CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Cá văn bản quy định về quản lý n à nƣớc về đất đ i của các cấp, ngành

- Luật đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tƣ của các cơ quan cấp Trung ƣơng;

- Các quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai

3.1.2. Địn ƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020

Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo thêm nguồn lực căn bản và sức bật mới trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tiếp tục tạo bƣớc đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp-xây dựng; chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ kinh tế nông nghiệp, thực hiện kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, áp dụng cơ chế chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phát triển văn hoá- xã hội đồng bộ với tăng trƣởng kinh tế; xây dựng, phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam, coi trọng xây dựng môi trƣờng văn hóa, giáo dục. Nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, y tế, dân số, gia đình, trẻ em.

Triển khai có hiệu quả chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực, coi trọng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động. Thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có công với Nƣớc, gia đình chính sách, công tác an sinh xã hội. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí vàcác tệ nạn xã hội.[11]

a.Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Chỉ tiêu về kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt trên 14%; (trong đó nông nghiệp tăng 3%, công nghiệp-xây dựng tăng 20%; dịch vụ tăng trên 15%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm trên 85% (trong đó dịch vụ chiếm 48%, công nghiệp - xây dựng chiếm 37%), nông nghiệp chiếm dƣới 15%.

Thu nhập thực tế bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 đạt trên 40 triệu đồng. Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn tăng hằng năm trên 17% (đến năm 2020 thu phát sinh kinh tế trên địa bàn đạt trên 180 tỷ đồng); vốn đầu tƣ phát triển từ NSNN do huyện quản lý hằng năm bằng 23% tổng chi ngân sách địa phƣơng. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 17%/năm.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt hằng năm đạt khoảng 92.000 tấn; giá trị sản phẩm trồng trọt trên 01 ha canh tác bình quân đạt trên 70 triệu đồng. Sản lƣợng khai thác, nuôi trồng thủy sản bình quân hằng năm đạt trên 18.000 tấn (đến năm 2020 đạt trên 20.000 tấn); giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 01 ha canh tác bình quân đạt trên 450 triệu đồng. Trên 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.[11]

- Chỉ tiêu về văn hóa- xã hội:

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm 1-1,5% (đến năm 2020 còn dƣới 1%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

đạt trên 55% (tính đến năm 2020); số lao động đƣợc tạo việc làm mới bình quân hằng năm trên 3.000 ngƣời; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dƣới 40%. Trên 90% trƣờng Mẫu giáo, Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia; cam kết bảo đảm đủ diện tích đất khuôn viên trƣờng THPT; tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi: Tiểu học: 100%, THCS: trên 98%, THPT: trên 85%. 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân còn dƣới 9%; có trên 4 bác sĩ, 13 giƣờng bệnh/vạn dân.Trên 85% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Trên 70% di tích lịch sử, văn hóa đƣợc trùng tu, tôn tạo.[11]

- Chỉ tiêu về môi trường:

Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 20%, 100% khu công nghiệp, trên 60% cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; trên 95% chất thải rắn, trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. 100% dân số sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; trong đó tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nƣớc sạch trên 95%, nông thôn trên 70%.[11]

- Chỉ tiêu về an ninh quốc phòng

Phấn đấu 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn vững mạnh về quốc phòng- an ninh; trên 50% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện (về quốc phòng Giao quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu, 100% dự án phát triển kinh tế- xã hội đƣợc thẩm định về quốc phòng. Trên 90% xã, thị trấn và 95% cơ quan, trƣờng học, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT.[11]

b. Một số chương trình, dự án trọng điểm

- Chƣơng trình trọng điểm: Xây dựng nông thôn mới; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN-TTCN, làng nghề; Phát triển dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân; Nâng cấp, sửa chữa và xây dựng

các tuyến đƣờng ĐH; Giảm nghèo bền vững.

- Dự án trọng điểm: Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi; Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ và thu hút phát triển du lịch; Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp vùng Tây của huyện; Xây dựng, phát triển đô thị Hà Lam (đô thị loại IV); Quy hoạch, xây dựng, phát triển khu đô thị Bình Minh (đô thị loại V); Các dự án trên lĩnh vực văn hóa: Trung tâm Văn hóa Thể thao, Nhà Thiếu nhi, Thƣ viện, Nhà Truyền thống huyện; tiếp tục xây dựng hoàn thành công trình Đền Tƣởng niệm các AHLS huyện.[40]

3.1.3. Tiềm năn đất đ

Tiềm năng đất đai là khả năng mở rộng diện tích của các loại đất cả về không gian lẫn thời gian, khả năng tăng năng suất của các loại cây trồng vật nuôi trên một đơn vị diện tích nhất định, nói cách khác tiềm năng đất đai bao gồm tiềm năng về số lƣợng và chất lƣợng kể cả đất đang sử dụng và đất chƣa sử dụng.

* Đất đang sử dụng

Năm 2016 toàn huyện Thăng Bình có 39.591,58 ha đất đã đƣợc sử dụng vào các mục đích khác nhau chiếm 96.04 % diện tích tự nhiên.

Đất đang sử dụng đƣợc phân bố theo cơ cấu nhƣ sau:

- Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có 29.081,66 ha, chiếm 73,45 % đất đã sử dụng.

- Đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có 10.509,92 ha chiếm 26,55 % đất đã sử dụng.

Trong các loại đất đã sử dụng, còn có thể tận dụng không gian, thời gian một cách khoa học và có kế hoạch để phát huy thêm tiềm năng của chúng.

Đối với đất nông nghiệp hệ số sử dụng đất cây hàng năm mới đạt 1.62 lần năm 2016. Nhƣ vậy, nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng về thuỷ lợi và lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bố trí mùa vụ hợp lý thì có thể tăng diện tích gieo

trồng thêm hàng trăm ha, đây là biện pháp ít tốn kém và có tính khả thi cao nhất để phát huy tiềm năng đất đai của huyện.

*Trong đất phi nông nghiêp

+ Đối với đất ở: các khu dân cƣ nông thôn đã đƣợc hình thành trƣớc đây và việc quy hoạch các khu dân cƣ nông thôn chƣa đƣợc triển khai tích cực. Vì vậy, cần tiến hành quy hoạch các khu dân cƣ, theo hƣớng mở các vùng đất mới và bố trí xen kẽ vào các khu dân cƣ đã có.

+ Đối với đất chuyên dùng: Hiện nay một số loại đất chuyên dùng nhƣ đất xây dựng, đất thuỷ lợi... sử dụng ở một số nơi chƣa hợp lý, hiệu quả chƣa cao, nếu đƣợc điều chỉnh, đầu tƣ hợp lý việc sử dụng đất sẽ tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

* Đất chưa sử dụng

Đất chƣa sử dụng của huyện Thăng Bình năm 2016 có 1632.97 ha chiếm 3,96 % diện tích tự nhiên (trong đó, đất bằng chưa sử dụng chiếm 100%).

Đất bằng chƣa sử dụng phần lớn phân bố ở vùng đồng bằng ven biển, đây là vùng có mật độ dân cƣ cao, cơ sở hạ tầng tƣơng đối khá, nhƣng do một số đặc điểm hạn chế nhƣ bị nhiễm mặn, phèn, ngập lụt vào mùa mƣa, phân bố không tập trung, diện tích manh mún nên khả năng sử dụng bị hạn chế.

Tuy nhiên, do địa hình và chất lƣợng đất khá nên có thể bố trí khai thác triệt để loại đất này nhờ các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, tƣới tiêu, cải tạo đồng ruộng.

Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày nhƣ lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích bị nhiễm mặn, ven sông có thể khai thác cải tạo để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Một diện tích khá lớn nữa là đất cồn cát ven biển có khả năng trồng rừng phòng hộ.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN THĂNG BÌNH. CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN THĂNG BÌNH.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Thăng Bình rút ra bài học kinh nghiệm, những mặt đạt đƣợc cần đƣợc khuyến khích phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc phục. Những điểm còn chƣa tốt trong quản lý cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh. Trên cơ sở các đánh giá về kết quả quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Thăng Bình giai đoạn 2011-2016. Trong phạm vi Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình theo hai nhóm giải pháp chính, đó là:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình;

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý n à nƣớc về đất đ ủa huyện T ăn Bìn .

a. Giải pháp về công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai

Kinh tế tăng trƣởng dẫn đến tăng nhu cầu đất đai là điều tất yếu, tuy nhiên cũng có nhiều mặt trái nhƣ: khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, vi phạm đất đai diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn,... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của ngƣời dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Do thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của ngƣời quản lý,....dẫn đến việc sử dụng đất chƣa hiệu quả và không công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi ngƣời có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hƣớng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và tạo đƣợc ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm minh, hiệu quả, theo tác giả cần thực hiện những nội dung nhƣ sau:

- Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luậtvững mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tƣ pháp,thu hút đƣợc một lực lƣợng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia.

- Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tƣơng trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy công tác này là nhiệm vụ thƣờng xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả cao thì việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua, một số phòng ban, đoàn thể đã làm tƣơng đối tốt việc này, nhƣ : Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Tƣ pháp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thăng Bình; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân... Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn có nhiều tồn tại nhất là việc triển khai thực hiện các chƣơng trình phối hợp đôi lúc còn mang tính hình thức chƣa mang lại hiệu quả thiết thực.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhƣng hiệu quả lại rất cao. Ngoài việc tăng cƣờng đƣa tin về các văn bản pháp luật mới ban hành thì các ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục riêng để đề cập đến các văn

bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai, góp phần làm tăng thêm hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.

- Các cấp, các ngành cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thƣờng xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhƣ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị mình các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật...

- Rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai, hệ thống thành tập văn bản, trong đó phân biệt rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã thay thế. Văn bản đƣợc hệ thống theo thứ tự: Trung ƣơng, tỉnh, huyện và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra cứu. Đồng thời, thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức), thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại nhƣ: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ: thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhƣợng, chuyển đổi, thừa kế,…tất cả các loại quy trình này phải đƣợc niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, thị trấn, xã và các tụ điểm dân cƣ công cộng, đồng thời đƣa trên trang Website của huyện.

- Trang Website phải đƣợc thƣờng xuyên đăng tải những văn bản mới, những thông tin liên quan đến đất đai nhƣ: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị huyện Thăng Bình; các dự án đầu tƣ, quy mô đất đai, tiến độ thực hiện thu hồi đất, chính sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, giá đất trên địa bàn huyện,…Đồng thời, thiết lập email (thƣ điện tử) có bộ phận chuyên trách tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi của nhà đầu tƣ và ngƣời dân.

b. Giải pháp về công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính

- Ứng dụng công nghệ và xây dựng giải pháp nâng cao độ chính xác trong đo đạc. Điều này gắn với việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật đo đạc đối với các cán bộ thực hiện công tác đo đạc theo các công nghệ tiên tiến nếu mua công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)