Cách thức đo lường lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ứng dụng mô hình arima trong dự báo lạm phát việt nam (Trang 38)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Cách thức đo lường lạm phát tại Việt Nam

Việt Nam sử dụng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI để phản ánh lạm phát.

Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng CPI để phản ánh mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1998 (trước 1998, sử dụng chỉ số giá bán lẻ - RPI). Từ đó đến nay, số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng), 2009 (572 mặt hàng). Các mặt hàng trong rổ hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp 1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm.

Quyền số dùng để tính CPI cho thời kỳ 2009-2014 được xây dựng từ kết quả của Khảo sát mức sống hộ gia đình và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2008.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam được tính theo công thức Laspeyres ở phương trình (2.1) phù hợp với thông lệ quốc tế:

÷÷ ø ö çç è æ = = å å å = = = ® 0 1 0 0 0 1 0 1 0 * i t i n i i i i n i i t i n i t p p W q p q p CPI (2.1) Trong đó: 0 ® t

t i p : giá mặt hàng i kỳ tính toán t; 0 i p là giá mặt hàng i kỳ gốc; 0 i q : số lượng mặt hàng i kỳ gốc; 0 i W : quyền số cố định năm gốc.

Hàng tháng, Tổng cục Thống kê vẫn thường xuyên tính toán và công bố CPI đồng thời theo các gốc so sánh khác nhau là:

CPI hàng tháng so với tháng trước;

CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;

CPI hàng tháng so với cùng tháng (cùng kỳ) năm trước;

CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần và hiện tính theo năm gốc 2009).

CPI bình quân thời kỳ so với cùng kỳ năm trước.

Tại Việt Nam, tốc độ tăng của CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước được xem là tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên, cách đo lường này có những hạn chế sau:

- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: theo thông lệ quốc tế, CPI cả năm của hầu hết các nước được công bố là CPI của cả năm báo cáo so với năm trước.

- Sự biến động giá cả thị trường của một tháng nói chung là không thể phản ánh được sự biến động chung của giá cả một năm, vì giá cả thị trường nước ta thường biến động không giống nhau qua các tháng trong năm do tính thời vụ.

- Không tương thích về mặt thời gian trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

2.1.2. Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005

đến tháng 10/2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Hình 2.1: Tỉ lệ lạm phát (%) của Việt Nam giai đoạn 2005 - 10/2014.

Trong giai đoạn 2005-2012, lạm phát biến động trung bình vào khoảng 11.34%, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn. Đáng chú ý là, lạm phát trong hai năm 2008 và 2011 cao hơn hẳn và có diễn biến khá thất thường so với các năm khác. Lạm phát cả năm 2008 đạt đỉnh điểm 19.9%, cao nhất trong gần 10 năm qua. Năm 2011, lạm phát là 18.13%, mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Và, bắt đầu từ năm 2012, lạm phát lại được kiểm soát tốt ở mức 6.81%. và sang năm 2013 là 6.04%. Lúc này, nước có lạm phát cao nhất trong khu vực là Indonesia (8.32%), Việt Nam là một trong các nước kiểm soát lạm phát hiệu quả nhất. Lạm phát tiếp tục chiều hướng đi xuống rất nhanh cho đến nay. Việc lạm phát giảm trong năm 2013 và 10 tháng đầu năm 2014 đã phá vỡ quy luật “2 cao 1 thấp” ở các năm trước. Điều này cho thấy diễn biến phức tạp và khó đoán trước của lạm phát Việt Nam trong thời gian tới.

* Diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2008:

Series 1: Mức tăng của CPI tháng so với tháng trước (%).

Series 2: Mức tăng của CPI tháng so với tháng 12 năm trước (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Hình 2.2: Diễn biến CPI Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm so với tháng 12 năm trước được duy trì ổn định ở mức tăng dưới 10% trong 2 năm 2005-2006. Lạm phát trong hai năm này tuân theo quy luật vốn có của nó, đó là tăng vào quý cuối năm và quý I năm sau (đặc biệt là tháng 2), tăng ít hoặc giảm vào quý II và quý III. Từ năm 2007, lạm phát bắt đầu tăng mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng cao đến 12.6% vào năm 2007; nhưng vẫn chưa cao và bất ổn như năm 2008.

Đầu năm 2008, chỉ số CPI tăng ấn tượng 2.38%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 là 3.56% so với tháng trước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI cả nước đã tăng 18.44%, cao nhất so với mức tăng cả năm trong 15 năm qua kể từ năm 1993. Tuy có nguyên nhân của dịch bệnh làm nguồn cung

thực phẩm suy giảm cộng thêm tăng tiêu dùng do Tết Nguyên đán nhưng CPI nửa năm đầu 2008 vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Trong giai đoạn này, mặt hàng gạo tăng giá có ảnh hưởng khá lớn đến sự tăng CPI lương thực, thực phẩm nói riêng và CPI toàn nền kinh tế nói riêng. Do giá gạo trên thế giới liên tục tăng lên làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng, để kiếm lợi nhuận cao các thương nhân tranh nhau thu mua thóc gạo của nông dân khiến cho giá gạo tăng cao. Đến tháng 6/2008, giá lương thức tăng 57,22% so với tháng 12/2007. Bên cạnh đó, giá xăng tăng lên tới 19.000 đồng một lít (21/07.20008) kéo theo sự tăng giá nhiều mặt hàng như cước vận tải, giá rau xanh, thực phẩm chưa chế biến… Ngoài ra, giá phôi thép thế giới từ 600 đến 700 USD đã lên tới đỉnh cao 1.150 – 1.200 USD /1 tấn đẩy giá thép trong nước lên tới 19-20 triệu đồng/ 1 tấn. Những vòng tác động gián tiếp và tâm lý đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất thường. Bình quân tốc độ tăng CPI thời kỳ này đạt 2,48%/ tháng.

Song, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạm phát trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 là, do phải ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu nên nước ta thực hiện chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tỉ lệ bội chi ngân sách ở mức cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt xa tốc độ tăng GDP theo giá thực tế. Chính sách tài chính tiền tệ này cùng với các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nêu trên đã đẩy giá cả tăng cao đột biến.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã làm nền kinh tế trong nước đã có dấu hiệu chững lại và tốc độ tăng giá cũng đã giảm sút. Trong bốn tháng cuối năm 2008, kinh tế Việt đối mặt với những nguy cơ giảm phát. Tháng 9, CPI chỉ tăng 0.18%, nguyên nhân chính là giá gạo có những tháng giảm âm tạo lực kéo CPI, làm cho CPI giảm tiếp trong 3 tháng cuối năm. Trong bốn tháng cuối năm giá xăng giảm liên tiếp 10 lần.

Tiếp theo giá gas, giá dầu cũng giảm mạnh trong giai đoạn này, do giá cả thế giới giảm mạnh. Giá phôi thép ở thị trường thế giới mò đáy ở 270-280 USD/ tấn, làm giá sắt xây dựng trong nước có thời điểm chỉ còn 10 triệu đồng. Sau tháng 9 chỉ số giá tăng nhẹ 0.18%, thì ba tháng quý IV, chỉ số giá giảm liên tiếp: tháng 10 giảm 0.19%, tháng 11 giảm 0.76% và tháng 12 giảm 0.68%.

Tổng kết lại, tuy giá cả các tháng cuối năm đã giảm sút nhưng việc tăng đột biến của giá cả trong 6 tháng đầu năm đã làm lạm phát cả năm 2008 đạt đỉnh điểm 19.9%. Nền kinh tế Việt lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn trong năm 2008.

* Diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2009-2013:

Series 1: Mức tăng của CPI tháng so với tháng trước (%).

Series 2: Mức tăng của CPI tháng so với tháng 12 năm trước (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Hình 2.3: Diễn biến CPI Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Do ngay từ đầu năm 2009, Chính phủ đã triển khai các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều

hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức lạm phát năm 2009 không cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6.52%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6.88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta vừa đạt mức tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

Dựa vào Hình 2.3, năm 2009, chỉ số giá tăng nhẹ trong 11 tháng đầu năm (hầu hết dưới 1%, tháng 3 CPI giảm 0.17%). Chỉ số CPI tăng mạnh hơn vào cuối tháng 12, theo quy luật đây thường là tháng chi cho tiêu dùng tăng mạnh do người dân chuẩn bị cho tết Nguyên đán. Chi tiêu tăng đã đẩy chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 12 tăng 6.88 % so với tháng trước và tăng 4.57% so với năm 2008. Mặt hàng thực phẩm so với tháng trước không tăng mạnh nhưng so với năm 2008 lại có mức tăng cao 8.39%. Sức tăng của 2 mặt hàng này đã đưa chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 12 tăng mạnh ở mức 2.06%. So với năm ngoái, mức tăng này chênh cao 8.71%. Các nhóm hàng hóa khác cũng tăng, ngoại trừ nhóm Bưu chính viễn thông lại giảm 0.11% so với năm trước.

Sang năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát 2010 ở mức 5%, nhưng theo thông báo của Tổng cục thống kê công bố thì lạm phát năm 2010 lên tới 11.75%. Chỉ số CPI bình quân năm 2010 tăng 9.19% so với bình quân năm 2009. Trong năm 2010, chỉ số CPI có những chuyển biến tương đối phức tạp. Có tới một nửa số tháng của năm 2010 CPI tăng trên 1%, trong đó CPI tháng 9, tháng 10 và tháng 11 tăng gần 2%, mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên đến hơn 1,5%, khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm cao nhất đều được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12, trong khi đáy kéo từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ quanh mức 0%. Các mức tăng

CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2% cũng không phải quá bất thường, nhưng khác biệt trong năm nay lại rơi vào tháng 3, khi chỉ số CPI không chịu xuống mạnh như các năm trước. Tháng 3 bắt đầu với hàng loạt các đột biến làm cho chỉ số tiêu dùng tháng 3 tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Khởi động cho loạt nguyên nhân tác động này là việc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/2 đã công bố điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND tăng hơn 3% so với trước đó, đưa mức giá trần theo quy định lên 19100 VND/USD. Trong khi đó, nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý cũng chính thức được cho phép điều chỉnh lên mức giá mới, đồng loạt áp dụng từ ngày 1/3: giá điện tăng 6,8%, giá nước sạch tại thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 50%. Tiếp theo các diễn biến này, gas, xi măng, sắt thép… cũng kéo nhau tăng giá. Những nguyên nhân đó đã làm cho tình hình giá cả của cả nước không được cải thiện.

Bốn tháng cuối năm 2010, chỉ số CPI liên tục duy trì ở mức cao. Có tới 3 tháng đạt kỷ lục về cao độ. Chỉ số CPI tháng 12/2010 tăng 1.98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất các tháng trong năm này. Nguyên nhân của việc tăng CPI này trước hết là, sự gia tăng khối tiền tệ trong nền kinh tế. Theo nguồn từ Tổng cục thống kê thì trong lạm phát 11.75% năm 2010, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4.65%. Tiếp theo, nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố liên quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao như giá dầu thô, giá xăng, giá phôi thép… Bên cạnh đó dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở Miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn tới cung cầu hàng hóa. Giá lương thực, thực phẩm tăng do việc đưa giá lên tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nhân dân. Những nguyên nhân trên kết hợp với tỉ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát dẫn tới tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh trong quý IV.

Chỉ số CPI năm 2011 tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. CPI bình quân mỗi tháng trong năm nay tương ứng với mức tăng khoảng 1.4%, chỉ còn thấp hơn chút ít so với 2008. Lạm phát trong năm 2011 diễn biến khá phức tạp, thể hiện ở việc CPI tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng. Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0.36% và 0.39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0.53% so với tháng trước, song, vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 1.38% và 1.98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng 12 là tháng thứ năm liên tiếp trong năm 2011 có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Việc giảm tốc của CPI trong những tháng cuối năm 2011 là do Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội vào ngày 24/2/2011 trước đó. Năm 2011 khép lại với mức tăng 18.13%. của CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước. Đáng lưu ý là, lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy CPI. Chỉ số CPI bình quân năm 2011 tăng 18.58% so với bình quân năm 2010.

Năm 2012, CPI tháng 12 chỉ tăng 6.81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6.52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11.75% của năm 2010 và mức tăng 18.13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường, cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2.20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn

giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0.5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ứng dụng mô hình arima trong dự báo lạm phát việt nam (Trang 38)