GIẢI THOÁT VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI THOÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của ấn độ cổ đại (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIẢI THOÁT VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI THOÁT

2.1.1. Khái niệm giải thoát

Về tƣ tƣởng giải thoát, không phải chỉ có các trƣờng phái triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại mới nói đến vấn đề này mà hầu hết các tôn giáo đều có đề cập đến tƣ tƣởng giải thoát con ngƣời, phải chăng chỉ khác nhau về tên gọi. Trong đạo Cơ Đốc sử dụng từ “cứu rỗi” để chỉ sự giải thoát con

ngƣời kh i sự đam mê của thể xác, lầm l i của linh hồn để đi về với Thiên Chúa còn Phật giáo sử dụng từ “giải thoát” để đƣa con ngƣời rũ b mọi n i khổ đau nơi trần thế.

Theo tiếng Phạn, giải thoát là moksha, mukti. Theo các kinh sách triết học và tôn giáo cổ Ấn Độ, từ “giải thoát” có rất nhiều nghĩa, ngƣời ta có thể xem xét nó qua các mặt khác nhau nhƣ trạng thái, mục đích, phƣơng tiện và kết quả. Bên cạnh đó “giải thoát” cũng có thể xem x t nó ở bản thể luận hay

mặt nhận thức luận, mặt triết học, mặt tâm lý cũng nhƣ mặt đạo đức, tôn giáo. Trong cuốn Từ điển Phật học Hán – Việt khi bàn đến “giải thoát” có

viết: “Giải thoát có nghĩa là lìa bỏ mọi trói buộc mà được tự tại. Cởi bỏ sự

trói buộc của nghiệp, thoát ra khỏi khổ quả của tam giới. Còn là tên khác của Niết bàn, bởi vì dùng Niết bàn để lìa bỏ sự trói buộc. Còn chỉ tên gọi khác của Thiền định như tam giải thoát, bất tư nghị giải thoát. Thoát ràng buộc và được tự tại là đức tính của Thiền định” [Từ điển Phật học Hán – Việt, tập 2,

tr.495].

Hay trong Phật học từ điển, tác giả Đoàn Trung Còn cũng nói về “giải thoát” nhƣ sau: “Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói buộc của nghiệp lầm (hoặc nghiệp). Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới (dục

giới, sắc giới, vô sắc giới)…Giải thoát tức là Niết bàn, nó là thể Niết bàn, vì lìa tất cả sự trói buộc. Như sự giải thoát khỏi ngũ uẩn, từ sắc giải thoát tới thức giải thoát, kêu là năm thứ Niết bàn” [Phật học từ điển, tập 1, tr.597].

Trong nhiều cuốn sách “giải thoát” đƣợc dùng đồng nghĩa với “giác ngộ” Tuy nhiên “giải thoát” và “giác ngộ” không phải đồng nhất hoàn toàn.

Vì vậy, cần hiểu rõ khái niệm giác ngộ là sự thức tỉnh toàn diện về dòng vận hành của duyên khởi trong đời sống con ngƣời bao gồm cả tâm lý và vật lý. Do năng lực thức tỉnh toàn diện này mà con ngƣời có thể vƣợt qua những phiền não và kiến lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính mình. Năng lực thức tỉnh đƣợc chia làm các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao.

Một đời ngƣời tu hành chƣa hẳn đã tạo đƣợc cho mình một năng lực thức tỉnh toàn diện nghĩa là giác ngộ chân lý tuyệt đối vì nó còn phụ thuộc vào dòng nghiệp lực trong nhiều đời m i ngƣời. Khái niệm “giải thoát” trong hệ thống triết học phi chính thống nó bao hàm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc nh đến việc lớn. Khi nào con ngƣời vƣợt ra kh i những ràng buộc của các phiền não nhƣ tham, sân, si…trong đời sống của chính mình thì khi đó con ngƣời đƣợc giải thoát. Cho đến khi nào tâm thức của con ngƣời hoàn toàn không còn bị chi phối bởi các phiền não thì con ngƣời sẽ thực sự đạt tới giải thoát.

Thế nhƣng, để đạt tới giải thoát tối hậu đòi h i con ngƣời phải loại b tận gốc rễ các phiền não trong tâm thức của chính con ngƣời một cách hoàn toàn và triệt để, vì chính các phiền não là nguyên nhân của sinh tử luân hồi.

2.1.2. Vai trò của giải thoát

a. Đối với đạo đức

Tƣ tƣởng giải thoát của cả ba trƣờng phái Lokayata, Jaina, Phật giáo đều có ảnh hƣởng đến đời sống tinh thần của nhân dân ta, m i trƣờng phái có một mức độ ảnh hƣởng khác nhau, trong đó tƣ tƣởng giải thoát của Phật giáo

có vai trò quan trọng, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa dân tộc, chính vì vậy, việc củng cố và phát huy vai trò của Phật giáo có một ý nghĩa lớn đối với cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” hiện nay. Vì rằng, đối với tất cả ngƣời dân Việt Nam, dù có theo Phật giáo hay không đều ít nhiều hiểu tƣ tƣởng triết lý nhà Phật, bởi vì đó là một phần truyền thống của cha ông. Nếu muốn nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà không nghiên cứu Phật giáo và tƣ tƣởng giải thoát của Phật giáo thì sẽ không hiểu hết đƣợc bản chất của các nền văn hóa ấy.

Sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng giải thoát đến đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam đƣợc thể hiện khá rõ nét ở lĩnh vực đạo đức. Chính vì có nhiều điểm tƣơng đồng nên ngay từ khi đƣợc truyền bá vào Việt Nam đã đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận một cách tự nhiên dễ dàng. Đó là sự sẵn sàng hy sinh cho đạo lý, hƣớng tới sự hòa hợp toàn vũ trụ. Mọi ngƣời tìm thấy hạnh phúc khi đƣợc khai sáng cái tâm bằng các hoạt động phụng sự xã hội, phụng sự dân tộc và mọi ngƣời. Tƣ tƣởng giải thoát có ảnh hƣởng sâu đậm đến đạo đức của nhân dân Việt Nam và đã thích nghi với mọi biến đổi của xã hội để đứng vững trong lòng ngƣời dân.

Nếp sống của con ngƣời Việt Nam nghiêng về nội tâm, hƣớng nội. Ngày nay, sau khi đã trải qua nhiều mất mát, hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngƣời dân Việt Nam rất nhạy cảm trƣớc mọi niềm vui n i buồn của mọi ngƣời, sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với những ngƣời xung quanh. Dân gian ta có câu "hàng xóm láng giềng những khi tắt lửa tối đèn có nhau" có ý muốn nói tới sự đùm bọc, quan tâm chu đáo, chia sẻ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Đây là một nghĩa cử cao đẹp của con ngƣời Việt Nam. Cái nghĩa cử ấy, ngoài yếu tố truyền thống, phải chăng cũng có ảnh hƣởng từ giáo lý nhân sinh quan Phật giáo? Bởi vậy, trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, ngƣời Việt Nam đề cao và lấy cái tâm làm gốc,

thiên về tình cảm. Cho đến hiện nay, đối với nhiều gia đình ngƣời Việt Nam thì mƣời điều tâm niệm và mƣời bốn điều răn của Phật đƣợc xem là những giá trị đạo đức và đƣợc họ treo ở những nơi trang trọng nhất với ý muốn luôn nhắc nhở những thành viên trong gia đình phải sống theo những điều Đức Phật đã dạy.

Phật giáo với triết lý nhân sinh sâu sắc có ảnh hƣởng và góp phần đắc lực trong việc tạo nên nhân cách con ngƣời Việt Nam, hình thành và phát triển nhân sinh quan, đạo đức trong nhân dân ta. Triết lý ấy còn giáo dục con ngƣời phấn đấu tu dƣỡng để hoàn thiện mình, làm lành, lánh ác; thấy đƣợc cuộc sống của mình do chính mình làm chủ, vì vậy không chờ đợi ở một thế lực nào khác mà bản thân phải gắng sức luyện rèn để trở thành ngƣời tốt, có ích cho xã hội. Nó còn giáo dục con ngƣời sống biết hy sinh lợi ích, yêu thƣơng mọi ngƣời, thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân. Với quan niệm Phật tại tâm, nên tu Phật là tu dƣỡng đạo đức trong lòng của m i cá nhân. Vì vậy, đạo đức Phật giáo dễ đi vào lòng ngƣời.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng thì ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức đã có sự biến đổi. Trong cơ chế mới, con ngƣời cầu mong một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thì phải cầu may trong cuộc cạnh tranh để trở thành ngƣời chiến thắng, đây là nguyên nhân làm cho nhiều ngƣời tìm đến với tƣ tƣởng giải thoát. Ngƣời thì đi theo tƣ tƣởng giải thoát của trƣờng phái Lokayata, ngƣời theo trƣờng phái Jaina, ngƣời theo Phật, theo Thần với nhu cầu tâm linh của con ngƣời trong cơ chế thị trƣờng, họ cầu xin Thần linh, đức Phật phù hộ độ trì để có đƣợc cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thậm chí họ cầu xin cả những điều ngƣợc trái với giáo lý.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, ảnh hƣởng của các trƣờng phái triết học Ấn Độ, đặc biệt là tƣ tƣởng giải thoát vẫn có nhiều ý nghĩa tích cực làm hạn chế tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, ngăn

chặn sự suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội.

Sự tham gia của các giáo phái, đặc biệt là Phật giáo vào đời sống xã hội ngày càng thiết thực và đa dạng hơn. Hoạt động của các giáo phái đã tham gia tích cực vào các phong trào xã hội, nổi bật trong những năm vừa qua là hoạt động từ thiện của Phật giáo. Việc làm từ thiện của Phật giáo là một n t đẹp trong xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng với mặt trái của nó đã xô đẩy không ít ngƣời đến với chủ nghĩa thực dụng, với lối sống vị kỷ.

Những hoạt động từ thiện của Phật giáo là những n t đẹp trong xã hội, nhất là khi nền kinh tế thị trƣờng với mặt trái của nó đã xô đẩy không ít ngƣời đến với lối sống vị kỷ. Hiện nay, công tác từ thiện của Phật giáo rất đa dạng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: Chăm sóc ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, chăm sóc trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ em tàn tật; chăm sóc, ủng hộ bệnh nhân nghèo; chăm lo cho ngƣời nghèo; hoặc những nạn nhân do thiên tai, lũ lụt; nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc màu da cam và những nạn nhân của cơ chế thị trƣờng

Ngày nay, nhu cầu tâm linh của các tín đồ lại càng phong phú hơn bao giờ hết, các nơi thờ cúng cũng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày một cao của các tín đồ. Nhiệm vụ của các tăng ni là th a mãn nhu cầu tâm linh của các tín đồ ngày càng nhiều. Các nơi thờ cúng đó còn làm nhiều việc mà trƣớc đây không phải là công việc của họ nhƣ: bói toán, xem thẻ, sóc thẻ. Có thể nói, hình thức phục vụ tâm linh đã t rõ vai trò đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các tín đồ. Tất cả điều đó cũng đã nói lên biểu hiện sự tác động của cơ chế thị trƣờng tới hành vi đạo đức của tăng ni và tín đồ, qua đó một lần nữa lại khẳng định ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo, Lokayata, Jaina đến đạo đức của con ngƣời Việt Nam. Tuy vậy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo vẫn có ý nghĩa tích cực, đạo lý từ bi, tinh thần hiếu nghĩa, hiếu sinh đó ảnh hƣởng và thấm nhuần sâu sắc trong

tâm hồn ngƣời Việt. Còn trong cơ chế kinh tế mới này, ảnh hƣởng của các trƣờng phái mà nhất là đạo đức Phật giáo vẫn góp phần để làm lành mạnh con ngƣời, làm hạn chế tác động mặt trái của cơ chế kinh tế ấy, hạn chế, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong xã hội, hƣớng thiện cho con ngƣời, nếu chúng ta biết khai thác những giá trị tích cực của nó

b. Về tư duy

Lokayata, Jaina, Phật giáo, đều là những tôn giáo, nhƣng yếu tố tôn giáo và triết học luôn hoà quyện vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau. Trong đó yếu tố giải thoát của triết học Phật giáo đã có ảnh hƣởng lớn tới tƣ duy của ngƣời Việt Nam

Tiếp thu triết học Ấn Độ tƣ duy ngƣời Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học. Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của ngƣời Việt Nam thì Phật giáo là có ý nghĩa nhiều nhất. Hơn tất cả các học thuyết khác của phƣơng Đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con ngƣời, đó là sinh, lão, bệnh ,tử. Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con ngƣời mà nếu ai đó nhận thức đƣợc sẽ không sợ hãi trƣớc sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trƣớc cái chết. Nhiều nhà sƣ trong thời kỳ Lý – Trần đã có quan niệm nhƣ thế. Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc ,thụ, tƣởng ,hành, thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa. Tuy đối tƣợng đó là tâm và tính chất là duy tâm, nhƣng trong các yếu tố ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý; Từ sự vật khách quan(Sắc),Con ngƣời cảm thụ đƣợc(Thụ), Suy nghĩ(Tƣởng), Rồi đem thực hiện (Hành), và cuối cùng là biết (Thức).

Các trƣờng phái triết học Ấn Độ đã đƣa vào hệ tƣ tƣởng Việt Nam những quan niệm biện chứng, nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục không có gì là trụ lại mãi, không có ai là tồn tại mãi. Tuy nhận thức đó chỉ

nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tƣơng đối, chỉ thấy đƣợc cái vận động mà không thấy đƣợc các hình thức vận động sẽ đi đến chiều hƣớng bi quan buông xuôi, nhƣng mặt khác nhận thức đƣợc nhƣ vậy là cũng có chiều sâu, là thấy đƣợc phƣơng diện cơ bản của sự phát triển sự vật.

Tuy vậy, các trƣờng phái triết học Ấn Độ cũng có cũng có những hạn chế, ảnh hƣởng tiêu cực nhất định đến tƣ duy của ngƣời Việt Nam chúng ta. Chẳng hạn nhƣ Phật giáo chỉ thấy cá nhân con ngƣời mà không thấy tính cộng đồng xã hội của con ngƣời, chỉ thấy con ngƣời nói chung mà không thấy con ngƣời của giai cấp đối kháng, không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội, do đó không thấy đƣợc nguyên nhân khổ ải của con ngƣời, không thấy đƣợc sự cần thiết phải chống áp bức, bóc lột vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trƣờng hợp, bất lợi cho đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức.

Cùng với xã hội loài ngƣời, thực tiễn xã hội Việt Nam đang vận động biến đổi từng ngày, từng giờ k o theo đó là ý thức xã hội trong đó có ý thức tôn giáo cũng biến đổi cho phù hợp. Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng thái tình cảm, quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống của các tín đồ trong các giáo phái cũng thay đổi. Nhiều điều mà trƣớc đây họ thực hiện, thì ngày nay không đƣợc chấp nhận cũng là điều dễ hiểu.

Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, suy, nhƣng luôn luôn đi cùng dân tộc, gắn bó với đất nƣớc. Trong quá trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều biến đổi thích ứng với phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội của con ngƣời Việt Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, công cuộc đổi đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó đáng chú ý là sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng đã góp phần làm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, k o theo sự chuyển biến tích cực về chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, mặt trái kinh tế thị trƣờng cũng

là nguyên nhân của nhiều hiện tƣợng tiêu cực đối với đời sống xã hội. Tồn tại với tính cách là một những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam có sự biến đổi đáng kể để thích ứng với thực tiễn của đất nƣớc. Nhiều vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận thấy sự cần thiết phải thích ứng với tình hình mới của thời đại. Những hoạt động từ thiện, từ bi của Phật giáo là những n t đẹp trong xã hội nhất là khi nền kinh tế thị trƣờng với mặt trái của nó đã đƣa một số ngƣời đến với chủ nghĩa cá nhân.

Hạn chế lớn nhất của tƣ tƣởng giải thoát đối với tƣ duy của ngƣời Việt Nam là quan điểm duy tâm về các quan niệm xã hội. Quan điểm này không hƣớng cuộc sống của con ngƣời vào cuộc sống hiện thực mà lại hƣớng vào luân hồi, nghiệp báo, vào lực lƣợng siêu nhiên để mong đƣợc phù hộ, độ trì. Khi tƣ duy nhƣ vậy thì không cần khám phá tìm tòi, sáng tạo và hành động. Trong các trƣờng phái có ảnh hƣởng đến Việt Nam thì tƣ tƣởng Phật giáo đã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của ấn độ cổ đại (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)