So sánh cờ vua với cờ tướng

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 103)

6.1.1. Những điểm tương đồng

- Cờ vua và cờ tướng cùng có gốc chung là chaturanga.

- Cùng là môn thể thao chơi trí tuệ, là tinh hoa trong tứ tuyệt “cầm,

kỳ, thi, họa”.

- Cả ngoài đời và trong Cờ vua, cờ tướng đều có luật pháp, luật chơi nghiêm ngặt (thể hiện với 3 chức năng chủ yếu: quy định, tổ chức và bảo vệ hiệu quả cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước).

- Mỗi bên có 16 quân.

- Quân tốt/chốt có số lượng đông đảo nhưng lại có năng lực thấp nhất. Nhiệm vụ của chúng là tuyệt đối phục lệnh và luôn dũng cảm tiên phong, lao lên phía trước mà không bao giờ thối lui.

- Vua hay Tướng đều ở vị trí trung tâm. Mục đích đều là bắt vua/tướng (chiếu bí/chiếu hết) của đối phương.

- Số thế cờ, số nước đi của Cờ vua, cờ tướng đều lớn kinh khủng, có thể nói nhiều như số vì sao trên trời. Theo công trình nghiên cứu “Computer Chinese Chess” của nhóm tác giả Shi-Jim Yen, Jr-Chang Chen, Tai-Ning Yang, Shun-Chin Hsu từ trường ĐHTH Đài Bắc, Đài Loan đã tổng hợp và đưa ra số nước đi của 2 môn này như sau:

Cờ vua: 10123, Cờ tướng: 10150

6.1.2. Những điểm khác biệt

Cờ vua Cờ tướng 1. Tư tưởng và mục tiêu

- Mục tiêu là thống nhất. - Mục tiêu là thôn tính, “bình

thiên hạ”.

2. Bàn cờ

- Không gian hẹp hơn với 64 ô. - Các quân di chuyển theo ô (giao nhau giữa cột dọc và hàng ngang).

- Không gian thoáng hơn với 90 điểm.

- Không hề có một ranh giới, khu vực giới hạn nào trên “chiến trường”.

(giao nhau giữa đường dọc và đường ngang).

- Giữa hai bên là một đường sông phân ranh, gọi là “Sở hà Hán giới”. Có khu vực giới hạn cung tướng, sĩ.

3. Lực lượng

- Mỗi bên có 6 loại quân: Vua (1),

Hậu (1), Xe (2), Tượng (2), Mã (2), Tốt (8), với 2 dãy cấu trúc quân lúc bắt đầu ván cờ.

- 4 loại quân trọng yếu là Hậu, Xe, Tượng, Mã.

- Quân Hậu, thể hiện sự tôn trọng của người phụ nữ, quyền lực chỉ sau vua và quyền năng trên tất cả, kể cả vua. Đây là điểm ưu việt của xã hội phương tây đối với nữ giới.

- Mỗi bên có 7 loại quân: Tướng

(1), Sĩ (2), Tượng (2), Xe (2), Pháo (2), Mã (2), Chốt (5), với 3 dãy cấu trúc quân lúc bắt đầu ván cờ.

- 3 loại quân trọng yếu là: Xe, Pháo, Mã.

- Không có Hậu mà chỉ có Sĩ như tầng lớp cận thần thái giám.

- Không có quân Pháo và quân Sĩ. - Pháo là loại quân đặc biệt vì có nước đi quân và ăn quân khác nhau.

4. Nước đi

- Vua đi thoải mái, khắp bàn cờ, có thể kết hợp dồn ép đối phương như một chiến binh thực thụ.

- Mã không bị cản, có thể đi bất kỳ về mọi hướng, thậm chí nhảy qua đầu các quân khác. Người phương Tây cổ súy cho thế giới tự do.

- Có 3 nước đi đặt biệt (nhập thành, ăn tốt qua đường và phong cấp).

- Tượng đi chéo bao nhiêu ô tùy chọn, như là một cung thủ.

- Tốt đi thẳng, ăn chéo.

- Tốt xuống hàng ngang cuối được phong cấp và có thể nhanh chóng thay đổi cục diện thế cờ.

- Khái niệm về dân trong phương Tây khoáng đạt hơn, nhân văn hơn. Một người bình thường có thể trở thành bất kỳ ai mà họ muốn và phấn đấu.

- Theo Napoléon Bonaparte: “Một

người lính không có khát vọng trở thành nguyên soái thì tốt nhất là đừng làm lính!”

- Khi bắt Vua không cần hô “chiếu”.

- Tướng bị giới hạn trong cung. 2 tướng không được phép đối diện nhau.

- Mã có nước bị cản. Nho Giáo phong kiến ngày xưa, kìm hãm sự phát triển người Đông Á. Khổng giáo chỉ bảo vệ cho vương công quyền quý.

- Không có các nước đi đặt biệt như trong Cờ vua nhưng có nước ăn quân của pháo là khác thường bằng cách nhảy qua đầu một quân khác bất kỳ.

- Tượng cờ tướng chỉ đi chéo (khoảng cách mỗi nước đi là 3 điểm), và chỉ quanh quẩn tất cả có 7 điểm đến ở phần sân nhà. - Chốt đi thẳng và ăn thẳng. Khi qua sông được phép đi ngang, thẳng và ăn ngang, thẳng.

- Chốt xuống hàng ngang cuối xem như mất tác dụng.

- Tốt trong cờ tướng chỉ là đại diện cho đám dân đen bị bắt đi lính.

- Theo chế độ phong kiến: “Con

vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”.

- Khi bắt Tướng phải hô “chiếu tướng”

- Khi hết nước đi (rơi vào thế pat) sẽ hòa cờ.

- Khi hết nước đi sẽ thua cuộc.

5. Giá trị các quân

- Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1đ, khi tiến đến hàng ngang cuối cùng = giá trị của quân nó phong cấp.

- Quân Mã = 3đ. - Quân Tượng = 3đ. - Quân Xe = 5đ. - Quân Hậu = 9đ. - Quân Vua là vô giá.

- Quân Chốt ở vị trí đầu tiên = 1đ. Quân Chốt khi đã qua sông = 2đ. - Quân Mã = 4,5đ.

- Quân Pháo = 5đ. - Quân Xe = 10đ.

- Quân tướng là vô giá.

6. Chiếu Tướng/Vua

- Khi đe dọa trực tiếp Vua chỉ im lặng, không cần thiết phải nói gì

- Khi đe dọa trực tiếp Tướng phải hô “chiếu” hoặc “chiếu Tướng”

7. Bí nước đi

- Bí nước đi (mà không bị chiếu) 

hòa cờ

- Bí nước đi (mà không bị chiếu

 thua cờ

6.2. CỜ VUA VÀ HỘI HỌA

Từ xa xưa, các họa sĩ đã thể hiện trên nền giấy hay nền vải những bức tranh sinh động và tuyệt vời về thế giới cờ?

Những nghệ sĩ giàu cảm xúc đã nhận ra những quân cờ là một xã hội thu nhỏ, mỗi một quân cờ có những tính cách thuộc về con người, tình huống trên bàn cờ thường xuyên biến động và đổi thay bởi vậy mỗi quân cờ sẽ có số phận riêng của mình, sẽ sống với cuộc đời riêng, đầy đủ vinh quang và cay đắng, có thể thăng hoa từ chú lính quèn thành bậc vương tôn mà cũng có thể ngã gục trước trận ngay từ giờ xuất quân.

Dưới con mắt nghệ thuật thì các ô cờ không chỉ là những ô vuông đen trắng xếp cạnh nhau một cách vô nghĩa, không hồn mà đó là những mảng sáng - tối đan xen giữa trắng và đen, là cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác xuất hiện trên mỗi bước đường đời không bao giờ bằng phẳng mà ở đó, những quân cờ, bất kể sang hay hèn, bất kể địa vị ra sao đều phải đi qua, đi từ đầu cho tới cuối cuộc cờ, nghĩa là đến cuối cuộc đời.

Nghệ thuật của cờ, tự thân nó đã rất cao quý và hội họa cũng vậy, đến một ngày nào đó tất yếu cả hai sẽ gặp nhau. Đó là những gì gọi là tinh túy của trí tuệ. Từ cảm hứng, mà hội họa cho ra đời những bức tranh kiệt tác. Các danh kỳ cũng vậy, họ đã thổi một luồng sinh khí cuộc đời vào các ván cờ tuyệt hay của mình để tạo nên những thế cờ bất tử cho hậu thế.

Hình 108. The Garden of Love (Finkenzeller 34)

(Nguồn: http://www.wikiwand.com/de/Meister_E._S.)

Ngay từ khi cờ xuất hiện, nhất là thời kỳ cờ xuất hiện ở châu Âu thì các họa sĩ đã mau chóng tìm thấy cảm hứng của mình ở trò chơi này qua những bức tranh xưa và những bức khắc chạm mô tả trong vườn tình yêu với hoa lá và chim chóc như trong cõi thần tiên.

Hội họa ngày càng phát triển và hình thành nhiều trường phái nhưng có lẽ không một trường phái nào là không có đề tài về cờ. Nếu các danh họa thời Phục Hưng vẽ chủ yếu về những bức chân dung các cuộc đấu cờ như đã nói trên, thì trường phái ấn tượng lại cho ra đời những kiệt tác về chiều sâu nội tâm thông qua quân cờ.

Hình 109. Tranh cờ thuộc trường phái ấn tượng

(Nguồn: https://www.pinterest.com/antmansgirl/check-mate/)

Sofonisba Anguissola, một nữ họa sĩ người Ý, được công nhận là một trong những họa sĩ nữ hàng đầu của thời kỳ Phục hưng. Bà đã dành hàng chục năm cuối đời mình để sáng tác những bức tranh về đề tài cờ nổi tiếng khắp thế giới, mang đầy những ngụ ý triết học sâu xa, màu sắc hài hòa với gam màu lạnh nhưng rất mạnh mẽ đã thu hút sự chú ý rất lớn của giới nghệ thuật.

Hình 110. Tranh các chị em chơi Cờ vua (Sofonisba - 1555)

Một trong những thể loại hội họa được những người chơi cờ ưa thích là những bức chân dung về các nhà chơi cờ, nhất là những bậc cao thủ, được vẽ ký họa bằng chì đơn giản hay những bức chân dung vẽ bằng sơn dầu công phu đã lột tả được cá tính mạnh mẽ, nội tâm phong phú và phong cách chơi cờ đặc sắc của từng người.

Hình 111. Tranh ký họa Cờ vua - Một ván đấu Cờ vua tại quán cà phê - bản vẽ của Thư viện ảnh Mary Evans

(Nguồn: https://fineartamerica.com/featured/a-game-of-chess-at-the-cafe-de-la-mary-evans-picture- library.html)

Có một bức tranh được rất nhiều người biết tới, đó là một bức tranh tường lớn có đủ 13 nhà vô địch thế giới với nhóm ngồi giữa là những nhà vô địch đương đại, một nhóm bên phải và một nhóm nữa đứng xa xa bên trái, mỗi người một vẻ nhưng đều mang tính cách thời đại của mình. Ở những hội trường thi đấu lớn, những cung Cờ vua nổi tiếng, những câu lạc bộ được nhiều người biết tới đều có dựng bức tranh này.

Hình 112. Bức tranh tường lớn có đủ 13 nhà vô địch thế giới

(Nguồn: http://systemecolle.free.fr/textes/les%20champions%20du%20monde/les_champions_du_monde_d.htm)

Hình 114. Nhà văn Heminway Nguồn:

Người Trung Hoa với trò chơi cờ Tướng đầy sức sống và mang rõ nét phong cách Á Đông cũng có những tác phẩm hội họa kiệt xuất về cờ. Nếu ở các triều đại văn hóa hưng thịnh xưa kia, người ta được chiêm ngưỡng những bức tranh thần tiên chơi cờ trên núi cao, bên bàn đá cạnh dòng suối nước róc rách chảy hay dưới bóng tùng bách nơi non xanh nước biếc, thì ở thời loạn vẫn có những bức họa vẽ những mưu sĩ, những danh tướng ngồi trước thế cờ như đang mưu tính thế sự cuộc đời. Ngày nay hội họa Trung Hoa khai thác cờ ở khía cạnh cuộc sống và số phận con người bình thường với một bút pháp điêu luyện và tinh tế, mang dáng dấp của trường phái trừu tượng.

Hình 113. Một bức tranh phong cách cổ xưa mô tả các bậc cao niên đang chơi cờ

(Nguồn: mannup.vn/co-vay-tinh-hoa-phuong-dong)

Bất chấp những họa sĩ có biết chơi cờ hay không, điều quan trọng là ở tâm hồn họ đã tìm thấy vẻ đẹp đích thực của cờ và nhận ra cờ là tấm gương phản chiếu cuộc đời.

6.3. CỜ VUA VÀ VĂN CHƯƠNG, THƠ CA

Có thể nói cờ là một đề tài không bao giờ cạn của các nhà văn, nhà thơ.

(Nguồn: https://www.https://www.telesurtv.net/news/cuba-legado-

ernest-hemingway-finca-el-vigia-20180628-0040.html)

Từ thời Trung cổ và Phục Hưng, những bản trường ca về cờ đã xuất hiện. Trong những thế kỷ tiếp theo, những truyện ngắn, những tiểu thuyết, những vở kịch, những bài thơ... lấy cờ làm đề tài lần lượt ra đời, tính tới nay có tới hàng trăm quyển... Các nhà văn, nhà thơ thường khám phá thế giới tinh thần, thế giới tình cảm sâu lắng của con người, tìm đến bản

chất của nó. Biết bao bậc đế vương đã bị văn chương lột hết áo mũ cân đai bề ngoài để hiện nguyên hình là những kẻ đầy dã tâm tàn bạo. Văn chương đã chỉ đường cho biết bao người từ trong tối tăm tìm thấy ánh sáng và niềm vui... Sự đồng cảm giữa văn chương và cờ là điều dễ hiểu, bởi cuộc chiến trên bàn cờ, số phận mỗi quân cờ sao mà giống cuộc đời. Và nếu nó như cuộc đời thì tất yếu nó sẽ được phản ánh vào văn chương. Mỗi một danh kỳ hay một người chơi cờ tài ba cũng thường có cuộc đời đầy biến cố, nếu kể ra ắt sẽ là những thiên tiểu thuyết khá ly kỳ.

Hình 115. Jonson và Shakespeare đang chơi cờ (1604)

(Nguồn: http://shakespeare.berkeley.edu/system/files/styles/large/private/images/ben-jonson-and-shakespeare- playing-chess-by-karel-van-mander-2402.jpg?itok=ArhrC0iI)

Rất nhiều những tên tuổi bất diệt của những con người tạo dựng nên nền văn chương thế giới, những con người đã cầm bút viết nên những tiểu thuyết, những vở kịch, những bài thơ... bất hủ cho nhân loại và cũng chính là những con người rất ham mê trò chơi này, coi đó là một thú vui, một sự say sưa của cuộc đời: Shakespeare, Volter, Dideroi, Russeau, Chervantes, Dante, Puskin, Dicken, Gơt, Becton Brech, Heminway, Xvai...

Hình 116. Lev Tolstoi cũng là tín đồ Cờ vua

Lev Tolstoi từng bộc bạch: “Tôi không thể sống mà thiếu cờ. Tôi yêu thích cờ vì đó là cách thư giãn, nghỉ ngơi tuyệt vời. Nó bắt buộc trí óc phải làm việc, nhưng đó là một cách làm việc rất đặc sắc.

Nhà thơ Nam Mỹ Pablo Nêruda viết: “Cờ là gì? Đó là một trong những chiến thắng của con người đối với chính bản thân mình. Đối với một số người, cờ là âm thanh, đối với mộtsố khác, đó là hội họa. Còn đối với tôi, cờ là bài thơ, bài thơ đấu tranh, bài thơ của trí tuệ, của ý chí.

(Nguồn: http://4.bp.blogspot.com/-RsnWiAF1jMo/T_mGGQJjnxI/ AAAAAAAACNg/AweKdLV44hg/s200/pablo+neruda+libros.jpg)

6.4. CỜ VUA VÀ NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

Humphrey Bogart là một nghệ sĩ trứ danh và cũng là một nhà chơi cờ thực thụ, người đã đóng bộ phim nổi tiếng “Casablanca”. Đóng phim và chơi cờ là hai thú làm ông say mê nhất trên đời. Tiêu chuẩn chọn bạn bè của ông là những ai chơi cờ xứng đáng ngang bằng ông và sành thưởng thức rượu vang. Những ván cờ ông chơi không chú tâm lắm tới chuyện thắng thua mà chủ yếu là tìm người tri kỷ. Họ đánh cờ tới khuya, tận huởng niềm khoái lạc khi khi tìm ra những nước cờ cao và uống trọn những niềm vui trí tuệ đó bằng những cốc rượu vang tuyệt hảo.

Hình 118. Humphrey Bogart vừa là nghệ sĩ trứ danh vừa là

một nhà chơi cờ thực thụ (Nguồn: https://www.theglobeandmail.com/life/relati onships/valentines-day/the-9-most- romantic-movies-of-all- time/article7533069/

Một ngôi sao màn bạc khác mà tên tuổi có lẽ ít người không biết tới: Marlon Brando, cũng là một người mê cờ có tiếng. Khi ông đóng bộ phim “Julius Caesar” thì chơi cờ là thú giải trí chính của ông. Thông thường, mỗi khi thấy ông, các nhà báo và nhiếp ảnh vây lấy ông để phỏng vấn, chụp hình. Nhưng gặp khi ông đang đánh cờ thì đừng hòng moi lấy ở ông nửa lời.

Hình 119. Ngôi sao màn bạc Marlon Brando là một người mê cờ

có tiếng

(Nguồn: ew.com/article/2015/.../marlon-brando-first- screen-test-clip/)

Một diễn viên nữa là John Wayne đã từng đánh cho một tay cờ lừng lẫy là William Windom một trận thua nhớ đời với tỷ số 6 - 0 trong một trận đấu tay đôi được nhiều người biết tới. Vì sao một diễn viên lại chơi cờ giỏi thế? Đến nay cũng chưa ai giải thích nổi, phải chăng bên trong của cờ và nghệ thuật điện ảnh có điều gì tương đồng?

Người ta lại càng ngạc nhiên hơn khi biết một cặp nghệ sĩ nữa là George Sanders và Zsazsa Gabor. Cả hai đều thích trò chơi trí tuệ và đầy

tính nghệ thuật này. Trong hồi ký của mình Sanders đã viết: “Khi chúng

tôi cùng đi hưởng tuần trăng mật, thú vui làm chúng tôi say sưa nhất là ở bên nhau và cùng chơi cờ.

Hình 120. Vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin) và Cờ vua

Ngoài ra còn có Bop Hope, con người vui nhộn này đã từng đánh cho Fischer thua xiểng liểng trong một pha trình diễn trên tivi. Hay một loạt nghệ sĩ tên tuổi khác như: Shirley Temple, Marlene Dietrich, Charlie

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 103)