nay, AAC luôn nằm trong nhóm 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 130 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam.
Hiện tại AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 700 khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng của AAC là các DN và tổ
chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Trong đó, có 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, 80 công ty đại chúng, 50 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức và dự án quốc tế; hơn 150 Ban Quản lý các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) chuyên ngành và khoảng hơn 400 công ty thuộc các loại hình DN khác.
2.1.3. Các dịch vụ chuyên ngành của công ty
Các dịch vụđược được công ty cung cấp:
• Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo; • Dịch vụ tư vấn thuế; • Dịch vụ tư vấn kế toán; • Dịch vụ tư vấn tài chính - đầu tư; • Dịch vụđào tạo và hỗ trợ tuyển dụng; • Các dịch vụ chuyên ngành khác.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận và phòng ban được trình bày tại Hình 2.1:
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Công ty năm 2013)
Hình 2.1: Tổ chức các bộ phận – phòng ban trong Công ty
Chức năng, nhiệm vụ chính của các bộ phận và phòng ban như sau:
•TổngGiám đốc: chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Công ty.
•Phó Tổng Giám đốc phụ trách phòng BCTC và khối XDCB: bộ phận kiểm toán BCTC sẽ được quản lý bởi hai Phó Tổng Giám đốc BCTC, bộ phận kiểm toán XDCB sẽ chịu sự quản lý bởi Giám đốc khối và hai Phó Tổng Giám đốc XDCB. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lên kế hoạch, điều hành và quản lý các phòng ban đã được giao; thực hiện việc soát xét và ký báo cáo kiểm toán; rà sót việc thực hiện các hợp đồng kiểm toán; tìm kiếm, thu hút khách hàng mới; thực hiện việc soạn thảo và ký kết hợp đồng; thực hiện việc đối ngoại trao đổi thông tin với khách hàng; chịu trách nhiệm chung về công tác tuyển dụng nhân sự; định kỳ thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh cho Tổng Giám đốc.
•Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC: chịu trách nhiệm thực hiện và đánh giá quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; giám sát chất lượng cuộc kiểm toán và tham mưu, đề xuất hoàn thiện công tác kiểm toán tại công ty.
• Bộ phận kiểm toán: thực hiện công việc kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng, Ban Tổng Giám đốc; thiết lập kế hoạch kiểm toán, trao đổi thông tin và thực hiện trực tiếp công việc kiểm toán với khách hàng; giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng; kết hợp với Phó Tổng Giám đốc về việc khảo sát, ký hợp đồng với khách hàng, thực hiện nghiên cứu về các chuyên đề
có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn; định kỳ báo cáo công việc cho Phó Tổng Giám đốc khối phụ trách.
• Bộ phận tư vấn đào tạo: thực hiện hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc có liên quan đến chuyên môn cho các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh; tham gia thực hiện các hợp đồng tư vấn thuế, tư vấn tài chính cho khách hàng có nhu cầu; tham gia thực hiện mở các lớp đào tạo thực hành kế
toán, kiểm toán, lớp kế toán trưởng; hỗ trợ các cấp quản lý trong việc tham khảo ý kiến chuyên môn về nghiệp vụ, luật pháp; cung cấp các văn bản pháp luật cho các bộ phận trong công ty và khách hàng.
• Bộ phận kế toán hành chính: tổ chức thu thập, xử lý thông tin, ghi chép số liệu và hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam; tổng hợp, lập nội bộ theo nhu cầu Ban Tổng Giám đốc và lập BCTC của công ty; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thu chi, quản lý việc sử dụng vốn và tài sản trong công ty; tham mưu, đề xuất các giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả; quản lý thực hiện và phổ biến các quy định trong công ty; quản lý, tổ
chức tuyển dụng nhân sự, lập kế hoạch đào tạo nhân viên; theo dõi việc thi
đua trong công ty; định kỳ lập cáo nhân sự cho Tổng Giám đốc.
2.2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN
Công tác đánh giá thành quả hoạt động của Công ty thường được Ban Tổng Giám đốc thực hiện hàng năm. Để làm cơ sở thiết lập BSC nhằm đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty, trước hết ta sẽ xem xét thực trạng việc
đánh giá về thành quả hoạt động hiện nay dựa trên việc phân tích bốn phương diện: về hình hình tài chính; công tác quản lý và phát triển khách hàng; các quy trình kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh nội bộ bao gồm việc quản lý về chất lượng hoạt động kiểm toán; học hỏi, đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty như thế nào để rút ra các nhận xét và đưa ra các giải pháp hoàn thiện sẽđược đề cập trong Chương 3.
2.2.1. Phương diện tài chính
a. Tình hình tài chính tại Công ty
Theo cơ cấu về sơ đồ tổ chức, Kế toán trưởng có trách nhiệm tổng hợp số liệu về tình hình tài chính và báo cáo cho Tổng Giám đốc vào cuối mỗi quý và cuối năm tài chính. Đối với BCTC, thông tin quan trọng nhất mà Tổng Giám đốc theo dõi là chính là lợi nhuận đạt được trong kỳ kinh doanh. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của DN, cũng như những người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng mảng hoạt động, sự lãi, lỗ của DN có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư, cho vay của những người liên quan. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin về
doanh thu, chi phí (xem Hình 2.2) khi theo dõi qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho Ban Tổng Giám đốc, giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp, kịp thời có những phương án tối ưu nhằm điều chỉnh cho kế hoạch phát triển dài hạn của Công ty. Ngoài ra, BCTC còn là báo cáo phải nộp cho cơ quan thuế, cũng như một sốđối tượng khác như ngân hàng, chủ sở
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ2008-2013)
Hình 2.2: Kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế từ 2008-2013
Về doanh thu: hiện nay AAC đang thực hiện việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên ngành về kiểm toán, định giá, tư vấn thuế, tư vấn tài chính-kế
toán và đào tạo. AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ
nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như: Kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán,… Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu của Công ty đến từ hoạt động kiểm toán. Hình 2.1 thể hiện cơ cấu các loại hình doanh thu của Công ty từ năm 2008-2013. Xét về tỷ trọng các loại hình doanh thu, hoạt
động cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo, định giá và đào tạo chỉ chiếm khoảng từ 2-3% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, đây lại là mảng hoạt động quan trọng trong Công ty, vì ngoài hoạt động kinh doanh, bộ phận tư vấn đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc có liên quan đến chuyên môn cho các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh khác trong Công ty. Ngoài ra, theo Ban Tổng Giám đốc đây là một mảng kinh doanh mới, tiềm năng chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh và là một h ng phát tri n trong t ng lai c a Công ty.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu (tỷđồng) 18.150 24.740 30.250 33.180 37.620 35.270 Chi phí (tỷđồng) 16.160 21.960 27.050 29.480 32.400 32.250 Lợi nhuận sau thuế (tỷ
đồng) 1.490 2.290 2.400 3.050 4.220 2.270 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2008-2013)
Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu của Công ty từ 2008-2013
Về chi phí: Ngoài BCTC được lập định kỳ, Kế toán trưởng còn thực hiện phân loại các khoản chi phí và lập báo cáo quản trị chi phí theo từng nội dung, để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tốđang tác động đến hoạt động của Công ty. Các nội dung chi phí tại Công ty bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí công tác (công tác phí, lưu trú, tiền tàu xe,…), chi phí khấu hao tài sản và các khoản chi phí khác. Trong các nội dung chi thì các khoản chi lương, phụ cấp và thu nhập tăng thêm (chi cho cá nhân người lao động) chiếm 52% doanh thu (theo đơn giá tiền lương năm 2013).
b. Công tác đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty
Về mục tiêu:Công ty chỉđặt ra mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy có mục tiêu nhưng Công ty chưa đưa ra được các thước đo phù hợp để đánh giá thành quả và cũng không gắn mục tiêu này với chiến lược phát triển của Công ty. Mục tiêu tài chính của Công ty đơn thuần là nhiệm vụ của Ban Tổng Giám đốc.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BCTC (tỷđồng) 10.400 14.490 18.120 19.370 22.670 21.030 XDCB (tỷđồng) 7.490 10.050 11.750 12.780 13.930 13.490 Khác (tỷđồng) .270 .200 .380 1.020 1.020 .750 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000
Về công tác đánh giá thành quả hoạt động về mặt tài chính:Công ty chủ yếu quan tâm đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng năm. Việc phân tích này được thực hiện theo cách riêng của từng nhà quản lý, phương pháp phân tích chủ yếu vẫn là sựđánh giá về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đạt được qua các năm, từ đó làm căn cứ để đưa lên số liệu kế hoạch toàn công ty cho năm sau. Tuy nhiên, số liệu kế hoạch chỉ được xây dựng chung, là căn cứ đánh giá tổng quát hoạt động theo năm, số liệu kế hoạch không được phân bổ cụ thể theo từng phòng ban để đánh giá hoạt động đạt
được và xây dựng quy chế khen thưởng cho nhân viên. Về việc phân tích theo các chỉ số tài chính, Công ty chỉ quan tâm việc đánh giá khả năng thu hồi công nợ, tỷ suất sinh lời trên tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu. Bảng 2.1 cho chúng ta bảng số liệu các chỉ số tài chính như sau:
Bảng 2.1: Bảng chỉ số tài chính của công ty trong năm 2013 và 2012
Báo cáo các chỉ số tài
chính Công thức áp dụng Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch A. Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động
1. Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu/Phải thu khách hàng bình quân 4,21 4,45 (0,24) 2. Kỳ thu tiền trung bình 360 ngày/Vòng quay khoản phải thu 85 81 5
B. Hệ số khả năng sinh lời
1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế/Tài sản bình quân
8,5% 20,9% -12,4% 2. Tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH (ROE)
Lợi nhuận sau thuế /Vốn CSH
18,1% 25,6% -7,4%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Ban Tổng Giám đốc nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013 so với năm 2012 giảm sút rất nhiều. Cụ thể là lợi nhuận năm 2013 giảm đến 46,2% so với năm trước và là mức lợi nhuận đạt được thấp nhất kể từ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2013 số lượng hợp đồng kiểm toán
được đánh giá là giảm sút về số lượng và giá trị hợp đồng cũng không thể
tăng thêm làm cho doanh thu giảm 6,2%. Trong khi đó trong năm Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tòa nhà văn phòng, chi phí năm 2013 chỉ giảm 0,5%. Kết quả này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận đạt được của Công ty, ROA và ROE của Công ty cũng suy giảm đáng kể khi giảm lần lượt là 12,4% và 7,4%. Một yếu tố khác cũng được Công ty quan tâm đó là khả năng thu hồi công nợ, theo đánh giá từ Ban Tổng giám đốc thời gian thu hồi công nợ hiện nay khá chậm thường kéo dài gần 3 tháng, do đó nguồn chi trả chi phí trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng đầu năm thường là vay ngắn hạn. Với phương pháp
đánh giá hiện đang được thực hiện, tác giả chưa thể khẳng định thực trạng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán có đi theo đúng chiến lược của mình hay không.
2.2.2.Phương diện khách hàng
a. Tình hình khách hàng hiện nay tại Công ty
Hiện tại công ty đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 700 khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng của công ty là các DN và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, trong đó địa bàn chính của Công ty là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bảng 2.2 cho thấy thị
phần về khách hàng và doanh thu của Công ty so với toàn thị trường kiểm toán tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013 (VACPA, 2014).
Qua 5 năm hoạt động, trong hoàn cảnh khó khăn chung của ngành kinh tế hoạt động của Công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về doanh thu và số lượng khách hàng, giá phí khách hàng có tăng, giảm nhưng bình quân chung vẫn giữ ở mức ổn định. Tổng doanh thu năm 2010 là 30,25 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009, năm 2011 tăng 10%, năm 2012 tăng 13% và năm 2013 giảm 6% so với năm trước tương ứng. Xét về khách hàng năm 2010 là 591 tăng 2% so với năm 2009, năm 2011 tăng 26%, năm 2012 tăng 6%, năm
2013 giảm 6% so với năm trước tương ứng. Về giá phí bình quân một khách hàng năm 2010 tăng 19% so với năm 2009, năm 2011 giảm 13%, năm 2012 tăng 7%, năm 2013 không thay đổi đáng kể so với năm trước tương ứng.
Theo VACPA 2014, đến cuối năm 2013 có tổng cộng 134 công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam, tổng số lượng khách hàng là 33.592 đơn vị
và doanh thu toàn thị trường là 4.156,63 tỷđồng. Về AAC, thị phần về khách hàng của Công ty chiếm 2,22%. Tuy nhiên, nếu xét về tổng doanh thu, Công ty chỉ chiếm 0,85% doanh thu toàn thị trường và so với năm 2012 đã giảm đi 0,16%. Về giá phí của Công ty chỉ đạt 47,37 triệu đồng trong năm 2013 và