GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝNHÀ NƢỚCVỀ ĐẤT ĐAICỦA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝNHÀ NƢỚCVỀ ĐẤT ĐAICỦA

CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN THĂNG BÌNH.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Thăng Bình rút ra bài học kinh nghiệm, những mặt đạt đƣợc cần đƣợc khuyến khích phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc phục. Những điểm còn chƣa tốt trong quản lý cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh. Trên cơ sở các đánh giá về kết quả quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Thăng Bình giai đoạn 2011-2016. Trong phạm vi Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình theo hai nhóm giải pháp chính, đó là:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Thăng Bình;

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý n à nƣớc về đất đ ủa huyện T ăn Bìn .

a. Giải pháp về công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai

Kinh tế tăng trƣởng dẫn đến tăng nhu cầu đất đai là điều tất yếu, tuy nhiên cũng có nhiều mặt trái nhƣ: khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, vi phạm đất đai diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn,... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của ngƣời dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Do thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của ngƣời quản lý,....dẫn đến việc sử dụng đất chƣa hiệu quả và không công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi ngƣời có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hƣớng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và tạo đƣợc ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm minh, hiệu quả, theo tác giả cần thực hiện những nội dung nhƣ sau:

- Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luậtvững mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tƣ pháp,thu hút đƣợc một lực lƣợng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia.

- Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tƣơng trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy công tác này là nhiệm vụ thƣờng xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả cao thì việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua, một số phòng ban, đoàn thể đã làm tƣơng đối tốt việc này, nhƣ : Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Tƣ pháp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thăng Bình; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân... Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn có nhiều tồn tại nhất là việc triển khai thực hiện các chƣơng trình phối hợp đôi lúc còn mang tính hình thức chƣa mang lại hiệu quả thiết thực.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhƣng hiệu quả lại rất cao. Ngoài việc tăng cƣờng đƣa tin về các văn bản pháp luật mới ban hành thì các ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục riêng để đề cập đến các văn

bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai, góp phần làm tăng thêm hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.

- Các cấp, các ngành cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thƣờng xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhƣ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị mình các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật...

- Rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai, hệ thống thành tập văn bản, trong đó phân biệt rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã thay thế. Văn bản đƣợc hệ thống theo thứ tự: Trung ƣơng, tỉnh, huyện và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra cứu. Đồng thời, thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức), thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại nhƣ: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ: thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhƣợng, chuyển đổi, thừa kế,…tất cả các loại quy trình này phải đƣợc niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, thị trấn, xã và các tụ điểm dân cƣ công cộng, đồng thời đƣa trên trang Website của huyện.

- Trang Website phải đƣợc thƣờng xuyên đăng tải những văn bản mới, những thông tin liên quan đến đất đai nhƣ: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị huyện Thăng Bình; các dự án đầu tƣ, quy mô đất đai, tiến độ thực hiện thu hồi đất, chính sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, giá đất trên địa bàn huyện,…Đồng thời, thiết lập email (thƣ điện tử) có bộ phận chuyên trách tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi của nhà đầu tƣ và ngƣời dân.

b. Giải pháp về công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính

- Ứng dụng công nghệ và xây dựng giải pháp nâng cao độ chính xác trong đo đạc. Điều này gắn với việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật đo đạc đối với các cán bộ thực hiện công tác đo đạc theo các công nghệ tiên tiến nếu mua công nghệ mà không đào tạo thì gây lãng phí vì không có con ngƣời sử dụng đƣợc công nghệ mới.

- UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát, thống kê các trƣờng hợp chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trên cơ sở số liệu thống kê, kiểm kê, UBND các xã, thị trấn phối hợp cùng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên Môi trƣờng trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện đo đạc, điều chỉnh, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện.

- Tiến hành đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và thiết lập cơ sở dữ liệu bản đồ số. Để thực hiện vấn đề này, chính quyền huyện cần thuê các đơn vị tƣ vấn đủ năng lực, đáp ứng về thời gian hoàn thành, độ chính xác cao ở các hạng mục nhƣ: Xây dựng dự toán kinh phí, thực hiện đo đạc địa chính đồng thời chính quyền huyện cần cân đối bố trí đủ kinh phí để thực hiện. Các Sản phẩm này sẽ phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là căn cứ thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai.

- Nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ về thẩm định các hồ sơ đo đạc, tham gia cùng các đơn vị đƣợc thuê thực hiện các công tác về đo đạc địa chính, thống kê, thiết lập cơ sở dữ liệu số để giám sát, theo dõi và nghiệm thu đảm bảo khối lƣợng và chất lƣợng theo hợp đồng đã ký kết.

c. Giải pháp đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

sẽ khắc phục đƣợc tình trạng khiếu nại, tố cáo của ngƣời dân; có đầy đủ thông tin về ngƣời sử dụng đất và hồ sơ địa chính nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tốt hơn; đồng thời, là điều kiện để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện Thăng Bình số lƣợng diện tích đất cần phải cấp giấy trong thời gian đến là khá lớn. Đối với tổ chức sử dụng đất còn 12%, hộ gia đình, cá nhân còn hơn 35% diện tích phải cấp, nhất là đất ở. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong thời gian đến cần phải có biện pháp cụ thể, đồng bộ mới đẩy nhanh tiến độ cấp giấy đáp ứng nhu cầu ngƣời dân.

- Xây dựng đề án cấp giấy CN QSD đất đồng loạt trên địa bàn huyện phải xác định rõ thời gian hoàn thành, các điều kiện cần phải đáp ứng nhƣ: con ngƣời, kinh phí, cách thức tổ chức thực hiện, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và phƣờng, xã. Khắc phục tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng lẻ nhƣ hiện nay; ngƣời dân cần đến đâu, Nhà nƣớc cấp đến đó bằng việc cấp đồng loạt cho tất cả các loại đất. Để thực hiện đƣợc vấn đề này, chính quyền huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng rà soát, thống kê toàn bộ số lƣợng giấy chứng nhận và diện tích đất đã cấp, diện tích các loại đất cần phải cấp.

- UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và VP ĐK QSD đất viết lại các quy trình, thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngắn gọn, dễ hiểu hơn, nêu rõ thời gian thực hiện, trách nhiệm từng cơ quan, sự luân chuyển hồ sơ, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của huyện, thị trấn, xã, các loại giấy tờ cần thiết mà ngƣời dân phải nộp, nghĩa vụ tài chính,..sau khi ban hành, phải đƣợc công khai trên website huyện và niêm yết tại nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Có biện pháp xử lý đối với các cán bộ công chức, viên chức làm chậm trễ so

với quy trình đã niêm yết công khai.

- Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện vì tiến độ cấp giấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố, nghĩa vụ tài chính ngƣời dân phải thực hiện. Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành, khi Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có các khoản tiền mà ngƣời dân phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc, đó là tiền sử dụng đất (đối với trƣờng hợp đất không có giấy tờ) thuế thu nhập cá nhân (đối với trƣờng hợp chuyển nhƣợng QSD đất), phí và lệ phí trƣớc bạ đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, hiện nay công tác phối hợp giữa cơ quan thuế, một cửa và ngƣời sử dụng đất chƣa tốt dẫn đến ngƣời dân than phiền trong quá trình nộp tiền hay bị phạt vì quá thời gian quy định.

d. Giải pháp quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quản lý tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thăng Bình nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bởi vì, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đã đƣợc cấp có thẩm quyền xét duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất nhƣ: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có giá trị nhƣ một văn bản pháp luật. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện cần thực hiện các vấn đề sau:

- Hoàn thiện công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã, thị trấn; Căn cứ quy định hiện hành đồng thời kết hợp với các chƣơng trình nhƣ: Xây dựng đô thị văn minh (ở thị trấn Hà Lam) xây dựng nông thôn mới, tích tụ ruộng đất. Kinh phí thực hiện từ ngân sách huyện (lấy từ nguồn thu từ đất qua đấu giá quyền sử dụng đất ở tại các khu quy hoạch dân cƣ có sẵn). Từ đó đất đai đƣợc sử dụng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phƣơng

- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, chính quyền huyện thuê đơn vị tƣ vấn có kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu lập “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lồng ghép quy trình xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới, tích tụ ruộng đất, xây dựng đô thị loại 4 tại xã Bình Minh vào năm 2020 . Trong quá trình thực hiện cần tham khảo các ý kiến của ngƣời dân, các chuyên gia, phản biện, đánh giá tìm ra phƣơng án quy hoạch tối ƣu nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các quy hoạch đƣợc phê duyệt, chính quyền huyện tiến hành cắm mốc phân định từng khu vực quy hoạch, công khai quy hoạch cho dân biết và đƣa vào website của huyện.

- Cần có tƣ duy chiến lƣợc trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng hay điều chỉnh, bổ sung làm hiệu quả công việc thấp mà còn dễ tạo điều kiện cho các bộ địa chính các xã, thị trấn cũng nhƣ các cơ quan thực hiện quản lý nhà nƣớc cấp huyện tham nhũng trong công quản lý đất đai.

e. Giải pháp quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Quỹ đất của huyện còn khá dồi dào, trên cơ sở quy hoạch đƣợc duyệt, chính quyền huyện cần chỉ đạo xác định quỹ đất còn lại có thể giao hoặc cho thuê để các nhà đầu tƣ thực hiện dự án theo quy hoạch. Chính quyền huyện cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tƣ nhƣ: mục đích sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao công trình, năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ đầu tƣ, phƣơng thức kinh doanh,…và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tƣ phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Sự lựa chọn các tiêu chuẩn xét duyệt phải công khai, minh bạch, rõ ràng.

thuê đƣợc khả thi, thì chính quyền huyện cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng trƣớc để có đất sạch giao cho nhà đầu tƣ ngay sau khi trúng đấu giá, đấu thầu dự án nhƣ: căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị đƣợc duyệt, tiến hành thông báo thu hồi đất, thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Công tác thu hồi đất, lập phƣơng án thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, cũng nhƣ các phƣơng án khác có liên quan tới lợi ích của ngƣời dân đảm bảo thực sự công khai minh bạch. Riêng việc tái định cƣ đối với nhà ở, chính quyền huyện cần thay đổi chính sách đang áp dụng là Nhà nƣớc phải giao đất ở tái định cƣ bằng chính sách mở dƣới nhiều hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)