Cờ vua và văn chương, thơ ca

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 110 - 112)

Có thể nói cờ là một đề tài không bao giờ cạn của các nhà văn, nhà thơ.

(Nguồn: https://www.https://www.telesurtv.net/news/cuba-legado-

ernest-hemingway-finca-el-vigia-20180628-0040.html)

Từ thời Trung cổ và Phục Hưng, những bản trường ca về cờ đã xuất hiện. Trong những thế kỷ tiếp theo, những truyện ngắn, những tiểu thuyết, những vở kịch, những bài thơ... lấy cờ làm đề tài lần lượt ra đời, tính tới nay có tới hàng trăm quyển... Các nhà văn, nhà thơ thường khám phá thế giới tinh thần, thế giới tình cảm sâu lắng của con người, tìm đến bản

chất của nó. Biết bao bậc đế vương đã bị văn chương lột hết áo mũ cân đai bề ngoài để hiện nguyên hình là những kẻ đầy dã tâm tàn bạo. Văn chương đã chỉ đường cho biết bao người từ trong tối tăm tìm thấy ánh sáng và niềm vui... Sự đồng cảm giữa văn chương và cờ là điều dễ hiểu, bởi cuộc chiến trên bàn cờ, số phận mỗi quân cờ sao mà giống cuộc đời. Và nếu nó như cuộc đời thì tất yếu nó sẽ được phản ánh vào văn chương. Mỗi một danh kỳ hay một người chơi cờ tài ba cũng thường có cuộc đời đầy biến cố, nếu kể ra ắt sẽ là những thiên tiểu thuyết khá ly kỳ.

Hình 115. Jonson và Shakespeare đang chơi cờ (1604)

(Nguồn: http://shakespeare.berkeley.edu/system/files/styles/large/private/images/ben-jonson-and-shakespeare- playing-chess-by-karel-van-mander-2402.jpg?itok=ArhrC0iI)

Rất nhiều những tên tuổi bất diệt của những con người tạo dựng nên nền văn chương thế giới, những con người đã cầm bút viết nên những tiểu thuyết, những vở kịch, những bài thơ... bất hủ cho nhân loại và cũng chính là những con người rất ham mê trò chơi này, coi đó là một thú vui, một sự say sưa của cuộc đời: Shakespeare, Volter, Dideroi, Russeau, Chervantes, Dante, Puskin, Dicken, Gơt, Becton Brech, Heminway, Xvai...

Hình 116. Lev Tolstoi cũng là tín đồ Cờ vua

Lev Tolstoi từng bộc bạch: “Tôi không thể sống mà thiếu cờ. Tôi yêu thích cờ vì đó là cách thư giãn, nghỉ ngơi tuyệt vời. Nó bắt buộc trí óc phải làm việc, nhưng đó là một cách làm việc rất đặc sắc.

Nhà thơ Nam Mỹ Pablo Nêruda viết: “Cờ là gì? Đó là một trong những chiến thắng của con người đối với chính bản thân mình. Đối với một số người, cờ là âm thanh, đối với mộtsố khác, đó là hội họa. Còn đối với tôi, cờ là bài thơ, bài thơ đấu tranh, bài thơ của trí tuệ, của ý chí.

(Nguồn: http://4.bp.blogspot.com/-RsnWiAF1jMo/T_mGGQJjnxI/ AAAAAAAACNg/AweKdLV44hg/s200/pablo+neruda+libros.jpg)

Một phần của tài liệu Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng Nguyễn Đức Thành (Trang 110 - 112)