Tình yêu đối với cờ

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 122 - 174)

Trong cờ chứa đựng tất cả những tình cảm lớn của con người: lòng say mê theo đuổi mục đích, tính cao thượng, lòng quyết tâm, tận tụy và một tình cảm không thể thiếu được trong đời sống loài người: tình yêu. Không phải ngẫu nhiên trong nhiều thế kỷ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa đã dành không ít trang để nói về tình yêu trong thế giới cờ.

Ở các nước châu Âu, Cờ vua được tiếp nhận không chỉ như biểu tượng chiến đấu mà còn như sự phản ánh cuộc sống mà trước hết là tình yêu. Tại đây đã xuất hiện một quân cờ cực mạnh và được tôn vinh xứng đáng (mà trước đó Saturanga không có), đó là Hoàng hậu. Trên bàn cờ giữa đám cận thần của Vua gồm các Kỵ sĩ, Cha cố (Bishop mà ta vẫn gọi là Tượng) và ba quân, nổi lên hình ảnh của một người phụ nữ độc nhất. Hoàng hậu với tình yêu vô bờ đối với đức Vua, khiến nàng có một sức mạnh vô biên bảo vệ cho chồng mình, không ngại cùng chồng xông pha trên khắp mọi nẻo của chiến trường và có không ít trường hợp với sự hy sinh anh dũng của mình nàng cứu Vua thoát hiểm hoặc đem về thắng lợi hoàn toàn cho đức lang quân.

Năm 1370, một tác giả vô danh đã viết bản trường ca “Cờ và tình yêu”. Trong đó, mỗi một nước đi được tiêu biểu cho một bước ngoặt trong tình yêu còn các quân cờ và các ô trên bàn cờ là biểu tượng cho

những phẩm chất khác nhau của con người. Có các ô “lòng nhân từ”,

ô “sắc đẹp, ngượng ngùng, cao thượng, mộc mạc,cởi mở, lịch

sự”...

Năm 1763, nhà thơ Anh William Jonh đã viết bài thơ lãng mạn của mình về nữ thần cờ Kaixa đã mô tả cuộc gặp gỡ của nữ thần với thần chiến tranh Mars và cả hai người đã cùng nhau chơi những ván cờ trong hòa bình và hạnh phúc.

Hình 131. Bức tranh “Vườn tình yêu” của Finkenzeller

(Nguồn: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/da/Gro%C3%9Fer_Liebesgarten_mit_Schachspielern.jpg)

Nhà đại văn hào Nga là Lev Tolstoi và nhà bác học hóa học Mendeleev đã kể lại rằng nhờ những ván cờ đầy thú vị thời trai trẻ mà các ông đã tìm được ý trung nhân của mình và sau đó đã trở thành vợ của các ông.

Hình 132. Tranh cờ truyền thống

(Nguồn: https://www.teacherspayteachers.com/Product/The-

Tempest-Act-5-Multiple-Choice-Quiz-3902573)

Hình 133. Tranh Francis I (Vua nước Pháp) và Marguerite (Nữ

hoàng xứ Navarre)

(Nguồn: www.heptameron.info/marguerite-de- navarre.html)

Đại kiện tướng cờ nổi tiếng người Đức là Tarras đã viết những

dòng đầy ý nghĩa: “Cờ giống như âm nhạc, như tình yêu, có thể làm cho

rất rõ niềm vui trong sự kết hợp những hiện tượng tuyệt vời này với đời sống của con người, và như vậy hạnh phúc như được nhân lên gấp đôi.

Mặc dù mắc bệnh nan y, cuộc sống chỉ còn tính khoản thời gian ngắn ngủi, Ianos Phles vẫn quyết định dùng những tháng ngày cuối cùng còn lại của đời mình để chứng minh khả năng của con người trong lĩnh vực Cờ vua bằng cách hạ quyết tâm sẽ phá kỷ lục từ trước tới nay về chơi cờ tưởng (chơi không nhìn bàn cờ). Ngày 16 tháng 10 năm 1960, tại thủ đô Budapest, kiện tướng hai mươi bảy tuổi này đã chơi cờ tưởng cùng một lúc với 52 người trên 52 bàn cờ. Trận đấu kéo dài trong mười bốn giờ liền. Mới được bốn giờ đầu thì người thông báo của hai bên đã ngất xỉu vì quá căng thẳng. Phải thay người thông báo khác. Còn Ianos vẫn nằm trên giường, giữ nguyên vẹn trong trí nhớ hàng nghìn nước đi biến động của hàng nghìn quân cờ trong cùng một lúc, bình tĩnh đọc từng nước đối đáp chính xác cho từng đối thủ ở mỗi bàn cờ, tạo ra nhiều thế trận ngoạn mục, tiến công dứt điểm và phòng thủ kiên cường. Ianos hầu như không để ý tới thời gian trôi qua. Anh đánh rất hào hứng từ đầu chí cuối. Kết qủa trận đấu phi thường này thật không ngờ: Ianos thắng 31 ván, hòa 18 ván và chỉ thua có 3 ván. Tình yêu đối với cờ quả là không giới hạn! Và rồi điều kỳ lạ nhất đã xảy ra: Sau trận cờ gần như hoàn toàn kiệt sức, các bác sĩ theo dõi bệnh tình của Phles ngạc nhiên vì bệnh anh không nặng thêm mà có phần thuyên giảm. Mãi 23 năm sau anh mới qua đời vì tai nạn ô tô bất ngờ ở London.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Câu 1. Anh (chị) hãy so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa cờ vua và cờ tướng.

Câu 2. Hãy trình bày khái quát một số lĩnh vực liên quan với cờ vua (hội họa, văn chương, thơ ca, nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, chính khách, tình yêu).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Tấn (2010), Thế giới Cờ vua,

(http://www.chessville.com/downloads/ebooks.htm).

THÔNG TIN TRÊN MẠNG

1. www.danhcotuong.org/9-khac-biet-thu-vi-co-vua-co-tuong/. 2. www.thanglongkydao.com/archive/index.php/t-6807.html.

LỜI KẾT

Cờ rèn luyện cho trí óc con người thêm phát triển, thêm linh hoạt và dẻo dai. Nó giúp cho con người biết tính toán hợp lý, lôgic, chính xác và dứt khoát, biết tìm ra cách giải quyết hay nhất trong số rất nhiều cách giải quyết khác nhau. Khi chơi cờ cần phải tập trung tư tưởng, đối với những tình huống gay cấn thì sẽ phải tập trung tư tưởng cao độ, qua đó sẽ tạo ra một thói quen quý trong đời sống của mình.Trong những lúc quân của hai bên cài vào nhau ở những thế phức tạp, rối ren, tính kiên nhẫn của người chơi sẽ được thường xuyên bộc lộ và trở thành một tài sản không vô ích chút nào trong cuộc đời. Một điều đặc sắc nữa khi giao đấu, người chơi cờ tập cho mình thói quen trung thực và công bằng. Để chiến thắng một ván cờ, cần hiểu rất rõ cái giá của nỗ lực bản thân. Sự gian lận, thủ đoạn... tự nhiên làm cho mọi người bất bình và khinh bỉ. Nếu thi đấu chưa thành công, người chơi nên tập chịu đựng, vì mình còn có những điểm chưa hoàn thiện, đó cũng là điều bình thường. Hãy theo phương

châm: “Thắng không kiêu, bại không nản” và nghe lời khuyên của

Capablanca: “Phần lớn các bạn chơi cờ không thích mình thua và cho

rằng thua là điều đáng xấu hổ. Đó là một quan niệm sai lầm. Ai muốn tự hoàn thiện mình cần phải nhìn nhận những ván thua là những bài học để rút kinh nghiệm, từ đó mà vươn tới phía trước”.

PHẦN BÀI TẬP

Cờ tàn

(Bài 1) Trắng đi trước – Hòa (Bài 2) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 5) Trắng đi trước – Thắng (Bài 6) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 9) Trắng đi trước – Thắng (Bài 10) Trắng đi trước – Thắng

Chiếu hết sau 1 nước

(Bài 13) Trắng đi trước – Thắng (Bài 14) Đen đi trước – Thắng

(Bài 17) Trắng đi trước – Thắng (Bài 18) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 21) Đen đi trước – Thắng (Bài 22) Đen đi trước – Thắng

Chiếu hết sau 2 nước

(Bài 25) Trắng đi trước – Thắng (Bài 26) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 29) Trắng đi trước – Thắng (Bài 30) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 33) Trắng đi trước – Thắng (Bài 34) Trắng đi trước – Thắng

Các đòn phối hợp

(Bài 37) Trắng đi trước – Thắng (Bài 38) Đen đi trước – Thắng

(Bài 41) Trắng đi trước – Thắng (Bài 42) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 45) Đen đi trước – Thắng (Bài 46) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 49) Trắng đi trước – Thắng (Bài 50) Trắng đi trước – Hòa

(Bài 53) Trắng đi trước – Thắng (Bài 54) Trắng đi trước – Thắng

Cờ thế

(Bài 57) Trắng đi trước – Hòa (Bài 58) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 61) Đen đi trước – Thắng (2 nước)

(Bài 62) Trắng đi trước – Thắng (2 nước)

(Bài 63) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 64) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 65) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 66) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 67) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 68) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 69) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 70) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 71) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 72) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 73) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 74) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 75) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 76) Trắng đi trước – Chiếu hết (2 nước)

(Bài 77) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 78) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 79) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 80) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 81) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 82) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 83) Trắng đi trước – Thắng sau 3 nước

(Bài 84) Trắng đi trước – Thắng sau 3 nước

(Bài 85) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 86) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 87) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 88) Trắng đi trước – Chiếu hết (3 nước)

(Bài 89) Trắng đi trước – Thắng

(4 nước)

(Bài 90) Trắng đi trước – Thắng (4 nước)

(Bài 91) Trắng đi trước – Thắng (4 nước)

(Bài 92) Trắng đi trước – Thắng (4 nước)

(Bài 93) Trắng đi trước – Thắng (5 nước)

(Bài 94) Trắng đi trước – Thắng (5 nước)

(Bài 95) Trắng đi trước – Thắng (5 nước)

(Bài 96) Trắng đi trước – Thắng (5 nước)

(Bài 97) Trắng đi trước – Thắng (6 nước)

(Bài 98) Trắng đi trước – Thắng (6 nước)

(Bài 99) Trắng đi trước – Thắng (6 nước)

(Bài 100) Trắng đi trước – Thắng (6 nước)

Phụ lục LUẬT CỜ VUA

PHẦN HAI - THỂ LỆ THI ĐẤU

ĐIỀU 1. ĐIỀU HÀNH THI ĐẤU

Để tiến hành giải thích của một tổ chức hoặc đơn vị nào đó người ta lập ra Ban tổ chức giải.

Ban tổ chức giải có nhiệm vụ:

1.1. Thông qua Điều lệ giải và dự thảo các điều khoản thực hiện. 1.2. Chuẩn bị mọi mặt thi đấu.

1.3. Chỉ định trọng tài, nếu cần sẽ thiết lập Ban Thanh tra, Ban Trọng tài và Ban giải quyết khiếu nại.

1.4. Giải quyết những vấn đề ngoài thẩm quyền quyết định của trọng tài nảy sinh trong quá trình thi đấu.

1.5. Xem xét báo cáo của tập thể trọng tài và tổng kết giải.

ĐIỀU 2. ĐIỀU LỆ GIẢI

Tất cả những điều khoản tổ chức giải ngoài Luật, phải bổ sung vào Điều lệ. Điều lệ cần ghi rõ những điều sau:

2.1. Mục đích, nhiệm vụ của giải.

2.2. Địa điểm, thời gian và hình thức thi đấu. 2.3. Cách thức xếp hạng

Ghi chú: Để phân định thứ hạng trong trường hợp bằng điểm nhau trong thi đấu cá nhân có thể giải quyết như sau:

- Thi đấu bổ sung

- Áp dụng hệ thống tính hệ số. - So sánh số ván thắng.

- Tính màu quân

- Bốc thăm.

Trong thi đấu đồng đội. - Thi đấu thêm.

- So sánh những trận thắng và hòa (trận thắng được tính 1 điểm, hòa được tính 1/2 điểm).

- So sánh hệ số - tổng số điểm toàn bộ các đối thủ của mỗi đội với nhau.

Đối với giải thi đấu cá nhân - đồng đội kết hợp thì phải xác định trước số ván tối thiểu đã chơi) trong khoảng từ 1/2 đến 2/3 số ván tối đa mà mỗi đấu thủ có thể chơi), để được phép tính vào xếp hạng cá nhân.

2.4. Kiểm tra thời gian.

Thời gian ấn định cho phép cứ 1 giờ phải đi 16, 18, 20 hoặc 24 nước. Lần kiểm tra đầu tiên có thể là 1 giờ hoặc 2 giờ. Lần kiểm tra sau thông thường là 30 phút hoặc 1 giờ. Trong trường hợp cần thiết khi thực hiện những ván hoãn đấu có thể thêm thời gian nhưng không quá 2 tiếng (đồng hồ) nữa và phải thông báo trước khi bắt đầu đấu tiếp.

Ghi chú: Hiện nay trong các cuộc đấu của FIDE thường áp dụng cách kiểm tra sau: mỗi bên 90’ để thực hiện 40 nước đầu, sau đó 30’ để hoàn thành ván cờ. Trường hợp sử dụng đồng hồ điện tử của FIDE thì áp dụng kiểm tra như sau: mỗi bên được 75 phút để hoàn thành 40 nước đầu, sau đó thêm 15 phút để hoàn thành ván cờ. Tuy nhiên sau mỗi nước đi đều được bổ sung giờ mỗi bên 30 giây.

Trong những giải phong trào, có thể đặt thời gian kiểm tra 01 lần cho toàn bộ ván cờ.

2.5. Đối tượng dự thi gồm:

Thành phần các đấu thủ (các đội), những ứng cử viên có thể tham gia, những yêu cầu về đẳng cấp, giới hạn tuổi…

2.6. Quyền hạn của những người thắng cuộc, phong cấp, khen thưởng. Điều kiện tiếp đón các đấu thủ, thời hạn và mẫu đăng ký tham gia, và những điều kiện khác.

2.7. Những yêu cầu khiếu nại, những thắc mắc về quyết định của trọng tài phải được viết bằng văn bản và được chuyển tới Ban Trọng tài.

ĐIỀU 3. TIẾN HÀNH ĐẤU TIẾP, SAU KHI HOÃN ĐẤU

3.1. Các đấu thủ có ván hoãn đấu đều phải có mặt tại phòng thi đấu trước khi tiến hành đấu tiếp ván cờ.

3.2. Trọng tài có thể giải quyết nhanh chóng nhất những ván hoãn đấu, hoặc cho ngừng những ván kéo dài thời gian (nếu cả hai đấu thủ đều còn hơn 5 phút đến thời gian kiểm tra), để giải quyết đấu tiếp những ván khác.

Đấu thủ phải chơi nhiều ván hoãn đấu có quyền nghỉ 15 phút giữa các ván (hoặc ván bị ngắt quãng).

3.3. Ván cờ được đấu tiếp không sớm hơn 1 tiếng tính từ khi hết thời gian ấn định lúc đầu.

3.4. Trước vòng đấu cuối cùng, theo quy định, tất cả những ván trước đó phải kết thúc. Nếu các ván hoãn không thể kéo dài đến trước vòng đấu cuối cùng hoặc đến lúc bế mạc, thì những ván đấu đó sẽ đưa ra đánh giá.

Ghi chú: hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức thi đấu có kết thúc ngay. Hình thức hoãn đấu rất ít khi được áp dụng.

ĐIỀU 4. KHÔNG TUÂN THEO QUY TẮC (VI PHẠM LUẬT)

4.1. Cuộc đấu được coi là bắt đầu từ thời điểm bấm đồng hồ trong vòng thứ nhất. Nếu trước đó, trong thành phần đấu có sự thay đổi, thì tiến hành bốc thăm lại.

4.1. Khi đấu thủ chơi ít hơn một nửa số ván quy định (kể cả những ván hoãn đấu) mà bỏ cuộc hoặc bị loại ra khỏi giải thì những kết quả ván đấu, kể cả những ván hoãn đấu, những ván không chơi sẽ không được tính để xếp hạng, nhưng những ván đã chơi chỉ được tính (đấu theo hệ Thụy Sĩ) để phong cấp.

4.3. Nếu đấu thủ bỏ cuộc, nhưng đã chơi từ 1/2 số ván trở lên, kể cả ván hoãn đấu, thì những kết quả sẽ được ghi lại, những ván không chơi bị ghi dấu (-) đối phương được ghi 1 điểm vào ván hoãn đấu hoặc dấu (+) vào những ván chưa đấu.

4.4. Những ván bị tính thua, do đến chậm hoặc vi phạm luật trong quá trình chơi vẫn được dùng để xếp hạng giống như những ván bị thua thực tế.

ĐIỀU 5. TRỌNG TÀI

Ngoài những nhiệm vụ quy định trong Điều 13 của Luật, trọng tài phải thực hiện những chức năng sau:

5.1. Tham gia vào công tác Tổ chức trong thời gian chuẩn bị giải (nếu có thể được) và trong thời gian diễn biến của giải (bắt cuộc).

5.2. Nếu cần phải nghiên cứu, xem xét theo sự đồng ý của Ban Tổ chức, những diễn biến và quy tắc bổ sung.

5.3. Họp các đấu thủ (trước giờ khai mạc) thông báo về Điều lệ, những quy định bổ sung, quy tắc, bốc thăm và họp bế mạc thông báo kết quả.

5.4. Giải quyết những đấu thủ vi phạm Luật hay bỏ ván, bỏ cuộc. 5.5. Thành lập Ban Giám khảo đánh giá những ván chưa hoàn thành.

5.6. Lập bảng thi đấu, tiến trình giải và nộp kết quả lên Ban Tổ chức giải.

5.7. Trong giải có kiểm tra thời gian đến hết ván, cho phép đấu thủ ngừng ghi biên bản khi còn 5 phút hết giờ. Trong trường hợp này luật chơi quy định trọng tài phải quan sát liên tục những ván này để quyết định hòa theo yêu cầu của đấu thủ đề nghị, nếu đối phương rõ ràng không tìm cách thay đổi tình huống trên bàn cờ một cách rõ rệt, mà chỉ tìm cách đánh cho đối thủ hết thời gian (rụng cờ).

ĐIỀU 6. SỐ LƯỢNG TRỌNG TÀI

Số lượng trọng tài tùy vào điều kiện tổ chức tuy nhiên nên cố gắng bố trí:

6.1. Với các giải quốc tế và quốc gia - một trọng tài phụ trách không quá 4 bàn, trong các giải địa phương và các cuộc thi đấu khác 6 bàn.

6.2. Ban trọng tài gồm: Tổng trọng tài, các Phó Tổng trọng tài, tổ trưởng trọng tài, các trọng tài và thư ký.

6.3. Số lượng trọng tài tối thiếu cho một cuộc thi đấu chính thức là 2 người.

ĐIỀU 7. CÁC HÀNH THỨC THI ĐẤU

Những hình thức thi đấu cá nhân và đồng đội thông thường là các vòng đấu theo các hệ: Vòng tròn, Svennhighen, Olympic, Thụy Sĩ có điều chỉnh, đấu đối kháng, vòng tròn đối kháng. Cho phép áp dụng những hệ thống thi đấu khác với điều kiện là các đấu thủ đều có quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 122 - 174)