Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phàn phát triển thủy sản huế (Trang 48)

5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế triển thủy sản Huế

Tên công ty: Công ty Cổ phần phát triển Thủy Sản Thừa Thiên Huế Tên giao dịch: FIDECO

Địa chỉ: 86 Nguyễn Gia Thiều, thành phố Huế

Tel: (84.54) 3522401 - Website: www.huefdc.com.vn

Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế tiền thân là Công ty Phát triển Thủy sản Thừa Thiên Huế, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1618/QĐ-UB, ngày 24/10/1994 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hai cơ sở chính là 229 Huỳnh Thúc Kháng và 86 Nguyễn Gia Thiều, thành phố Huế.

Đến năm 1998, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh TT - Huế về việc chuyển đổi hình thức hợp tác kinh doanh sang đầu tư 100% vốn nước ngoài với nhiệm vụ chính là sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, dịch vụ giết mổ gia cầm, gia súc, đóng và sửa chữa tàu thuyền và các dịch vụ nuôi trồng thủy sản khác.

Đến ngày 30/11/2003, công ty Phát triển thủy sản TT Huế đã tiến hành cổ phần hóa, chuyển hình thức sở hữu sang CTCP và chính thức lấy tên là CTCP Phát triển Thủy sản TTH để giao dịch KD. Tên quan hệ quốc tế: Huế Fisheries Joint - Stock Company. Tên viết tắt: FIDECO, mã số thương mại: F.135.

Nguồn vốn hoạt động ban đầu (sau khi tách ra công ty cổ phần) chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng. Nhưng nhờ sự cố gắng và nhiệt tình trong công việc của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty nên đã dần dần đưa công ty vượt lên khó khăn và dần khẳng định mình trên thương trường. Từ số vốn ban đầu gần 2 tỷ đồng, qua một thời gian hoạt động công ty đã đạt được số vốn đáng kể. Từ một số lượng lao động khoảng 70 người vào năm 1998 thì đến năm 2015, công ty có hơn 500 lao động với thu nhập tương đối ổn định.

a. Cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh

- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

GIÁM ĐỐC P.TC-HC P.KINH TẾ XƯỞNG TÀU THUYỀN P. GIÁM ĐỐC XƯỞNG CHẾ BIẾN XƯỞNG CƠ ĐIỆN TRẠM DV GM - GS

BẢO VỆ VĂN THƯ

TẠP VỤ KẾ TOÁN - TÀI VỤ DOANH KINH

TỔ TT BÃI DÂU TỔ TT THUẬN AN DVỤ NGHỀ CÁ KHU CHẾ XUẤT PHÂN XƯỞNG SƠ CHẾ VẬN HÀNH SỬA CHỮA VẬN TẢI PX TINH CHẾ KD NỘI ĐỊA XNK KD THỐNG KÊ – ĐỊNH MỨC KT- KT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

b. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế được xây dựng dựa trên Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Ban giám đốc gồm một giám đốc và 1 phó giám đốc, ngoài ra còn có các phòng ban liên quan như phòng Tổ chức hành chính, phòng Kinh tế và các Xưởng tàu thuyền, xưởng chế biến, cơ điện và một trạm dịch vụ giết mổ gia súc

- Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật, quản lý và điều hành công ty, được HĐQT ủy quyền điều hành kinh doanh với mục đích không ngừng nâng cao lợi nhuận, kinh doanh có hiệu quả và hợp pháp.

- Phó giám đốc công ty: Là người tham mưu đắc lực cho giám đốc trong mọi lĩnh vực và thay mặt giám đốc kí kết hợp đồng khi giám đốc vắng mặt.

- Phòng Tổ chức hành chính (TC-HC):

+ Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự, tuyển dụng, các chế độ làm việc theo đúng quy định của nhà nước, đồng thời đề xuất các phương án sắp xếp lao động, bố trí việc làm.

+ Soạn thảo văn bản, quy định và quy chế của công ty. Tổ chức phát hành và lưu trữ các công văn đi và đến, phát hành báo chí, cung cấp thông tin trẻn website...

+ Thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác liên quan đến người lao động

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình hội đồng thi đua xét duyệt

+ Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, tham gia bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy của công ty và các đơn vị trực thuộc.

+ Hướng dẫn khách đến làm việc, tổ chức tiếp khách lịch sự, chu đáo. - Phòng kinh tế: gồm các bộ phận: Bộ phận kế toán- tài vụ kinh doanh nội địa, kinh doanh xuất nhập khẩu, có chức năng:

+ Bộ phận kế toán – tài vụ:

+ Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước về Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và luật kế toán.

+ Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán, về quản lý sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn và chi phí của đơn vị.

+ Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và chi phí của đơn vị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản, chi phí của đơn vị theo đúng chuẩn mực kế toán.

+ Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu phát sinh để quyết toán theo đúng niên độ kế toán.

+ Theo dõi công nợ, quản lý các chi phí phát sinh liên quan đến sửa chữa tài sản.

+ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, các định mức hao hụt… trình giám đốc phê duyệt;

+ Lập báo cáo quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và báo cáo hoàn thuế ( nếu có) theo quy định.

+ Trực tiếp tham mưu cho giám đốc về việc kí kết hợp đồng về tài chính ngân hàng, cân đối tình hình tài chính và cung cấp những thông tin chính xác nhất về hiệu quả sản xuất của mỗi kỳ báo cáo.

+ Định kỳ kiểm kê tài sản, tổng hợp số liệu và báo cáo, đề nghị xử lý ( nếu có).

+ Theo dõi, lưu trữ chứng từ theo quy định.

+ Bộ phận kinh doanh : gồm kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh nội địa và thống kê định mức kinh tế - kỹ thuật.

+ Thực hiện mọi chức năng liên quan đến việc quản lý kinh tế.

+ Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật. Giám sát quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu.

- Xương tàu thuyền: Chuyên đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân. Cung cấp các dụng vụ để phục vụ cho quá trình đánh bắt và thu mua.

- Xưởng chế biến:

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm sản xuất ra. + Quản lý sản xuất và điều hành công nhân.

+ Tham mưu với ban giám đốc về các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tiêu hao NVL, nhân công và các hao phí khác như: Điện, nước...

+ Không ngừng nâng cao kiến thức, tay nghề cho công nhân.

- Xưởng cơ điện: Phân công và bố trí lao động đảm bảo vận hành các loại máy móc thiết bị cho tốt, tổ chức phân công và điều hành đội xe, sửa chữa mọi hư hỏng của các loại máy móc, xe cô, điện nước..., tham mưu cho giám đốc và phòng kinh tế trong việc thiết lập và duy trì hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn lao động.

- Trạm giết mổ gia súc: Tổ chức các hoạt động giết mổ gia súc và quản lý tốt công tác vệ sinh an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.1.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế sản Huế

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung , toàn bộ công tác kế toán tập trung ở phòng kế toán của công ty . Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty tất cả đều có trình độ đại học, trong số đó có 3 người có kinh nghiệm làm kế toán trên 15 năm và gắn bó đồng hành với hoạt động kinh doanh của công ty từ ngày chuyển đổi cho đến thời điểm hiện tại.

Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2 : Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán như sau:

- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước GĐ công ty và các cơ quan pháp luật nhà nước về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp,. Giám sát, kiểm tra giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán tài chính của công ty, phân tích chỉ tiêu thống kê định kỳ, tập hợp các số liệu từ các bộ phận kế toán, nộp báo cáo cho cấp trên đúng thời hạn. Cân đối nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của công ty, quản lý chi phí, tính toán hiệu quả đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Đề ra kế hoạch tài chính phục vụ cho hoạt động của công ty trong những kỳ kế hoạch tiếp theo. đồng thời là kiểm soát viên tài chính của công ty có nhiệm vụ theo dõi chung về hoạt động tài chính, ngân hàng và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, phân công và kiểm tra các công việc nhân viên kế toán trong bộ phận.

- Kế toán thanh toán (Kiêm kế toán công nợ, kế toán tiền lương): ghi chép kịp thời trên hệ thống sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần hành các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán, phân loại tình hình công nợ (gồm nợ trung hạn, đến hạn và dài hạn) để quản lý tốt công nợ.

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN, CÔNG NỢ, TIỀN LƯƠNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG, TIỀN MẶT KẾ TOÁN VẬT TƯ, KHO BÃI, TSCĐ, TÍNH GIÁ THÀNH

- Kế toán vật tư, kho bãi,TSCĐ, tính giá thành: Phụ trách theo dõi toàn bộ hàng hóa trong công ty như: Nhập, xuất, tồn, mua bán, kiểm tra, giám sát lượng hàng hóa dư thừa, thiếu hụt, kém phẩm chất.Đồng thời theo dõi, quản lý tình hình sử dụng TSCĐ và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán ngân hàng, tiền mặt: Phản ánh tình hình tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, tiền vay của các đơn vị tại quỹ để chuyển vào tiền gửi ngân hàng hay nợ vay nhằm giảm tối đa về phần lãi phải trả cho ngân hàng. Hằng ngày phải báo cáo cho lãnh đạo về số dư tiền gửi, tiền mặt, tiền vay để lãnh đạo kịp thời theo dõi , chỉ đạo.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở những chứng từ hợp lệ như thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán thù lao cho công nhân viên. Ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ cuối ngày cùng chứng từ gốc nộp cho kế toán.

2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ

2.2.1. Chính sách kế toán hàng tồn kho

a. Phân loại hàng tồn kho của công ty

Hàng tồn kho của công ty bao gồm nhiều loại gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:

- Nguyên vật liệu: chủ yếu là các loại thủy hải sản như mực ống, mực nang, bạch tuộc, tôm , cá,...thu mua từ các huyện trong tỉnh về chế biến, ngoài ra công ty còn nhận gia công chế biến cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh khi học có nhu cầu.

- Thành phẩm: Gồm các sản phầm được chế biến từ mực ống như: sushi slice, Sugata, Sugata burn, geso, fillet , các sản phẩm chế biến từ mực nang như: Sashimi, slice, burn slice , các sản phẩm từ bạch tuộc: Whole, cooked ,

các sản phẩm từ tôm: HLSO, PTO, PUD, PD ,… và các mặt hàng khác được chế biến từ cá…

- Công cụ dụng cụ: gồm 2 nhóm, nhóm thứ nhất là các tài sản không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ như bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy điều hoà, cân, tủ lạnh, dụng cụ bằng inox….và nhóm thứ hai là nhóm công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thường được phân bổ trong thời gian ngắn hay xuất dùng một lần như: dao, kéo, rổ ….

Nguyên vật liệu và thành phẩm của công ty đều là những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn nên công ty cần quản lý chặt chẽ hàng tồn kho về số lượng cũng như chất lượng, nhất là hạn sử dụng của hàng tồn kho để kịp thời xử lý và sử dụng khi hàng tồn kho hết hạn.

b. Chính sách liên quan đến hàng tồn kho

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý hàng tồn kho đối với các loại nguyên vật liệu thủy hải sản, thành phẩm các loại và công cụ dụng cụ. Với phương pháp này công ty sẽ theo dõi và quản lý chặt chẽ được hàng tồn kho về vật chất và cung cấp thông tin kịp thời về hàng tồn kho.- Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho tại công ty bao gồm: giá mua, chi phí chế biến ban đầu và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên vật liệu công ty thu mua chủ yếu là thủy hải sản ở các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh, khi thu mua có phát sinh thêm một số khoản chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, hao hụt. Khi tiến hành thu mua thủy hải sản, công ty thường mua cả hồ, hoặc toàn bộ lô hàng nên thông thường có một số loại nguyên liệu không đảm bảo để chế biến như không còn tươi, hoặc nhỏ..., số này công ty sẽ loại ra. Qua trao đổi với kế toán công ty thì công ty quy định mức hao hụt là 2%.

- Phương pháp tính giá xuất kho: Khi xuất kho thủy sản cho chế biến công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty thu mua vào phụ thuộc vào mùa đánh bắt và sự biến động giá đầu mùa, cuối mùa so với giữa mùa nên để thuận lợi và đơn giản cho công tác kế toán, công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền.

Đối với công cụ dụng cụ thì theo như trao đổi với người phụ trách kế toán của công ty thì căn cứ vào thời gian sử dụng, công ty sẽ tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý. Đối với các loại công cụ dụng cụ như: bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy điều hòa, máy vi tính... thì sẽ phân bổ thời gian sử dụng khoảng 3- 5 năm. Đối với các loại như: khay, dụng cụ bằng inox..., áo quần bảo hộ lao động công ty tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý với thời gian từ 1-3 năm, đối với các loại như rổ rá nhựa, dao, thau nhựa... thì thời gian phân bổ dưới 1 năm.

- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Công ty chủ yếu sản xuất và chế biến các loại sản phẩm thủy, hải sản để xuất khẩu nên nguyên vật liệu chính là các loại thủy, hải sản tươi sống. Trong quá trình sản xuất, các loại nguyên vật liệu này sẽ được chế biến và đóng gói thành nhiều loại thành phẩm khách nhau theo đơn đặt hàng của khách hàng. Và giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm hoàn thành và các chi phí khác hầu như ảnh hưởng không đáng kể nên Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Giá trị nguyên vật liệu chính tham gia để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ không bao gồm giá trị phế liệu thu hồi từ nguyên vật liệu chính. Cụ thể, bảng 2.1 thể hiện số liệu về chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phàn phát triển thủy sản huế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)