7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Khái quát tình hình giáo dục phổ thông của thành phố Đà Nẵng
Nẵng trong giai đoạn vừa qua
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục phổ thông ở thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất biển và vùng quần đảo trên biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng là điểm nối các tuyến giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 1A, Đƣờng sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN và có hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế…tạo ƣu thế về vị trí địa lí để Đà Nẵng phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và giáo dục. Kinh tế thành phố Đà Nẵng hằng năm đều tăng trƣởng và phát triển nhanh. Giai đoạn 2011- 2015, GRDP ƣớc tăng bình quân 9,7 %/ năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 56,1 triệu đồng/ ngƣời, gấp 1,5 lần so với năm 2011, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, an ninh trật tự xã hội đƣợc bảo đảm, làm cho đời sống nhân dân ổn định có điều kiện lao động và học tập. Môi trƣờng văn hóa thành phố nhìn chung khá lành mạnh, thực hiện chƣơng trình thành phố “5 không”, “3 có”, “văn hóa văn minh đô thị”…
Những nhân tố nêu trên góp phần tích cực cho giáo dục ở Đà Nẵng ổn định và phát triển.
- Khái quát về tình hình giáo dục phổ thông của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, GD&ĐT thành phố Đà Nẵng từng bƣớc đƣợc phát triển một cách đồng bộ và toàn diện các ngành học và bậc học. Năm học
2015-2016, toàn ngành có 178 trƣờng mầm non, mẫu giáo và nhà trẻ, 98 trƣờng tiểu học, 59 trƣờng trung học cơ sở, 26 trƣờng THPT. Đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang thực hiện phổ cập bậc trung học. Cơ sở vật chất trƣờng học, sách, thiết bị, đồ dùng dạy học và những điều kiện khác có bƣớc phát triển quan trọng; đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình, nội dung, sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy.
Có 173 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (47.6%). Có 159 thƣ viện đạt chuẩn tăng, không còn phòng học 3 ca, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ ngày tiếp tục tăng, 55 trƣờng có phòng bộ môn đạt chuẩn chiếm tỉ lệ (50.9%). Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn: Mầm non 100% (trong đó có 76.7% trên chuẩn), trƣờng tiểu học có 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 92.79% giáo viên trên chuẩn), trƣờng THCS có 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 85.5% giáo viên trên chuẩn), trƣờng THPT có 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 27.78 % giáo viên trên chuẩn). Toàn ngành hiện có 10 tiến sĩ, 650 thạc sỹ, hơn 70 cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tham gia học cao học và nghiên cứu sinh bằng nguồn ngân sách và bản thân tự túc học phí [43, tr. 7]
Chất lƣợng giáo dục mầm non chuyển biến rõ rệt, chất lƣợng giáo dục phổ thông đƣợc củng cố, nâng cao, giáo dục không chính qui hoạt động tƣơng đối ổn định, thu hút và đáp ứng đáng kể nhu cầu học tập của nhân dân. Năm học 2013-2014, toàn thành phố có 7/7 quận, huyện có 100% xã phƣờng đạt chuẩn phổ cập trung học.
Quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục đƣợc mở rộng, tiếp tục ổn định và phát triển, phù hợp với các Đề án qui hoạch từng ngành học, cấp học và Đề
Án quy hoạch tổng thể ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.
Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng có những bƣớc ổn định và phát triển nhƣ vậy là đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp; có sự ủng hộ và phối hợp của ban ngành, đoàn thể, phụ huynh.
2.1.2. Thực trạng về chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng
Cấp Trung học phổ thông gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp trung học cơ sở và có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo tiếp thế hệ HS đã qua các cấp học trƣớc đó của nhà trƣờng phổ thông. Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung . Nói cụ thể hơn cấp học này một mặt chuẩn bị cho học sinh những tri thức kĩ năng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật để họ có thể tiếp tục học lên bậc học tiếp theo, mặt khác hình thành, phát triển cho họ hiểu biết về nghề phổ thông cần thiết trong cuộc sống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi có điều kiện tiếp tục học lên. Từ trên nền tảng đó mà phát triển các hệ thống phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nƣớc.
Thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 29-CT/TƢ ngày 26/11/2013 và chỉ thị 43-CT/TƢ ngày 25/12/2014 cuả Thành ủy Đà Nẵng và đặc biệt chƣơng trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 8 (khóa XI) về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành. Từ năm học 2013-2014 đến nay bậc Trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong các lĩnh vực, góp phần rất lớn vào nâng cao chất lƣợng giáo dục.
- Cơ cấu mạng lưới trường Trung học phổ thông
Cơ cấu mạng lƣới trƣờng Trung học phổ thông ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và đồng bộ.
Bảng 2.1 Về cơ cấu, mạng lƣới trƣờng, lớp
Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Trƣờng 21 23 26
Lớp 719 724 725
Học sinh 30987 29608 28947
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng) Mạng lƣới trƣờng lớp tăng theo từng năm học 2013-2014 là 21 trƣờng, sang năm học 2014-2015 là 23 trƣờng và tổng số trƣờng trong năm học 2015- 2016 là 26 trƣờng. Số trƣờng Trung học phổ thông ngoài công lập tăng theo từng năm học từ 4 trƣờng năm học 2013-2014 lên 6 trƣờng năm học 2014- 2015 và gần đây nhất là 8 trƣờng. Qui mô trƣờng lớp đƣợc sắp xếp theo hƣớng đa dạng hóa, hoàn chỉnh và đồng bộ. Toàn thành phố có 8 quận huyện, bình quân mỗi quận huyện có 2 đến 3 trƣờng Trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi trung học phổ thông.
Chất lượng giáo dục
Chất lƣợng giáo dục giữ vững và nâng cao. Thể hiện rõ nhất là chất lƣợng văn hóa. Tỉ lệ học sinh lên lớp, đỗ tốt nghiệp và đậu vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng, số lƣợng học sinh giỏi tăng nhiều năm sau từng năm học.
Các bộ môn giảng dạy đúng qui định về chƣơng trình, số tiết, đúng phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt chuyên đề đƣợc các trƣờng tổ chức có chất lƣợng.
Bảng 2.2 Thống kê kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm
Sở
GD&ĐT Hạnh kiểm Học lực
Năm học Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2014-2015 74.2% 21.1% 4.1% 0.6% 11.8% 43.2% 38.2% 6.6% 0.4%
2015-2016 76.67% 19.8% 3.06% 0.46% 14.43% 44.16% 35.16% 5.94% 0.31%
(Nguồn: Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng) - Số học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia lớp 12 tăng theo từng năm. Năm học 2013-2014 có 59 học sinh, 2014-2015 có 48 học sinh và 2015-2016 với 49 học sinh
Bảng 2.3 Bảng thống kê các giải học sinh giỏi Trung học phổ thông Năm học Bộ môn Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK
2013-2014 10 1 17 21 20
2014-2015 10 13 17 18
2015-2016 10 1 10 19 19
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng) Trong những năm học qua học sinh giỏi thành phố đạt đƣợc thành tích rất cao. Tiêu biểu có hai em Vƣơng Nguyễn Thùy Dƣơng đạt Huy chƣơng Bạc môn Toán và Lê Thị Nguyệt Hằng đạt huy chƣơng Bạc môn Sinh học tại kì thi Olympic quốc tế. Kì thi Olympic truyền thống 30.4 lần thứ 20 trƣờng THPT chuyên Lê Quí Đôn xếp giải ba toàn đoàn.
Bảng 2.4 Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Tỉ lệ 98,41 % 84,88% 85,36%
Năm học 2013-2014 tỉ lệ tốt nghiệp tiếp tục đƣợc giữ vững, có 4 trƣờng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%: Trƣờng THPT Phan Châu Trinh, THPT Hòa Vang, THPT Cẩm Lệ và THPT chuyên Lê Quí Đôn. Năm học 2015-2016 số học sinh đỗ tốt nghiệp tăng 0,16 so với năm học 2014 - 2015
-Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp ngăn chăn học sinh bỏ học theo chỉ thị 24-CT/TU; triển khai thực hiện đồng bộ quyết định 13/2013/QĐ-UBND
Bảng 2.5 Thống kê số lƣợng và tỉ lệ học sinh bỏ học các năm Năm học 2013-2014 (Tính đến 31/5/2014) 2014-2015 (Tính đến 31/5/2015) 2015-2016 ( Tính đến 31/5/2016) HSTHPT bỏ học TS HS Tỉ lệ % TSHS Tỉ lệ% TSHS Tỉ lệ% 44 0,028 23 0,014 23 0,014
( Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng) Đƣợc sự chỉ đạo của các cấp và sự nổ lực của toàn ngành, số học sinh bỏ học từ đầu năm học 2013-2014 giảm nhiều so với năm trƣớc. Tổng số học sinh bỏ học từ đầu năm học 2013-2014 đến nay là 44 em, giảm 39 học sinh so với năm học 2012-2013.
Ngành giáo dục đào tạo thành phố Đà Nẵng trong năm học 2015-2016 đã tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học. Chỉ đạo các đơn vị trƣờng học phối hợp với UBND, các ban, ngành, đoàn thể địa phƣơng rà soát danh sách học sinh bỏ học, nguy cơ bỏ học, học sinh cá biệt, phân công từng cá nhân, tổ chức kèm cặp, giúp đỡ, đến tận nhà của học sinh để vận động học sinh ra lớp, đi học nghề. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công an phƣờng tham dự những buổi chào cờ, những buổi gặp mặt riêng để giáo dục, cảm hóa học sinh cá biệt, kịp thời động viên khen thƣởng, những cán bộ, giáo viên, nhân viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động, giúp đỡ học sinh bỏ học ra lớp, phụ đạo học sinh yếu kém có nguy cơ bỏ học và cảm hóa giáo dục học sinh cá biệt…
- Về công tác giáo dục thể chất luôn đƣợc quan tâm, trong đó đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, các trƣờng học căn cứ vào nhu cầu của học sinh mà tổ chức tập luyện các môn thể thao mang tính tập thể, truyền thống của địa phƣơng và ít nhất thành lập câu lạc bộ cho học sinh năng khiếu để các em có điều kiện luyện tập, tích cực tham gia giải thể thao học sinh cấp thành phố và tham gia tốt thể thao cấp toàn quốc. Phòng giáo dục thể chất, phòng tập đa năng THPT có 17/23 trƣờng đạt tỉ lệ 73. 9% (2014-2015).
- Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí
Đội ngũ giáo viên ở các trƣờng có phẩm chất đạo đức tốt. Trong những năm qua không có giáo viên vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Hầu hết có trình độ đạt chuẩn. Số giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn ngày càng nhiều. Đội ngũ giáo viên ở các trƣờng đảm bảo đủ về số lƣợng để thực hiện công tác giảng dạy. Cán bộ quản lí giáo dục đều đƣợc học qua các lớp quản lí giáo dục, các lớp chính trị, có nhiều đồng chí đã có trình độ trên chuẩn. Trong những năm qua Ngành giáo dục Thành phố Đà Nẵng luôn đánh giá giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục theo chuẩn cán bộ quản lí, giáo viên đã ban hành, đánh giá thƣờng xuyên và lâu dài; coi việc đánh giá xếp loại viên chức là nhằm đánh giá rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, lối sống. Việc đánh giá này thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gƣơng tốt cho ngƣời học.
Ngoài việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên phổ thông.
Bảng 2.6 Báo cáo thống kê tình hình đội ngũ CBQL, GV
Năm học CBQL Giáo viên
NH 2013-2014 64 1793
NH 2014-2015 76 1787
NH 2015-2016 81 1757
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng)
- Về cơ sở vật chất
Năm học 2013- 2014 tăng cƣờng đầu tƣ từ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học theo hƣớng “chuẩn hóa, hiện đại hóa”. Đầu tƣ mua sắm bổ sung sách giáo khoa, thiết bị nhằm vào mục tiêu đảm bảo có đủ trang thiết bị, danh mục trang thiết bị dạy học tối thiểu cho cấp Trung học phổ thông. Luôn có sự rà soát tình hình quản lí bảo quản sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị trƣờng học. Sang năm học 2014-2015, công tác xây dựng cơ sở vật chất và đầu tƣ trang thiết bị phục vụ cho các trƣờng đƣợc ngành chú trọng, đã tạo điều kiện cho từng giáo viên thực hiện tốt việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong năm 2015, UBND thành phố đã chọn xây dựng mới Trƣờng THPT Phan Châu Trinh cơ sở số 167 Lê Lợi để đầu tƣ công trình trọng điểm với mức đầu tƣ là 20 tỉ đồng theo quyết định số 1105/QĐ- UBND ngày 24/02/2015 của UBND thành phố.
Bảng 2.7 Thƣ viện và phòng bộ môn đạt chuẩn quốc gia
Năm học 2013-2014 2015-2016
Số trƣờng 4/21 14/26
( Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng) Ngành Giáo dục đào tạo xây dựng đề án thay thế bàn ghế học sinh và giáo viên giai đoạn 2015-1017 để thay thế bàn ghế giáo viên và học sinh bị hƣ hỏng, phù hợp với chiều cao. Năm học 2014-2015 đầu tƣ xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, kết nối internet băng thông cho các đơn vị trƣờng học, triển khai hệ thống mạng đô thị thành phố (mạng Man)
Năm học 2015-2016 tiếp tục xây dựng phòng bộ môn đạt chuẩn quốc gia theo đề án xây dựng phòng bộ môn đạt chuẩn đến năm 2020, đầu tƣ xây dựng hệ thống thƣ viện đạt chuẩn theo quyết định số 1/2003/ QĐ BGDĐT ngày 2/1/2003 về việc ban hành qui định tiêu chuẩn thƣ viện trƣờng phổ thông. Năm học 2015-2016 số thƣ viện đạt chuẩn là 14/26 tỉ lệ 53,8%. Năm học 2015-2016 có 5/26 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 19,2 %.
Giáo dục THPT đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, tăng về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng và tƣơng đối đồng bộ về cơ cấu, góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục nƣớc nhà.
Tuy nhiên giáo dục Trung học phổ thông còn tồn tại những hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục nhƣ:
Việc triển khai các văn bản chỉ đạo của, các kế hoạch của Sở tại các đơn vị, trƣờng học vẫn còn chậm so với yêu cầu, một số đơn vị trƣờng học chƣa thục hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, an toàn giao thông trong học sinh tuy đã đƣợc đẩy mạnh nhƣng vẫn còn tình trạng học sinh đi xe máy đến trƣờng, một số ít học sinh chƣa nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng. Hiện tƣợng đánh nhau có liên quan đến học sinh, đƣa