7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Quan điểm chính sách và mục tiêu lạm phát của Việt Nam năm
khu vực do đó xu hướng lạm phát của Việt Nam sẽ không chỉ phụ thuộc vào nội tại kinh tế Việt Nam mà chắc chắn sẽ tăng giảm theo biến động của kinh tế của khu vực. Chỉ số lòng tin người tiêu dùng (CCI) là chỉ số có tính dẫn hướng cho CPI do giá tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào hành vi và niềm tin của người tiêu dùng. Lòng tin tiêu dùng lại phụ thuộc vào việc giá cả tăng như thế nào. Nếu giá tăng từ từ thì lòng tin người tiêu dùng cũng sẽ được củng cố. Do vậy, để biết xu hướng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới, ngoài kết quả dự báo từ mô hình ARIMA, ta cũng nên theo dõi Chỉ số lòng tin tiêu dùng của các nước ASEAN vì lạm phát của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế khu vực.
3.3.2. Quan điểm chính sách và mục tiêu lạm phát của Việt Nam năm 2015 năm 2015
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong 2 năm 2014 và 2015, mục tiêu tổng quát của nền kinh tế nước ta là “Kiên trì ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt mức tăng trưởng hợp lý; đẩy nhanh quá trình tái
cơ cấu kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt được nền tảng vững chắc để tạo đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo”. Mục tiêu lạm phát của nước ta trong năm 2014 là kiểm soát lạm phát dưới 7%. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 được Quốc hội thông qua, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2015 ở mức 5%, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6.2%, nợ xấu dưới 3%.
Các chính sách vĩ mô sẽ được thực hiện theo hướng thận trọng, linh hoạt có sự phối hợp chặt chẽ để kiểm soát lạm phát, nhưng đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm chi ngân sách, không tăng chi thường xuyên ngoài lương. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục thực hiện giá thị trường đối với xăng dầu, điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục... theo lộ trình phù hợp.
Ngoài ra, năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia một số hiệp định thương mại tự do mới, trong đó nổi bật là Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương… Đó sẽ là những điều kiện và yếu tố mới để hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, là cơ hội mới đối với doanh nghiệp trong nước; nhất là xét về khả năng hấp dẫn vốn quốc tế cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tác động không nhỏ đến lạm phát trong năm 2015 và các năm sau đó.