Đường chuẩn tưởng tượng là gì?

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa thân vỏ và sơn ô tô Dương Tuấn Tùng; Nguyễn Lê Hồng Sơn (Trang 61 - 63)

2. Các ảnh hưởng của va chạm

4.3Đường chuẩn tưởng tượng là gì?

Do các kích thước trực tiếp như chiều dài, chiều rộng hay đường chéo là khoảng cách giữa hai điểm. Một trong hai điểm đĩ cĩ tác dụng là điểm tham khảo của phép đo. Tuy nhiên trong kích thước chiều cao hay kích thước phẳng, các phép đo, khơng cĩ điểm cĩ tác dụng như điểm tham khảo, nên phải tạo nên điểm tham khảo. Sơ đồ kích thước thân xe của Toyota dùng ba loại đường thẳng, được gọi là các đường chuẩn tưởng tượng, dùng để đo chiều cao, chiều rộng và chiều dài. Đường chuẩn tưởng tượng một dùng để đo chiều cao: 100mm thấp hơn phần dưới của tấm thép sàn xe (loại thân xe dạng vỏ).

Đường chuẩn tưởng tượng hai dùng để đo chiều cao: 300mm thấp hơn phần trên của dầm dọc khung xe giữa (loại thân xe dạng khung).

Đường chuẩn tưởng tượng dùng để đo chiều dài: một đường thẳng nối các lỗ chuẩn của sàn xe sau bên dưới tấm gia cố. Đường chuẩn tưởng tượng dùng để đo chiều rộng: là đường tâm của thân xe.

Các phương pháp đo thường dùng:

Đo giá trị tiêu chuẩn: là một phương pháp so sánh một giá trị trực tiếp (giá trị tiêu chuẩn) của các điểm đưa ra trong sơ đồ kích thước thân xe với các giá trị đo của các điểm tương ứng trên thân xe. Sự chênh lệch về kết quả được dùng để xác định mức độ hư hỏng và hướng của nĩ. Nĩ cĩ thể được dùng để đánh giá hư hỏng về khía cạnh chiều dài, chiều rộng, đường chéo và chiều cao. Nĩ cũng cĩ thể sử dụng để thực hiện phân tích ba chiều trạng thái của hư hỏng. Cĩ thể đạt được mức độ đặc biệt cao về độ chính xác của phép đo do các giá trị so sánh là các giá trị tiêu chuẩn.

Đo bằng các thiết bị đo đặc biệt: Được phát triển bởi các nhà sản xuất bộ kéo nắn khung xe, mỗi một loại thiết bị đo đặc biệt được thiết kế với một tính năng đặc biệt để đo các kích thước thân xe. Việc lắp đặt các dụng cụ và phép đo được thực hiện theo trình tự như sau:

Các phương pháp đo và đặc điểm: Đầu đo của thiết bị đo được đặt vào một điểm chuẩn và kết quả của phép đo kích thước, giá trị tiêu chuẩn được so sánh xác định mức độ hư hỏng. Cĩ loại cơ khí mà kích thước được

đọc trên thanh đo và cĩ loại điện tử mà các kích thước được phân tích bằng máy tính. Điểm đo mà đặt vào giá trị tiêu chuẩn cĩ thể được sử dụng như một điểm đỡ đơn giản cho chi tiết mới.

Loại lade:

Thiết bị đo: thiết bị đo đặc biệt cho bộ nắn thân xe.

Các phương pháp đo và đặc điểm: Các tia lade được chiếu lên các thanh đo hay gương đặc biệt được gắn vào các điểm khác nhau trên thân xe. Kết quả của phép đo kích thước và giá trị tiêu chuẩn được so sánh với nhau để xác định mức độ hư hỏng. Cĩ loại cơ khí mà các kích thước được đọc trên thanh đo và cĩ loại điện tử mà các kích thước được phân tích bằng máy tính.

Loại cĩ đồ gá:

Thiết bị đo: thiết bị đo đặc biệt cho bộ nắn khung xe.

Các phương pháp đo và đặc điểm: Đồ gá được đặt phía trên mặt bàn của bộ kéo nắn thân xe và mức độ hư hỏng được xác định dựa trên trạng thái lắp ráp của đồ gá và điểm tiêu chuẩn trên thân xe. Cĩ loại đồ gá đặc biệt được thiết kế đặc biệt cho các kiểu xe và cĩ loại đồ gá thơng thường mà vị trí lắp đặt của các chi tiết đồ gá và gĩc của chúng được cố định đến giá trị được chỉ rõ bởi kiểu xe. Đồ gá cĩ thể được sử dụng để định vị các chi tiết thay thế hay cho các thao tác chỉnh sửa thân xe.

Đo các kích thước chiều cao:

Kích thước chiều cao là khoảng cách được đo giữa các điểm tiêu chuẩn và đường chuẩn tưởng tượng. Đường chuẩn tưởng tượng là khơng nhìn thấy được trên xe do chúng là đường thẳng mà chỉ cĩ trong sơ đồ kích thước. Do đĩ khi tiến hành cơng việc thực tế, các đường chuẩn tưởng tượng phải được chuyển thành những vật cĩ thể nhìn thấy được. Bề mặt bên trên của bộ nắn khung loại bàn là mặt phẳng nên nĩ cĩ thể sử dụng như là một đường chuẩn tưởng tượng. Tuy nhiên, các kích thước chiều cao phải được chuyển đổi thơng qua việc tính tốn. Đo các đường chuẩn tưởng tượng và bề mặt trên của bộ chỉnh sửa khung xe là khơng cĩ cùng độ cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa thân vỏ và sơn ô tô Dương Tuấn Tùng; Nguyễn Lê Hồng Sơn (Trang 61 - 63)