Các nhân tố chiến thuật được sử dụng trong giai đoạn này cũng chính là các nhân tố chiến thuật trong ván đấu Cờ vua.
Chiến thuật trong Cờ vua là tổ hợp một loạt các nước đi liên hoàn, có định hướng nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể tại tình huống nào
đó trong diễn biến ván cờ. Các nhân tố chiến thuật bao gồm: Tình thế bó
buộc; Sự đe dọa; Thời gian.
4.2.3.1. Tình thế bó buộc
- Là khi một đấu thủ sử dụng một loạt nước đi có định hướng (bao gồm cả thí quân) để buộc đối phương phải chống đỡ bằng các nước đi bắt buộc, dù những nước đi đó làm xấu đi tình thế hiện tại của mình.
- Ý nghĩa của tình thế bó buộc: là phương tiện củng cố và phát triển ưu thế động đã có thành ưu thế rõ rệt để tiến đến kết thúc ván cờ.
- Các định hướng chiến thuật trong tình thế bó buộc: nhằm chiếu hết Vua đối phương, đạt ưu thế hơn quân, đưa thế cờ về đơn giản và có
lợi cho mình, hay cứu nguy cho thế cờ với các dạng: Pát, chiếu vĩnh viễn, lặp lại nước đi.
- Phương tiện tạo tình thế bó buộc: đó chính là các đòn phối hợp liên hoàn, hoặc tổ hợp các nước đi “dồn ép”: nhằm gây căng thẳng cho đối phương. Việc sử dụng tổ hợp các nước đi định hướng như vậy gọi là
“Các đòn chiến thuật”.
4.2.3.2. Sự đe dọa
Tạo ra những mối đe doạ gián tiếp hay trực tiếp nhằm thu hút hay phân tán, giảm tải công lực của đối phương để thực hiện mưu đồ chiến
thuật. Cần nhớ: “Đe dọa đáng sợ hơn thực hiện”.
4.2.3.3. Thời gian
Thời gian trực tiếp (thời gian thực hiện ván đấu) và thời gian gián tiếp (temp).
“Trong trung cuộc, vấn đề cơ bản là sự phối hợp hoạt động của các quân. Và chính từ vấn đề này sẽ làm nổi bật điểm yếu của phần lớn người chơi cờ. Rất nhiều tay cờ tấn công chỗ này một quân đằng kia quân khác mà không có sự phối hợp nào cả để về sau rất ngạc nhiên khi thấy thế cờ của mình yếu hơn.”
Kh.R.Capablanca (VĐTG lần thứ III)