Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)

Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy, mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng” vẫn sử dụng 6 khái niệm là các khái niệm thành phần tác động lên “Ý định mua”, đó là: (1) Niềm tin. (2) Nhận thức về giá. (3) Hình thức của rau an toàn. (4) Ý thức sức khỏe. (5) Chất lượng cảm nhận.

(6) Mối quan tâm về an toàn thực phẩm.

Tổng cộng có 25 biến quan sát để đo lường cho 7 khái niệm trong mô hình nghiên cứu.

Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng.

Sau giai đoạn nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi sẽ được điều chỉnh qua các bước tiếp theo.

Bng 2.10: Các bước hoàn thin bn câu hi

Bước Nội dung

1 - Bản câu hỏi sẽ được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia - Thực hiện hiệu chỉnh bản câu hỏi phù hợp

2 - Bản câu hỏi được thử nghiệm qua hình thức phỏng vấn thử với khoảng 5 đối tượng đểđánh giá bản câu hỏi.

- Thực hiện hiệu chỉnh bảng câu hỏi phù hợp.

3 - Bản câu hỏi sẽ triển khai thu thập số liệu thử với khoảng 5 đối tượng để kiểm tra các yếu tố liên quan: từ ngữ sử dụng, ý nghĩa câu hỏi và các chọn lựa, chiều dài, hình thức bố trí và trình bày, các hướng chọn lựa và trả lời chưa dựđoán trước.

- Thực hiện hiệu chỉnh bản câu hỏi phù hợp.

4 - Bản câu hỏi được hoàn chỉnh để tiến hành phỏng vấn thật sự

trong giai đoạn nghiên cứu định lượng.

2.4.3.Thiết kế bảng câu hỏi

Bản câu hỏi được thiết kế dựa vào các thang đo trong mô hình đề xuất. Ngoài phần giới thiệu đề tài nghiên cứu, bản câu hỏi gồm có 2 phần:

- Phần 1: Ghi nhận các thông tin cá nhân (yếu tố nhân khẩu học) của

đối tượng nghiên cứu.

- Phần 2: Thông tin đánh giá của người mua về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua của họ.

Trong nghiên cứu này bản câu hỏi sử dụng thang đo Likert bảy mức độ

từ 1 đến 7, cụ thể :

“1: Hoàn toàn không đồng ý”. “2: Không đồng ý”.

“3: Hơi không đồng ý.

“4: Trung lập (không có ý kiến)”. “5: Hơi đồng ý”.

“6: Đồng ý”.

“7: Hoàn toàn đồng ý”.

Bản câu hỏi khảo sát ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phốĐà Nẵng (phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)