Thực trạng công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính

a. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai phục vụ quản lý ranh giới hành chính cụ thể của từng đơn vị cấp xã. Kết quả của công tác xác định địa giới hành chính sẽ thành lập nên bản đồ hành chính.

Đến nay, trên địa bàn huyện Thăng Bình đã thực hiện hoàn chỉnh công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

bản đồ địa chính.

b. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của chính quyền huyện và các xã, thị trấn.

- Về công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là một công việc cần thiết nhằm phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính. Quản lý Nhà nƣớc về đất đai muốn đạt hiệu quả cao đầu tiên phải nắm chắc từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất.

Là một trong những huyện có diện tích tự nhiên lớn của tỉnh Quảng Nam, địa hình không đồng đều độ cao, thấp chênh lệch nhau quá lớn, tƣơng đối phức tạp…nhƣng công tác khảo sát đo đạc trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, hầu hết các xã, thị trấn đều đã đƣợc đo vẽ khép kín diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Bản đồ địa chính của huyện Thăng Bình đƣợc thành lập theo nhiều quy phạm khác nhau, do đó độ chính xác của các tờ bản đồ cũng khác nhau, hiện tƣợng đo chồng, đo hở còn nhiều, hình thể trên bản đồ và ngoài thực địa chƣa giống lắm…Hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thăng Bình đang cố gắng khắc phục hiện tƣợng này để từng bƣớc hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính.

- Về công tác phân hạng đất:

Phân hạng đất là việc làm cần thiết và là cơ sở khoa học để Nhà nƣớc quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, đồng thời là căn cứ để Nhà nƣớc tính thuế, tính tiền bồi thƣờng khi thu hồi đất đai.

Tại huyện Thăng Bình, công tác đánh giá, phân hạng đất đƣợc thực hiện theo chu kỳ 5 năm một lần do Hội đồng tƣ vấn bao gồm các cán bộ trong lĩnh vực: Thổ nhƣỡng, Nông hóa, Địa chất, Thuế…phối hợp thực hiện. Từ

năm 2011 đến nay huyện đã tiến hành phân hạng đất.

- Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Sau khi hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai 5 năm giai đoạn 2010 -2015, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thăng Bình phối hợp cùng sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Nam tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 và đƣợc hoàn thành vào đầu năm 2016. Do công tác kiểm kê đất đai năm 2015 đƣợc thực hiện khá nghiêm túc và khoa học trên cơ sở các văn bản, biểu mẫu thống nhất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nên số liệu kiểm kê năm 2015 có độ chính xác cao. Chính vì vậy mà bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 chính xác hơn nhiều so với các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thành lập trƣớc đây.

Bảng 2.5: Diện tích đo đạc các đơn vị hành chính theo tổng kiểm kê đất đai huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (năm 2015)

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ

(so với tổng DTTN) (%) Toàn huyện 41224.55 100 1 Thị trấn Hà Lam 1314.04 3.19 2 Xã Bình Dƣơng 2236.51 5.43 3 Xã Bình Giang 2013.96 4.89 4 Xã Bình Nguyên 856.65 2.08 5 Xã Bình Phục 1739.61 4.22 6 Xã Bình Triều 1418.11 3.44 7 Xã Bình Đào 1215.12 2.95 8 Xã Bình Minh 1214.06 2.94 9 Xã Bình Lãnh 2066.59 5.01 10 Xã Bình Trị 2260.93 5.48

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ (so với tổng DTTN) (%) 11 Xã Bình Định Bắc 1578.57 3.83 12 Xã Bình Định Nam 1742.26 4.23 13 Xã Bình Quý 2980.96 7.23 14 Xã Bình Phú 2818.85 6.84 15 Xã Bình Chánh 1554.71 3.77 16 Xã Bình Tú 2017.43 4.89 17 Xã Bình Sa 2427.69 5.89 18 Xã Bình Hải 1372.43 3.33 19 Xã Bình Quế 1676.31 4.07 20 Xã Bình An 2266.32 5.50 21 Xã Bình Trung 1874.96 4.55 22 Xã Bình Nam 2578.48 6.25

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thăng Bình)

Bảng 2.6. Tổng hợp diện tích khảo sát các loại đất năm 2016 huyện Thăng Bình Đơn vị tính: ha ST T Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên Đất NN Đất phi NN Đất CSD Đất có MN ven biển 1 Thị trấn Hà Lam 1314.04 821.38 477.25 15.41 2 Xã Bình Dƣơng 2236.51 1365.10 711.22 160.19 3 Xã Bình Giang 2013.96 985.49 893.08 135.39 4 Xã Bình Nguyên 856.65 458.30 370.46 27.90 5 Xã Bình Phục 1739.61 1050.78 540.29 148.54 6 Xã Bình Triều 1418.11 824.27 442.67 151.17

ST T Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên Đất NN Đất phi NN Đất CSD Đất có MN ven biển 7 Xã Bình Đào 1215.12 743.46 437.38 34.27 8 Xã Bình Minh 1214.06 657.08 332.58 224.40 4.00 9 Xã Bình Lãnh 2066.59 1728.29 331.93 6.37 10 Xã Bình Trị 2260.93 1859.96 397.49 3.48 11 Xã Bình Định Bắc 1578.57 1294.31 275.02 9.24 12 Xã Bình Định Nam 1742.26 1413.41 319.01 9.84 13 Xã Bình Quý 2980.96 2278.73 690.14 12.09 14 Xã Bình Phú 2818.85 2287.45 527.41 4.00 15 Xã Bình Chánh 1554.71 1240.91 299.70 14.09 16 Xã Bình Tú 2017.43 1387.98 534.57 94.88 17 Xã Bình Sa 2427.69 1514.35 696.42 216.93 18 Xã Bình Hải 1372.43 965.92 341.69 64.82 1.98 19 Xã Bình Quế 1676.31 1484.15 188.65 3.51 20 Xã Bình An 2266.32 1725.52 519.47 21.33 21 Xã Bình Trung 1874.96 1331.58 490.86 52.52 22 Xã Bình Nam 2578.48 1663.25 692.63 222.60 1.83 Toàn huyện 41224.5 5 29 081.66 10 509.92 1 632.97 7.81

Bảng 2.7. Thống kê mô tả điều tra khảo sát về công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính huyện Thăng Bình

Nội dung N Mini

mum

Maxi

mum Mean

Std. Deviation Công tác xác định địa giới

hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính tốt

200 2 4 2.885 0.790506

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của chính quyền huyện đƣợc thực hiện đúng quy định

200 2 4 2.785 0.693672

Độ chính xác cao trong quá trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ

QHSDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của chính quyền huyện

200 2 5 2.74 0.681706

Qua bảng 2.7. Ta thấy giá trị trung bình của biến đều dƣới 3, cho thấy qua quá trình khảo sát đối tƣợng khảo sát chƣa đánh giá cao công tác kỹ thuật địa chính, độ chính xác trong quá trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đai

của chính quyền huyện chƣa cao và có điểm trung bình thấp nhất trong 3 biến của nội dung này chỉ đạt 2,74.

Nhận xét chung: Công tác kỹ thuật địa chính trên địa bàn huyện tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa tốt, yêu cầu chính quyền cần có những biện pháp để khắc phục để công tác kỹ thuật địa chính mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ cho các công tác tiếp theo nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế khiếu kiện, tố cáo kéo dài, góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.

2.2.3. Thực trạn đăn ý đất đ , lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớ đất.

- Đăng ký đất đai:

Đây là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với mỗi thửa đất, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Ngày nay do sự biến động đất đai hết sức phức tạp dƣới nhiều hình thức nhƣ: cho thuê, góp vốn, giao đất, thu hồi đất, chuyển nhƣợng… nên huyện phải tiến hành tốt công tác đăng ký quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân. Trong thời gian qua Phòng TN&MT và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã kết hợp với các cán bộ địa chính xã, thị trấn khẩn trƣơng làm tốt công tác đăng ký đất đai nhƣ: Đăng ký thông tin thửa đất vào sổ địa chính, chỉnh lý các biến động về đất đai trong quá trình sử dụng đất… giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào ổn định.

- Lập và quản lý hồ sơ địa chính:

Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính là một công tác rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai và đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận. Cho đến nay toàn bộ diện tích trên địa bàn huyện đã đƣợc đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính, chủ yếu bản đồ đo theo tỷ lệ 1/2000. Đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thiện hồ sơ địa chính,

nâng cao chất lƣợng quản lý đất đai. Giải quyết số lƣợng lớn các trƣờng hợp đang tồn đọng chƣa đƣợc cấp giấy sử dụng đất ở trên địa bàn của huyện

- Công tác cấp GCNQSD đất

GCNQSD đất là chứng thực pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, đƣợc cấp cho ngƣời sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật.

GCNQSD đất là chứng thực pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, đƣợc cấp cho ngƣời sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật.

Những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD đất cho các chủ sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm sản xuất, mạnh dạng đầu tƣ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm tăng khả năng sinh lời của đất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống gia đình.

Trƣớc nhu cầu cấp GCNQSD đất ở của nhân dân, trong khi hồ sơ địa chính lƣu trữ tại xã kém chất lƣợng, không còn phù hợp với hiện trạng, năng lực cán bộ địa chính xã còn hạn chế, UBND các xã đã hợp đồng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để triển khai trích đo chỉnh lý địa chính các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở.

Tuy nhiên, kết quả giải quyết các trƣờng hợp tồn đọng chƣa đƣợc cấp GCNQSD đất ở còn rất thấp so với yêu cầu. Tổng số hộ đã đƣợc cấp GCNQSD đất (giai đoạn 2011 - 2016): 8.677 giấy chứng nhận QSD đất. Trong đó đất ở tại nông thôn: 6.291 giấy chứng nhận QSD đất; đất ở tại đô thị: 2.354 giấy chứng nhận QSD đất. Riêng đối với đất tổ chức đƣợc cấp giấy 32 giấy chứng nhận QSD đất chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bảng 2.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2011 -2016 Đơn vị: m2 Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đất ở tại đô thị 221 405 434 417 457 420

Đất ở tại nông thôn 1.021 972 1.050 921 1314 1013

Đất tổ chức 10 2 0 4 7 9

Tổng cộng 1.252 1.379 1.484 1.342 1.778 1.442

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thăng Bình, năm 2016)

Bảng 2.9. Thống kê mô tả điều tra khảo sát về công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất

Nội dung câu hỏi N Mini

mum

Maxi

mum Mean

Std. Deviation Quy trình công tác đăng ký đất đai, lập

và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đƣợc niêm yết rõ ràng, dễ hiểu

200 1 5 2.95 1.035792

Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai giải quyết đúng quy trình đã niêm yết và đảm bảo thời gian theo quy định,

200 1 5 2.675 0.844358

Thái độ, tinh thần, trách nhiệm, cách thức của cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc rất tốt

200 1 5 2.84 0.904706

Các thông tin ghi trên GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đúng chính xác mọi thông tin

Qua bảng 2.9, tác giả nhận thấy điểm trung bình nhìn chung của bốn biến tƣơng đối thấp, cho thấy mọi ngƣời chƣa đánh giá cao công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền huyện Thăng Bình. Biến Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai giải quyết đúng quy trình đã niêm yết và đảm bảo thời gian theo quy định thấp nhất với điểm trung bình là 2,675. Chứng tỏ các cơ quan chƣa giải quyết tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Biến các thông tin ghi trên GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đúng chính xác mọi thông tin có điểm trung bình tƣơng đối cao hơn các biến còn lại chứng tỏ các thông tin ghi trên GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tƣơng đối.

Nhận xét: Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tuy có bƣớc phát triển tích cực nhƣng thật sự cũng còn nhiều hạn chế. Thật sự chính quyền chƣa chủ động có kế hoạch để thực hiện toàn diện mà chỉ có khi nhân dân cần mới làm (nhất là khi có dự án ), chính quyền huyện tuy có công khai quuy trình thực hiện nhƣng chƣa thật sự sâu rộng và quá trình thực hiện thì chƣa đúng quy trình đã đề ra nhất là về bảo đảm thời gian theo quy trình.

2.2.4. Thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụn đất

Phòng Tài nguyên môi trƣờng tham mƣu cho huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn, cho từng năm. Hàng năm, huyện đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho năm sau trình lên tỉnh phê duyệt.

Đến nay, Quy hoạch sử dụng đất cho thời kỳ 2011-2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 đã đƣợc lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phòng Tài nguyên môi trƣờng đã tiến hành các công tác chuyên môn phù hợp

với định hƣớng sử dụng đất đã đề ra.

Tuy nhiên công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa mang tầm chiến lƣợc dài hạn mà chỉ mang tính chất ngắn hạn nên thƣờng hay bổ sung, điều chỉnh. Đây cũng là những lý do mà các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai có điều kiện tham nhũng, sách nhiễu nhân dân.

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch ở các xã hầu nhƣ chƣa đạt yêu cầu nên khi thực hiện công tác thu hồi đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.

Bảng 2.10. Thống kê mô tả điều tra khảo sát về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nội dung N Mini mum

Maxi mum

Mean Std. Deviation Triển khai thực hiện quy

hoạch, kế hoạch theo trình tự đúng quy định.

200 1 5 2.7 0.844729

Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đƣợc chính

quyền công bố công khai, thông tin rộng rãi

200 1 5 2.78 0.790395

Công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm

bảo

200 1 5 2.78 0.874887

Công tác quy hoạch, kế hoạch mang lại hiệu quả

kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện

Qua bảng 2.10 ta thấy giá trị trung bình của các trên đều nhỏ hơn 3, điều này cho thấy mọi ngƣời đánh giá thấp công tác quản lý quy hoạch, kế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)