6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1 Trƣờng phái Lokayata
Đông Ấn là vùng đồng bằng sông Hằng với điều kiện tự nhiên, khí hậu điều hòa, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, công, thƣơng mại và kỹ nghệ tạo nên những khu đô thị, những trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất trong nƣớc cũng nhƣ giao lƣu với bên ngoài, hình thành những tầng lớp điền chủ, đại công thƣơng làm chủ về kinh
tế, về tƣ tƣởng và sinh hoạt xã hội. Trên cơ sở đó đã nảy sinh những tƣ tƣởng triết học mới với những trƣờng phái triết học duy vật, vô thần. Họ cố gắng giải thích thế giới bằng các sự vật, hiện tƣợng của tự nhiên nhƣ nƣớc, lửa, không khí, đất..., phủ nhận linh hồn bất tử và đƣa ra các khái niệm, phạm trù của triết học. Đặc biệt trong các trào lƣu duy vật, vô thần, hoài nghi tôn giáo và thần linh ấy là trƣờng phái triết học duy vật Lokayata.
Lokayata cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tƣợng trong vũ trụ đều do bốn nguyên tố đất, nƣớc, lửa và không khí cấu thành. Chúng có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian để tạo thành vạn vật, kể cả con ngƣời. Tƣơng ứng với bốn nguyên tố là bốn nguyên tử đất, nƣớc, lửa và không khí tồn tại ngay từ đầu, không thay đổi và không thể tiêu diệt đƣợc. Mọi đặc tính của các vật thể đều phụ thuộc vào ch chúng là kết hợp của các nguyên tử nào, vào số lƣợng và tỷ lệ kết hợp của các nguyên tử, ý thức, lý tính và các giác quan cũng xuất hiện do sự kết hợp của các nguyên tử và sẽ mất đi khi sự kết hợp đó bị tan rã.
Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, họ giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc. Theo họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ thể; rời kh i nhục thể thì ngƣời ta không thể có ý thức. Khi con ngƣời chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi" cũng hết.
Trƣờng phái Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Chỉ có cái gì cảm giác biết đƣợc thì mới tồn tại. Các giác quan có thể tri giác đƣợc sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũng gồm các nguyên tố giống nhƣ các sự vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứng minh của kinh Veda đều là những phƣơng pháp sai lầm của nhận thức. Từ đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thƣợng đế, linh hồn.
Họ phê phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế
giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trƣơng hãy để cho mọi ngƣời sống, hoạt động, hƣởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của họ đƣợc gọi là "chủ nghĩa khoái lạc".
Về con đƣờng giải thoát, Lokayata là trƣờng phái duy vật triệt để và vô thần, khá xa lạ với tinh thần truyền thống tôn giáo của Ấn Độ nên họ đã phủ nhận thuyết "luân hồi" và "nghiệp", chế giễu "sự giải thoát".
Lokayata cho rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức, nhƣng lý tính không có tính chân xác. Nhận thức luận của Lokayata mang tính chất thuyết cảm giác, nó thừa nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Lokayata hoàn toàn phủ nhận thần thánh, thiên đƣờng, địa ngục và cuộc sống sau khi chết đã đƣa trƣờng phái này đến với chủ nghĩa khoái lạc
Triết học Lokayata, mang tính duy vật chủ nghĩa. Nó đƣợc trình bày trong chính kinh Veda, trong các sử thi và cả trong kinh sách của Phật giáo. Thuyết ấy tuyên bố rằng chỉ có thể biết là hiện hữu những cái ta có thể tri giác. Không có thế giới bên kia: chết là hết. Niềm tin vào những cái nhƣ thế bị xem là tƣởng tƣợng quái đảng. Không có bằng chứng hợp luân lý cho tính khả thi của cái không thể thấy; không thể dùng sự suy ra nhƣ một nguồn có giá trị của tri thức mới vì không thể chứng minh nó một cách vô điều kiện.
Chỉ nên chấp nhận sự suy ra nếu kết quả của nó ít nhất, về mặt nguyên tắc, có thể tri giác đƣợc. Nhƣng nhƣ Wener vạch rõ, sự giả định có tính duy vật chủ nghĩa cơ bản ấy, nghĩa là “cái gì không thể thấy thì không thể hiện hữu”, không thể tự chứng minh nó là đúng hoặc sai, do đó, nó vẫn chỉ là một yêu cầu siêu hình, một chọn lựa cách thức thông giải kinh nghiệm của m i ngƣời. Đối với triết thuyết duy vật chủ nghĩa ấy, ý thức thì đơn giản chỉ là kết quả của các thành tố hợp cùng nhau làm thành con ngƣời, giống nhƣ ngây ngất say rƣợu là kết quả của quá trình lên men trong một thức uống.
Ý tƣởng của Lokayata về bản ngã, có nhiều quan điểm khác nhau về bản ngã: Một số đồng hóa bản ngã, một cách đơn giản, với các thành phần vật chất đƣợc nuôi dƣỡng bằng thực phẩm, rất giống lối tiếp cận “Bạn chính là cái bạn ăn vào”. Một số đồng hóa bản ngã với năng lực nhận thức bằng giác quan; Trƣờng phái thứ ba đồng hóa bản ngã với sinh lực. Còn có một trƣờng phái nữa chấp nhận sự hiện hữu riêng biệt của tâm trí dù chính tâm trí cũng bị họ xem là có khả năng bị diệt vong.
Lokayata khởi xác đi từ niềm tin rằng bên kia cõi chết chẳng có gì sống sót, Lokayata chủ trƣơng ta nên hƣởng thụ khoái lạc tới mức cao nhất có thể đƣợc. Lokayata bảo rằng chuyện tế lễ và việc học h i các kinh Veda chẳng đạt tới cái gì cả. Do đó, tốt nhất nên để những cái đó cho những kẻ thiếu trí năng và thiếu đàn ông tính. Mặt khác, lời dạy của Lokayata quả quyết rằng việc theo đuổi khoái lạc không nên gây đau khổ cho kẻ khác. Vì thế, ngƣời theo Lokayata chống lại việc cúng tế súc vật và chiến tranh.
Cho tới nay, ngƣời ta vẫn chƣa tìm thấy văn bản gốc nào của Lokayata. Chúng ta chỉ biết tới triết thuyết này qua những n lực bác b nó của các trƣờng phái chính thống. Nó đƣợc trình bày khá đầy đủ trong các khảo luận triết học của Sankaracarya, có tên là Sarvasitdanta Sangraha, nghĩa là “Điểm qua tất cả các học thuyết”. Triết thuyết này bị các hành giả chỉ trích, nhƣng khó có thể nghi ngờ rằng nó đƣợc đại chúng ƣa thích nhất.
Tuy thế, khi tới phần xem x t Phật giáo, chúng ta sẽ thấy một giáo thuyết tự ngụ ý là Trung đạo. Có thể hiểu khái niệm đó bằng nhiều cách, hoặc nhƣ một cân bằng giữa lối sống xa hoa phóng đãng và chủ nghĩa khổ hạnh, hoặc giữa vĩnh cửu chủ nghĩa và hƣ vô chủ nghĩa, nhƣng dựa vào bối cảnh các nguồn gốc của nó, có lẽ đó là một trong những cách có liên quan tới lập trƣờng giữa chủ nghĩa khổ hạnh chính thống Ấn giáo và chủ nghĩa khoái lạc duy vật chất của Lokayata
Lokayata có điểm tƣơng đồng hiển nhiên nhất với khoái lạc chủ nghĩa của Epicurus, ở ch nó chấp thuận khoái lạc làm mục đích có giá trị cao cả trong cuộc sống. Thế nhƣng trong khuôn khổ những giới hạn đƣợc đặt ra trên con đƣờng theo đuổi sự sung sƣớng, thí dụ, không gây đau khổ cho kẻ khác, Lokayata còn có những điểm tƣơng đồng với đạo đức học duy thực lợi chủ nghĩa của Tây phƣơng.