Kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm thu nhập
Bảng 3.27: Test of Homogeneity of Variances của biến thu nhập
Test of Homogeneity of Variances
YDINH
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,890 5 195 ,489
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả trong bảng, Sig. của thống kê Levene = 0,489 (> 0,05) nên ởđộ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau”. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Bảng 3.28: Kiểm định ANOVA – thu nhập
ANOVA
YDINH
Sum of
Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 8,271 5 1,654 1,251 ,287 Within Groups 257,961 195 1,323
Total 266,232 200
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Kết quả phân tích ở bảng 3.28, ta thấy: Sig. là 0,287 > 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau”. Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng giữa các nhóm thu nhập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày kết quả thống kê mô tả mẫu và kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và phân tích ANOVA.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, 22 biến quan sát đều đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Kết quả phân tích EFA là 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất vẫn được giữ nguyên.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy tất cả 6 nhân tố trong mô hình đều đạt độ tin cậy và có tác động cùng chiều đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng, mức độ tác động theo thứ tự giảm dần lần lượt là: (1) Chất lượng cảm nhận; (2) Nhận thức về giá; (3) Mối quan tâm về an toàn thực phẩm; (4) Ý thức sức khỏe; (5) Hình thức của rau an toàn; (6) Niềm tin.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính, độ tuổi và thu nhập đối với ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH