7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Một số khuyến nghị về chính sách
Mô hình nghiên cứu đưa ra dự báo lạm phát Việt Nam năm 2014 là 3.15% và 6 tháng đầu năm 2015 là 1.11%. Căn cứ vào quan điểm chính sách và mục tiêu lạm phát trong năm 2014, 2015 của nước ta đã nêu ở trên, ta thấy
lạm phát dự báo cho năm 2014 đưa ra thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát đã đề ra, và lạm phát dự báo cho nửa đầu năm 2015 tương đối phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 5%. Như vậy, nếu diễn biến của CPI tương tự như dự báo từ mô hình, thì việc kiểm soát lạm phát dưới mức 7% năm 2014 là chắc chắn thực hiện được và kiểm soát lạm phát khoảng 5% năm 2015 là điều không khó.
Từ phân tích trên, đề tài nhận thấy nếu CPI trong các tháng tới tăng thấp như kết quả dự báo của mô hình sẽ là điều đáng mừng và là tín hiệu tốt để triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước và thế giới luôn có những biến động không lường, mà trước mắt là việc tham gia một số hiệp định thương mại tự do mới của nước ta trong năm 2015 sẽ có thể làm thay đổi chiều hướng của lạm phát so với dự báo, nên ta không thể chủ quan trước diễn biến của lạm phát. Bên cạnh đó, nhìn lại quá khứ, ta thấy ngay sau khi lạm phát phần nào dịu bớt thì theo sau đó là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng và kết quả là lạm phát lại tăng tốc và ưu tiên điều hành chính sách lại được chuyển từ mục tiêu tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát. Thiết nghĩ, cần có sự thay đổi trong định hướng điều hành, cần thiết phải xem trọng hơn sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể tăng trưởng kinh tế không đạt mức cao nhưng bù lại tỉ lệ đó được duy trì ổn định qua các năm cùng với mức lạm phát mục tiêu phù hợp sẽ góp phần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Do đó, các giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế vẫn nên được thực hiện đồng bộ và đồng thời với các giải pháp kiểm soát lạm phát. Vì vậy, đề tài đưa ra các khuyến nghị sau:
* Khuyến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước:
tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức 5 đến 6%, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt, định hướng vào những ngành ưu tiên. Kinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy có thể duy trì mức lạm phát thấp mà vẫn có thể đạt được tăng trưởng cao liên tục trong một thời kì dài; Tránh nóng vội tăng trưởng nhanh bằng cách lạm dụng yếu tố tiền tệ, thiếu sự kiểm soát để dẫn tới lạm phát cao gây nên các cú sốc như giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Tăng dư nợ tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng. Để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích tiêu dùng, lãi suất cho vay cần giảm xuống. Song, vẫn chú ý điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát.
Kiểm soát tín dụng theo hướng tăng cường giám sát trong nội bộ ngành ngân hàng, hạn chế nợ xấu vì đây là những lỗ hổng làm lạm phát tăng cao. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng đều phải xây dựng đề án giải quyết và lộ trình giải quyết nợ xấu trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định và phê duyệt.
Tăng cường quản lí và thực hiện chặt chẽ, thận trọng về công tác cấp phép, mở rộng mạng lưới ngân hàng thương mại, gắn với việc tiếp tục triển khai tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, rà soát mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Lạm phát Việt Nam đang ở mức thấp và được dự báo sẽ duy trì xu hướng này trong năm 2015, trong khi USD đang tăng giá. USD mạnh lên do chính sách của FED, và nếu Việt Nam neo giữ tỉ giá thì sẽ tự động làm giảm mức độ cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các quốc gia khác. Mặt khác, hầu hết hàng hóa nguyên liệu được giao dịch trên thế giới đều bằng USD, khi USD mạnh lên thì giá hàng hóa giảm xuống dẫn tới lạm phát cũng giảm theo. Lạm phát giảm là điều kiện để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỉ giá.
Nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần thiết ổn định thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại tệ và bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, chống đô la hóa trong nền kinh tế.
Hoàn thiện phương pháp tính toán và dự báo các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán, dự báo các chỉ tiêu lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng một cách đồng bộ, có hệ thống và mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, cần nghiên cứu định lượng mối quan hệ và tính toán tỉ lệ thích hợp giữa các chỉ tiêu: lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng.
* Khuyến nghịđối với Chính phủ:
Khai thác tốt nhất các yếu tố tăng trưởng kinh tế, đó là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, nhập khẩu và sản xuất các loại máy móc, trang thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến, sử dụng tốt hơn nhân tố con người bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo bằng các chương trình tiên tiến, áp dụng các kỹ năng tư duy, kỹ năng quản lý và kỹ năng lao động gắn với nhu cầu thị trường.
Từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp về thực chất, theo hướng thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cần có giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất, tỉ lệ hàng tồn đọng cao của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí… hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng.
Sửa đổi đồng bộ các Luật như: Luật Dân sự, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở theo hướng đảm bảo quyền tài sản để tạo điều kiện rút ngắn thời gian phát mại tài sản đảm bảo, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, thúc đẩy hình thành thị trường mua bán nợ, thu hút thêm các nguồn lực mới vào thị trường bất động sản; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, tăng cầu đầu tư.
Ổn định giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả của các mặt hàng thiết yếu. Có những chính sách quy định rõ về giá cả các mặt hàng thiết yếu theo từng thời kỳ như quy định giá tối đa, tối thiểu, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… Ngoài ra cũng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá. Trong dịp Tết cổ truyền sắp đến, tiếp tục triển khai chương trình bình ổn giá là hết sức cần thiết nhằm góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.
Đẩy mạnh chống gian lận thương mại: đối với một số ngành cần phải xem xét vị thế độc quyền của doanh nghiệp để tránh trường hợp các doanh nghiệp cấu kết nâng giá làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Chống hàng giả, hàng lậu để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Lạm phát là hiện tượng xã hội liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, do đó cần tranh thủ sự đồng thuận tương đối của dư luận xã hội, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại các cơ quan và công chúng để có sự thông hiểu chung và thống nhất trong điều hành và kiểm soát lạm phát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Box-Jenkins để lập mô hình và dự báo lạm phát Việt Nam. Kết quả cho thấy mô hình phù hợp nhất là ARIMA(1; 1; 0)(2; 0; 2)12 đã loại bỏ biến SMA(12) cho chuỗi logCPI. Tốc độ tăng CPI trong hai tháng cuối năm 2014 và nửa đầu năm 2015 được dự báo ở mức thấp, không vượt quá 3.2%. Năm 2014 sẽ khép lại với lạm phát dự kiến cho cả năm là 3.15%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và sẽ tiếp tục giảm trong năm tiếp theo, lạm phát sáu tháng đầu năm 2015 được dự báo vào khoảng 1.11%, thấp hơn cả mức lạm phát 1.39% trong sáu tháng đầu năm 2014. Kết quả dự báo từ nghiên cứu tuy thấp hơn so với các dự báo do các tổ chức quốc tế và trong nước thực hiện nhưng kết quả này phù hợp với nhận định lạm phát năm 2014 không vượt quá 4% của UBGSTCQG và phù hợp với diễn biến của lạm phát trong thời gian gần đây cũng như tình hình kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới. Lạm phát được dự báo thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát năm 2014 và tương đối phù hợp với mục tiêu lạm phát năm 2015 sẽ là điều kiện để triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu và tăng trưởng kinh tế bên cạnh các giải pháp kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế có nhiều biến động có thể tác động đến lạm phát, nên việc dự báo lạm phát trong các tháng tới sẽ tồn tại những sai số nhất định. Bên cạnh đó, mô hình ứng dụng trong đề tài này chỉ dừng ở mức độ tiếp cận một phương pháp, một công cụ dự báo mới và còn một số vấn đề vẫn cần được chú ý khi sử dụng mô hình.
KẾT LUẬN
Kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu của chính phủ ta nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ lạm phát cao sẽ kéo theo sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây bất ổn trong nền kinh tế, đời sống người dân khó khăn. Do vậy, việc dự báo được xu hướng của chỉ số giá tiêu dùng, từ đó phản ánh lạm phát là rất cần thiết và có ý nghĩa cho các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.
Như đã trình bày, tình hình lạm phát của một nền kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ trong tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay. Và mô hình ARIMA đang xét chỉ thực sự có ý nghĩa khi chuỗi thời gian là tương đối ổn định. Dù vậy, mô hình cũng đã cung cấp được một xu hướng biến đổi tương đối hợp lý của lạm phát qua các tháng trong năm để phục vụ cho công tác dự báo.
Luận văn này được thực hiện với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về mô hình dự báo ARIMA, về tổng quan tình hình lạm phát Việt Nam, đồng thời áp dụng mô hình ARIMA cho việc dự báo lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] Nguyễn Văn Công (2011), Lạm phát và kiểm soát lạm phát tại Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] TS. Nguyễn Quang Dong (2002), Kinh tế lượng – chương trình nâng cao,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Vương Quốc Duy và Huỳnh Hải Âu (2013), “Dự báo lạm phát Việt Nam giai đoạn 8/2013-7/2014”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ,
30, trang 34-41.
[4] Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2014), Kinh tế lượng tài chính, Đà Nẵng.
[5] TS. Hà Quỳnh Hoa (2014), “Dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2014 và 2015”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8, sẵn có tại: http://kinhtevadubao.com.vn/phan-tich-du-bao/du-bao-tang-truong-va- lam-phat-nam-2014-va-2015-2234.html
[6] Nguyễn Trọng Hoài (2009), Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
[7] Nguyễn Trọng Hoài (biên dịch) (2001), Mô hình hóa và dự báo chuỗi thời gian trong kinh doanh và kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[8] Nguyễn Thị Hường (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và việc làm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Viện Kinh tế Phát
triển, Học viện CT-HCQG HCM, trang 66.
[9] TS. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[10] Bùi Duy Phú (2006), “Mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kì đổi mới”, Tạp chí Ngân hàng, 24, trang 3-6.
[11] Cao Hào Thi, Thục Đoan (2002), Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng, Bản dịch từ “Introductory Econometrics with Applications” của
Ramu Ramanathan, Chương trình giảng dạy kinh tế FulBright tại Việt Nam.
[12] TS. Nguyễn Thống (2000), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[13] Tổng cục Thống kê Việt Nam (2005-2014), các Thông cáo báo chí về Tình hình kinh tế-xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh:
[14] Aidoo, Eric (2010), Modelling and forecasting inflation rates in Ghana:
An application of SARIMA Models, School of Technology and Business
Studies, Dalarna University.
[15] Bowerman, B.L., and O’Connell, R.T. (1993), Forecasting and Time Series, 3rd Edition, Wadsworth, Inc.
[16] Gujarati, D. N. (1995), Basic Econometrics, 3rd Edition, Mc Graw-Hill. [17] Johnston, J. and Dinardo, J. (1997), Econometric Methods, 4th Edition,
Mc Graw-Hill.
[18] Muhammad, A.S., Shazia, S. and Mete, F. (2006), “Forecasting inflation in developing nations: The case of Pakistan”, International Research
Journal of Finance and Economics, issue 3, pp. 138-159.
[19] Nasiru, S. and Solomo, S. (2012), “Empirical approach to modelling and forecasting inflation in Ghana”, Current Research Journal of Economic
[20] Olajide, J.T., Ayansola, O.A., Odusina, M.T. and Oyenuga, I.F. (2012), “Forecasting the inflation rate in Nigeria: Box – Jenkins Approach”,
Journal of Mathematics, Vol. 3(5), pp. 15-19.
[21] Pufnik, A. and Kunovac, D. (2006), “Short-term forecasting of inflation in Croatia with Seasonal ARIMA Processes”, Working Paper, W-16, Croatia National Bank.
[22] Robert S. Pindycle, and Daniel L. Rubinfeld (1991), Econometrics models and econonic forecast, 3rd Edition, Mc Graw-Hill.
[23] Roland, F., George, O.O and Joseph, K.M. (2014), “Modelling the inflation rates in Liberia: SARIMA Approach”, International Journal of Science and Research, Vol. 3(6), pp. 1360-1367.
[24] Samuel, E.A. and Ferdinanad, A. (2011), “ARIMA approach to predicting inflation in Ghana”, Journal of Economics and International
Finance, Vol. 3(5), pp. 328-336.
[25] Sani, I.D. and Sarah, O.A (2013), “Short-term inflation forecasting models for Nigeria”, CBN Journal of Applied Statistics, Vol. 4(2). [26] William H. Green (2000), Econometric Analysis, 4th Edition, Stern
School of Business, New York University.
[27] Wiredu, S., Nasiru, S. and Asamoah, Y.G. (2013), “Proposed Automatic Seasonal Autoregressive Integrated Moving Average Model for forecasting rainfall pattern in The Navrongo Municipality, Ghana”,
PHỤ LỤC 1:
Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob
.|*******| .|*******| 1 0.961 0.961 108.03 0.000 .|*******| .|. | 2 0.922 -0.015 208.40 0.000 .|*******| .|. | 3 0.882 -0.034 301.11 0.000 .|****** | .|. | 4 0.843 -0.017 386.45 0.000 .|****** | .|. | 5 0.803 -0.023 464.67 0.000 .|****** | .|. | 6 0.764 -0.009 536.18 0.000 .|****** | .|. | 7 0.726 -0.017 601.31 0.000 .|***** | .|. | 8 0.687 -0.026 660.25 0.000 .|***** | .|. | 9 0.649 -0.019 713.30 0.000 .|***** | .|. | 10 0.612 -0.005 760.95 0.000 .|**** | .|. | 11 0.576 -0.013 803.54 0.000 .|**** | .|. | 12 0.542 0.006 841.65 0.000 .|**** | .|. | 13 0.508 -0.024 875.46 0.000 .|**** | .|. | 14 0.475 -0.017 905.25 0.000 .|*** | .|. | 15 0.441 -0.025 931.22 0.000 .|*** | .|. | 16 0.408 -0.011 953.71 0.000 .|*** | .|. | 17 0.376 -0.020 972.96 0.000 .|*** | .|. | 18 0.344 -0.011 989.29 0.000 .|** | .|. | 19 0.314 -0.005 1003.0 0.000 .|** | .|. | 20 0.287 0.012 1014.6 0.000 .|** | .|. | 21 0.263 0.018 1024.4 0.000 .|** | .|. | 22 0.240 0.008 1032.7 0.000 .|** | .|. | 23 0.220 0.009 1039.8 0.000 .|** | .|. | 24 0.202 -0.006 1045.8 0.000 .|* | .|. | 25 0.183 -0.016 1050.7 0.000 .|* | .|. | 26 0.165 -0.006 1054.8 0.000 .|* | .|. | 27 0.147 -0.009 1058.1 0.000 .|* | .|. | 28 0.132 0.005 1060.8 0.000