NỘI DUNG QUẢN LÝNHÀ NƢỚCVỀ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 25)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝNHÀ NƢỚCVỀ ĐẤT ĐAI

Để đạt mục tiêu cao của quản lý nhà nƣớc về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Tác giả đề xuất 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo Điều 22 luật đất đai 2013 thành 7 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn địa phƣơng nhƣ sau:

1.2.1. Tuyên truyền, p ổ b ến văn bản quy p ạm p áp luật về quản lý, sử ụn đất đ

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách, pháp luật đất đai đến các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho mọi ngƣời dân.Góp phần nâng cao nhận thức pháp lý trong nhân dân, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng.

a. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

- Ngành Tài nguyên cơ quan chủ công, cùng với đó, ngành tƣ pháp, các đoàn thể, các hội phối hợp thực hiện tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật đất đai.

- Ở cấp huyện, nội dung tuyên truyền chủ yếu là các quy định về thu hồi đất, hỗ trợ bồi thƣờng tái định cƣ

Các hình thức tuyên truyền phổ biến nhƣ: Tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng nhƣ: Truyền hình, truyền thanh, internet.. trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật.

b. Quy trình thực hiện tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

- UBND huyện thành lập hội đồng tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật

- Phòng Tài Nguyên xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai.

- Lựa chọn báo cáo viên

- Lập kế hoạch thực hiện công tác tuyên tuyền cụ thể: Gồm nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Đánh giá, tổng kết đợt tuyên truyền, phổ biến.

c. Tiêu chí đánh giá:

- Số lƣợng ngƣời tham gia buổi tuyên truyền - Số câu hỏi mà ngƣời dân hỏi

- Chất lƣợng các câu trả lời của ngƣời báo cáo viên

1.2.2. Công tác ỹ t uật và n ệp vụ đị chính

Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính gồm có các nội dung nhƣ: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn huyện và các xã, thị trấn; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ của chính quyền huyện và các xã, thị trấn; thống kê, kiểm kê đất đai. Đây đƣợc coi là một trong những bƣớc đi đầu tiên của quá trình xây dựng nền móng cho công tác quy hoạch và KHSDĐ, lƣu trữ… đòi hỏi sự chính xác cao, nhằm cung cấp các số liệu, các hồ sơ về đất phục vụ cho QLNN về đất đai.

a. Nội dung công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính

a 1: Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn huyện và các xã, thị trấn. Địa giới hành

chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một sô yêu tô chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Địa giới hành chính đƣợc xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó.

Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phƣơng.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phƣơng;

Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đƣờng địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dƣới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng do Bộ Nội vụ xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào đƣợc lƣu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

a 2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đaicủa chính quyền huyện và các xã, thị trấn;

Ở cấp huyện, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai thực hiện các nhiệm vụ nhƣ:Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất và công tác thống kê, kiểm kê đất đai

- Công tác đánh giá, phân hạng đất là do Phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng tham mƣu huyện thành lập hội đồng tƣ vấn đất để thực hiện.

- Công tác khảo sát, đo đạc: Chủ yếu phục vụ cho các nhiệm vụ về nhập cơ sở dữ liệu về đất đai và công tác đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê

đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất.

- Công tác kiểm kê, đánh giá, phân hạng đất đƣợc thực hiện theo chu kỳ 5 năm một lần do Hội đồng tƣ vấn bao gồm các cán bộ trong lĩnh vực: Thổ nhƣỡng, Nông hóa, Địa chất, Thuế…phối hợp thực hiện.

- Công tác thống kê đƣợc thực hiện hàng năm bắt đầu từ ngày 01/01

b. Tiêu chí đánh giá:

- Số lƣợng hồ sơ đo đạc hàng năm

- Tính chính xác của công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành.

- Độ chính xác của hồ sơ đo đạc trong quá trình thực hiện các công tác đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.2.3. Đăn ý đất đ , lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớ đất

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là một biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai. Việc này chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai thực hiện. Đây, là việc làm bắt buộc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của cơ quan quản lý. Nó tạo lập những cơ sở pháp lý cần thiết đế ngƣời sử dụng đất và cơ quan quản lý đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình.

Đăng ký quyền sử dụng đất (QSDĐ) đƣợc chia thành hai loại: Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) ban đầu thực hiện với những ngƣời đang SDĐ, nhƣng chƣa kê khai đăng ký QSDĐ và chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở; Đăng ký biến động đất đai thực hiện đối với ngƣời SDĐ đã đƣợc cấp giấy CNQSDĐ hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền SDĐ khi có một trong những thay đổi về mục đích sử dụng, loại đất sử dụng, diện tích đất sử dụng...

a. Nội dung đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và UBND xã, thị trấn là 02 đơn vị mà ngƣời sử dụng đất đến 01 trong 02 cơ quan này để nộp hồ sơ đăng ký đất đai.

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với UBND xã, thị trấn tiến hành lập hồ sơ địa chính. Phòng Tài Nguyên và môi trƣờng huyện thực hiện công tác thẩm định hồ sơ địa chính.

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ đã đƣợc thẩm định, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ qua cơ quan thuế để tính thuế, ngƣời đăng ký đất đai nộp thuế và gởi hồ sơ lại văn phòng đất đai cùng với đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trên cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của ngƣời đăng ký đất đai, các cơ quan trên phối hợp trình UBND huyện ký cấp GCN QSD Đất (đối với các trƣờng hợp không phải cấp giấy chứng nhận không phải lần đầu) hay văn phòng đăng ký đất đai tham mƣu Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trƣờng hợp cấp giấy lần đầu).

b. Quy trình đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu

Trên cơ sở Luật đất đai và các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai trên địa bàn huyện tham mƣu UBND huyện ban hành quy trình đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. [3],[4],[27]

Bƣớc 1: Ngƣời sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Bƣớc 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho ngƣời nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Trƣờng hợp hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:

- Thông báo cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do ngƣời sử dụng đất nộp (nếu có) đối với nơi chƣa có bản đồ địa chính.

- Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trƣờng hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trƣờng hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trƣờng hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chƣa có xác nhận của tổ chức có tƣ cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cƣ nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Trƣờng hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc nhƣ sau:

trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trƣờng hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trƣờng hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trƣờng hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chƣa có xác nhận của tổ chức có tƣ cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đối với trƣờng hợp hồ sơ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chƣa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhƣng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do ngƣời sử dụng đất nộp (nếu có);

- Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nƣớc, cơ sở tôn giáo, tổ chức nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thực hiện dự án đầu tƣ mà sơ đồ đó chƣa có xác nhận của tổ chức có tƣ cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trƣờng hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;

đăng ký đối với trƣờng hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

Bƣớc 3: Cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc.

Bƣớc 4: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc nhƣ sau:

- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trƣờng hợp không thuộc đối tƣợng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc đƣợc ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng trình ký cấp Giấy chứng nhận.

Bƣớc 5: Phòng Tài nguyên và môi trƣờng thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để cấp Giấy chứng nhận.

- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Bƣớc 6: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất:

- Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Trao Giấy chứng nhận cho ngƣời đƣợc cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc đã ký hợp đồng thuê đất hoặc đƣợc miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính) hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho ngƣời đƣợc cấp đối với trƣờng hợp hồ sơ nộp tại cấp xã.

theo quy định trƣớc khi nhận Giấy chứng nhận

c. Tiêu chí đánh giá

- Số lƣợng hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã nhận và số lƣợng hồ sơ đƣợc giải quyết;

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đảm bảo thời gian quy định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 25)