Kết quả dự báo lạm phát Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ứng dụng mô hình arima trong dự báo lạm phát việt nam (Trang 84 - 88)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.6. Kết quả dự báo lạm phát Việt Nam

Vì kết quả dự báo từ mô hình có độ tin cậy cao, nên mô hình vừa xây dựng được sử dụng để thực hiện dự báo điểm và khoảng tin cậy của dự báo cho giá trị của CPI ngoài mẫu từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015. Cũng tương tự như dự báo trong mẫu, ta đã chuyển dữ liệu CPI thành log(CPI) trước khi lấy sai phân bậc 1 trong quá trình xây dựng mô hình. Trong Eview, log là logarith cơ số tự nhiên e. Do đó, từ kết quả dự báo cho d_logCPI, ta chuyển dữ liệu về lại logCPI, rồi đưa về giá trị CPI qua công thức: CPI = elogCPI. Bảng 3.14 tóm tắt kết quả dự báo lạm phát Việt Nam các tháng từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015. Bảng 3.14: Kết quả dự báo lạm phát hàng tháng từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 ĐVT: % Tháng CPI (so với năm gốc 2009) Giới hạn dưới Giới hạn trên Tốc độ tăng CPI so với tháng 12 năm trước Tốc độ tăng CPI so với tháng trước 11/2014 160.14 153.37 167.21 2.85 0.16 12/2014 160.61 152.50 169.15 3.15 0.29 01/2015 161.23 151.77 171.28 0.39 0.39 02/2015 162.02 151.21 173.62 0.88 0.49 03/2015 162.16 150.03 175.27 0.97 0.09 04/2015 161.92 148.52 176.53 0.82 -0.15 05/2015 162.16 147.46 178.32 0.97 0.15 06/2015 162.39 146.40 180.13 1.11 0.14

Theo kết quả dự báo từ mô hình ở Bảng 3.14, lạm phát hàng tháng từ 11/2014 đến 06/2015 được kiểm soát không vượt quá 3.2%. CPI (so với năm

gốc 2009) của tháng 12/2014 là 160.61%, tăng 3.15 % so với tháng 12/2013 và CPI tháng 6/2015 là 162.39%, tăng 1.1 % so với tháng 12/2014.

Diễn biến của CPI trong các tháng tới vẫn tuân theo quy luật diễn biến của phần lớn các năm trước đó. Cụ thể, CPI trong tháng 2/2015 tăng 0.49% so với tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong các tháng và CPI tăng rất chậm, 0.09% so với tháng trước vào tháng 3/2015. Điều này có thể được lí giải, tháng 2 là tháng có Tết Nguyên Đán, tiêu dùng của người dân tăng mạnh, làm tổng cầu tăng nên đẩy mức giá chung lên cao, sang tháng sau, tổng cầu có xu hướng giảm nên CPI trong tháng 3 giảm hoặc tăng không nhiều.

Bên cạnh đó, vẫn có điểm đáng lưu ý là, mức tăng thấp nhất của CPI trong 6 tháng đầu năm 2015 không phải là tháng 3 như ở hầu hết các năm trước mà rơi vào tháng 4. Điều này khá giống với năm 2010. Trong cả hai năm này, CPI tháng 4 tăng thấp hơn tháng 3. Nguyên nhân có thể là do năm âm lịch trước đó là năm nhuận nên chu kỳ liên quan đến Tết Nguyên đán bị đẩy lùi 1 tháng.

Như vậy, tốc độ tăng CPI trong hai tháng cuối năm 2014 và nửa đầu năm 2015 được dự báo ở mức thấp. Năm 2014 sẽ khép lại với lạm phát dự kiến cho cả năm là 3.15%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và sẽ tiếp tục giảm trong năm tiếp theo, lạm phát sáu tháng đầu năm 2015 được dự báo vào khoảng 1.11%, thấp hơn cả mức lạm phát 1.39% trong sáu tháng đầu năm 2014.

So với các dự báo lạm phát của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế và trong nước được trình bày ở Bảng 3.15, kết quả dự báo của nghiên cứu này đưa ra con số lạm phát của Việt Nam năm 2014 và sáu tháng đầu năm 2015 thấp hơn.

Bảng 3.15: Kết quả dự báo lạm phát của Việt Nam do các tổ chức quốc tế và trong nước thực hiện Tổ chức công bố Năm 2014 Năm 2015 Mc tiêu ca Chính ph 7.0 5.0 ADB 4.5 5.5 WB 4.5 5.0 IMF 6.3 6.2 EY 6.5 6.0 UBGSTCQG 4.0

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các bài viết khác.

Trong báo cáo “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh”, Ernst and Young (EY, tháng 2/2014) đã đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2014 là 6.5% và năm 2015 là 6%.

Tháng 3/2014, ANZ dự báo lạm phát Việt Nam ở ngưỡng 7%-7.5%. Tuy nhiên, sau đó, ANZ đã điều chỉnh giảm mức dự báo lạm phát năm 2014 và 2015 tương ứng còn 6% và 6.8%. Lí do cho việc điều chỉnh này là nhu cầu tiêu dùng trong nước còn yếu, ANZ tin rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong 2-3 năm tới, đồng thời việc tăng đầu tư công để tăng niềm tin tiêu dùng cũng không đạt được hiệu quả.

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (tháng 3/2014), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã dự báo lạm phát của Việt Nam là 6.3% trong năm 2014 và 6.2% trong năm 2015.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại đưa ra kì vọng về lạm phát Việt Nam trong năm 2014 là khoảng 4.5% và năm 2015 là 5.5%. ADB đưa ra dự báo dựa trên nhận định nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm, nguồn cung thực phẩm cao và giá nhiên liệu toàn cầu ổn định.

Gần đây nhất, trong Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực Đông Á Thái Bình Dương (2014), Ngân hàng thế giới (WB) đã dự báo lạm phát Việt Nam trong năm 2014 là 4.5% và năm 2015 là 5%. Nguyên nhân là do nhu cầu nội địa thấp, nguồn cung thực phẩm dư thừa và giá xăng dầu thế giới ít biến động.

Tung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội quốc gia trên cơ sở phương pháp phân tích kịch bản đã đưa ra con số dự báo lạm phát trong năm 2014 là 6.24%-6.92% và năm 2015 là 6.36%-6.8%.

Trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội năm 2014 của Bộ kế hoạch và Đầu tư, dù mục tiêu đặt ra là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 7%, tuy nhiên theo Báo cáo Tình hình Kinh tế 10 tháng và tháng 10 năm 2014, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) nhận định rằng, nếu không có những biến động lớn về giá các mặt hàng cơ bản, thì lạm phát cả năm 2014 sẽ không quá 4%.

Nhìn chung, các tổ chức quốc tế và trong nước dự báo lạm phát Việt Nam năm 2014 và 2015 biến động quanh mức 4% - 6.5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ.

Kết quả dự báo từ nghiên cứu tuy thấp hơn so với các dự báo do các tổ chức quốc tế và trong nước thực hiện nhưng kết quả này phù hợp với nhận định lạm phát năm 2014 không vượt quá 4% của UBGSTCQG và phù hợp với diễn biến của lạm phát trong thời gian gần đây cũng như tình hình kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)(2014), giá dầu mỏ thế giới vẫn sẽ giữ xu hướng giảm sang đến năm 2015, nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ dầu thấp, trong khi sản lượng dầu từ đá phiến sét lại tăng lên. IEA nhận định, xuất phát từ dự báo lượng cung-cầu thì tình trạng gia tăng nguồn cung cấp mới gây sức ép lên giá dầu sẽ còn tiếp diễn trong sáu tháng đầu năm 2015. Giá dầu giảm giúp làm

giảm giá nguyên liệu đầu vào sản xuất nhiều ngành kinh tế, giảm giá vận chuyển hàng hóa,… giúp hàng hóa xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh hơn. Theo tính toán của ANZ (2014), tác động gộp của giảm 10% giá dầu trong 4 quý liên tiếp có thể giúp lạm phát giảm 2.6-2.7%. Ngoài ra, lạm phát năm 2014 và 2015 sẽ tiếp tục ổn định còn do các yếu tố: tổng cầu trong nước thấp nên tác động của yếu tố cầu kéo lên lạm phát là không đáng kể; các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát do giá dầu có xu hướng giảm như đã đề cập và giá cả hàng hóa thế giới cũng được dự báo ổn định trong năm 2015; xuất khẩu tăng, cán cân thương mại thặng dư, tỉ giá ổn định.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế có nhiều biến động có thể tác động đến lạm phát, nên việc dự báo lạm phát trong các tháng tới sẽ tồn tại những sai số nhất định. Song, kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh trong việc xây dựng kế hoạch phát triển cùng những giải pháp thích hợp để phòng ngừa và tối thiểu hóa thiệt hại do lạm phát gây ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ứng dụng mô hình arima trong dự báo lạm phát việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)