7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ và hiệu quả nội dung chƣơng
chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
- Thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục
Việc đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông là cấp bách để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng và thực hiện hội nhập quốc tế về các lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành Quyết định về việc điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học số 28/2000/QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2000 của Bộ Giáo dục đào tạo hiện đang đƣợc thực hiện trong cả nƣớc theo những nguyên tắc và yêu cầu sau:
-Nguyên tắc điều chỉnh nội dung:
+ Tôn trọng tính hệ thống tạm thời của việc dạy học + Đảm bảo sự ổn định tạm thời của việc dạy học
+ Đảm bảo yêu cầu giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục -Hƣớng dẫn điều chỉnh nội dung:
+ Những nội dung cần giảm tải : Những kiến thức quá khó, quá phức tạp, không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, những kiến thức lí thuyết mang tính hàn lâm, không thiết thực đối với học sinh, những kiến thức đã lạc hậu lỗi thời so với sự phát triển kinh tế- xã hội và khoa học, những phần trùng lặp ngay trong các môn học, giữa các cấp, giữa các môn học trong cùng một cấp
+ Giữ nguyên thời lƣợng dùng cho từng môn học đã đƣợc phân bố ở từng lớp, từng cấp, lấy thời gian do cắt giảm ở những phần nói trên để tăng cƣờng thời lƣợng giảng dạy đối với những phần nội dung khó nhƣng cần thiết và thêm thời gian thực hành rèn luyện kĩ năng.
Nghị Quyết số 88/2014/ QH13 về đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu: Đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ và dạy ngƣời, góp phần chuyển biến nền giáo dục nặng nề về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí ,thể ,mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh
Về nội dung đổi mới: Chƣơng trình cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn bắt buộc đồng thời đƣợc tự chọn các môn học và chủ đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ
Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “Đổi mới chƣơng trình, nội dung giáo dục theo hƣớng tinh giản, hiện đại và thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, ngành nghề” [16]
“Giáo dục THPT, củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung giáo dục chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản toàn diện và hƣớng nghiệp cho mọi học sinh, còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, nguyện vọng của học sinh” [39, tr. 27]
Thứ nhất, việc đổi mới nội dung chƣơng trình trƣớc hết thể hiện: tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, cập nhật sự phát triển của KH-CN, KTXH, tăng cƣờng thực hành, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Loại bỏ tình trạng “chồng chất kiến thức”, “bình quân’’, “máy móc” từ đó học sinh sẽ học tập theo năng lực của bản thân, giúp học sinh chủ động và sáng tạo trong việc học tập
Thứ hai, chƣơng trình và sách giáo khoa THPT thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Và đặc biệt quan tâm đúng mức đến “dạy chữ” và “dạy ngƣời”. Giúp cho học sinh tăng thêm lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng và gia đình, lòng tự hào dân tộc, ý thức tôn trọng pháp luật, có ý chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp.
Thứ ba, kiến thức đƣa vào sách giáo khoa phải đƣợc chuẩn xác, đã đƣợc thừa nhận, không còn là vấn đề tranh cãi. Tránh trƣờng hợp khó khăn cho giáo viên trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh
Thứ tƣ, cần đảm bảo tính liên môn, sao cho các môn học cùng giáo dục toàn diện học sinh, tránh trƣờng hợp trùng lặp, mâu thuẫn, đƣa những nội dung đang đƣợc quan tâm trong thực tiễn nhƣ giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giáo dục giới, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục an toàn giao thông
Thứ năm, nội dung chƣơng trình đảm bảo cho học sinh khả năng tự học, kích thích tƣ duy sáng tạo của học sinh, hạn chế học tập theo lối thụ động, học sinh chán học, chất lƣợng giáo dục không đảm bảo.
Thứ sáu, nội dung chƣơng trình tinh giản, để học sinh vừa đảm bảo kiến thức Trung học phổ thông vừa đƣợc tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng và trong cuộc sống, hình thành các kỹ năng cần thiết giúp học sinh sống có ích cho gia đình và xã hội
Ngoài việc đổi mới thực hiện nội dung chƣơng trình hiện hành, các trƣờng Trung học phổ thông cần chuẩn bị các điều kiện (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất sƣ phạm) cho việc thực hiện chƣơng trình sách giáo khoa mới.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phƣơng pháp dạy học đang đƣợc thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học đƣợc cái gì sang vận dụng đƣợc cái gì qua việc học.
Để đảm bảo đƣợc điều đó, phải thực hiện chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành phẩm chất và năng lực. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép và tìm kiếm thông tin) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tƣ duy đảm bảo nguyên
tắc học sinh tự mình hình thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên. Luật giáo dục đã nêu:
Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, của từng môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh [39, tr. 27] Nghị quyết Hội Nghị TƢ 8 khóa XI đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời học, khắc phục lối truyền thụ, áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, năng khiếu, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo NQ số 29-NQ/TƢ, cần nhận thức đúng về bản chất đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực của ngƣời học và một số biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng này.
Trong nhà trƣờng THPT, đối với Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu cần có những biện pháp hiệu quả trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ:
- Tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phƣơng pháp dạy học, thông qua đó cho giáo viên học tập hƣớng dẫn của Bộ, Sở giáo dục đào tạo về đổi mới phƣơng pháp dạy học và bản thân mỗi giáo viên sẽ học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp dạy học của đồng nghiệp.
- Chỉ đạo cho các Tổ chuyên môn lựa chọn các bài trong chƣơng trình giảng dạy, soạn giảng mẫu theo hƣớng đổi mới, các thành viên trong Tổ góp ý kiến và xây dựng bài giảng mẫu và sau đó tiến hành thực hiện đại trà ở các lớp học. Qua mỗi năm học số lƣợng bài giảng mẫu tăng lên, tạo sự đồng loạt trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, hạn chế việc đổi mới không đồng bộ.
- Qua mỗi năm học, có sự báo cáo của từng Tổ chuyên môn về số tiết dạy theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp, chỉ ra mặt đạt đƣợc và chƣa đƣợc của mỗi tiết dạy nhƣ vậy qua nhiều năm hầu hết các bài giảng đều đƣợc soạn theo hƣớng đổi mới.
- Đặc biệt, trong nhà trƣờng cần có sự khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp dạy học đi kèm theo là khen thƣởng kịp thời giúp giáo viên có động lực để bản thân phấn đấu
- Ban Giám hiệu tiến hành dự giờ giáo viên có thể dự giờ báo trƣớc hoặc đột xuất để kiểm tra tình hình thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên trên lớp. Điều này giúp cho giáo viên chủ động trong các bài giảng khi lên lớp thƣờng xuyên. Chuẩn bị về nội dung kiến thức, phƣơng tiện dạy học và đặc biệt về phƣơng pháp để truyền tải nội dung bài học đến đối tƣợng học sinh, không còn việc “dạy chay”, “dạy theo lối cho xong tiết”. Điều đó giúp học sinh tiếp thu toàn bộ kiến thức ngay tại lớp. Đƣơng nhiên kết quả đạt đƣợc là chất lƣợng nâng cao theo từng năm học.
Đối với bản thân giáo viên
- Trong các tiết học ngƣời giáo viên cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Ngƣời thầy kích thích nhu cầu, hứng thú học tập, tạo không khí thi đua, độc lập suy nghĩ của học sinh nhƣ nghe giảng, ghi chép, tiếp nhận thông tin, phát hiện vấn đề một cách chủ động, tìm tòi động não để giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, khẩn trƣơng theo sự hƣớng dẫn của giáo viên. Học sinh càng chủ động, càng tích cực thì hiệu quả nhận thức
càng cao. Cụ thể giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp nêu vấn đề, các phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp làm việc theo nhóm, phƣơng pháp tình huống, phƣơng pháp đóng vai… từ đó đòi hỏi giáo viên phải loại bỏ phƣơng pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, đọc - chép điều này sẽ dẫn đến ngƣời học thụ động, không có hứng thú trong học tập, tinh thần thái độ học tập đi xuống
- Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng cá biệt hóa học sinh. Trong giờ học tất cả học sinh phải tham gia vào bài học. Giáo viên tạo cho mỗi học sinh đều có thể tiếp thu bài học và giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình. Giáo viên có thể sử dụng phƣơng pháp dạy học đa dạng, linh hoạt sao cho phù hợp với từng cá nhân học sinh. Nhờ đó học sinh hứng thú, tích cực trong các bài học.
- Ngƣời giáo viên phải tích cực ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong các bài dạy của mình. Các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học chia thành ba nhóm cơ bản sau:
+ Phƣơng tiện trực quan nhƣ tranh ảnh, các mẫu vật, mô hình, sơ đồ, biểu đồ.., bảng ghim dùng để ghim các hình ảnh, nội dung viết sẵn
+ Phƣơng tiện nghe nhƣ radio, máy cassettes, máy vi tính, đĩa CD..
+ Phƣơng tiện nghe, nhìn: tivi, video, CD, máy chiếu overhead và bản giấy trong, máy vi tính kèm theo máy chiếu đa phƣơng tiện
Sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học mang lại nhiều tác dụng nhƣ : Giúp cho học sinh dễ nhớ nội dung bài học, tập trung sự chú ý của học sinh vào đối tƣợng, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho lớp học năng động, không nhàm chán, tăng hiệu quả dạy học
- Giáo viên đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tăng cƣờng phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh “Học đi đôi với hành”. Khi học sinh tham gia trực tiếp vào bài học, học sinh có thể tự mình tìm ra tri thức, tự mình
giải quyết các nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng một số phƣơng pháp dạy học sau: phƣơng pháp trình diễn, phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp diễn thuyết…
- Giáo viên cần phát huy năng lực tự học của học sinh: giáo viên cần hình thành thái độ, nhu cầu, động cơ đúng đắn đối với tự học, hình thành thói quen tự học cho học sinh. Tăng cƣờng giao các nhiệm vụ cho học sinh tự học. Hƣớng dẫn cho học sinh các kĩ năng tự học nhƣ kĩ năng sử dung máy tính, khai thác internet, thí nghiệm, luyện tập và đọc sách, tài liệu tham khảo…
Ngƣời giáo viên cần kết hợp hiệu quả hợp lí các phƣơng pháp dạy học khác nhau trong các tiết học, tùy vào khả năng của từng lớp học sử dụng phƣơng pháp dạy học hiệu quả. Các giải pháp này thực hiện đƣợc hiệu quả, chất lƣợng dạy học sẽ nâng cao.
-Thực hiện đổi mới đánh giá
Mọi hoạt động giáo dục đều bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra; do đó kiểm tra và đánh giá thƣờng đi liền với nhau.
Nghị quyết 29- NQ/ TƢ chỉ rõ:
Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan…Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của ngƣời dạy với tự đánh giá của ngƣời học; đánh giá của nhà trƣờng với đánh giá của gia đình và của xã hội [13]
- Cần tổ chức các lớp bồi dƣỡng về kiểm tra đánh giá cho toàn thể giáo viên, để tất cả giáo viên đều thực hiện tránh tình trạng có giáo viên đổi mới kiểm tra đánh giá, một số giáo viên thì không
- Chỉ đạo cho Tổ chuyên môn quản lí đề kiểm tra của giáo viên để nâng cao chất lƣợng đề kiểm tra
- Tất cả các kì thi, kiểm tra phải đƣợc tiến hành nghiêm túc: tổ chức chặt chẽ, đúng qui chế các khâu ra đề, coi thi, cách chấm và nhận xét, đánh giá học sinh. Từ đó đánh giá mới đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh
- Có sự quản lí về việc trả bài kịp thời và thống kê bài kiểm tra của giáo viên, điều này sẽ giúp cho học sinh biết đƣợc năng lực của mình, điều chỉnh việc học kịp thời và bản thân giáo viên sẽ tự rút kinh nghiệm về đề kiểm tra
Đối với giáo viên
- Bản thân giáo viên cần tự trau dồi trình độ chuyên môn, việc soạn đề kiểm tra sẽ đảm bảo chất lƣợng. Thƣờng xuyên học tập và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Đổi mới đánh giá theo hƣớng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh, không đơn thuần đánh giá về kiến thức. Không quá chú trọng đến đánh giá về kiến thức sẽ khắc phục đƣợc việc đánh giá mang tính hình thức, tạo bệnh thành tích rất nguy hại cho quá trình dạy học
- Vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trong từng lớp học, từng kì thi. Bản thân mỗi phƣơng pháp kiểm tra đánh giá có mặt mạnh mặt yếu, cần phát huy những mặt mạnh của các phƣơng pháp đó
- Thực hiện theo đúng qui định của nhà trƣờng về khâu ra đề, chấm bài, thống kê điểm, trả bài cho học sinh
- Để đảm bảo đạt đƣợc giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học.