Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.6. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

a. Nội dung phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm trong sản xuất, kinh doanh thông qua các nội dung: Lập sơ đồ các khâu (các lĩnh vực) và phân tích mối liên kết chính trong mỗi khâu hay lĩnh vực đó. Chỉ ra đƣợc các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đƣa ra can thiệp hợp lý.

b. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng và phát triển bền vững.

1.1.7. Các yếu tố ản ƣởn đến quá trình thực hành chuỗi

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các tác nhân trong chuỗi

gồm: Cấu trúc tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa doanh nghiệp,..; công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động tạo ra giá trị cho sản phẩm/dịch vụ; Mua sắm các yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố hỗ trợ khác; Hệ thống thu thập và phân tích thông tin, văn phòng đại diện, kho bãi,...Đất đai và tƣ liệu sản xuất khác.

b. Số lượng các tác nhân trong chuỗi

Trong một chuỗi giá trị, tùy vào tính chất và quy mô của chuỗi, số lƣợng các tác nhân theo đó có thể ít hay nhiều. Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, có thể chia thành các nhóm cơ bản là: Tác nhân sản xuất; tác nhân thu gom; tác nhân chế biến; tác nhân thƣơng mại. Ngoài các tác nhân chính tham gia chuỗi còn có các tác nhân cung cấp đầu vào cho tất cả các khâu trong chuỗi và các nhà hỗ trợ chuỗi.

c. Mức độ liên kết của các tác nhân trong chuỗi

Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chuỗi.

d. Chính sách pháp luật liên quan

Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ, hoặc củng cố HTX theo Luật HTX năm 2012 là một biện pháp có tác động tích cực trong việc phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.

Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, cần xây dựng mối “liên kết 4 nhà” theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg; Chỉ thị 25/2008/CT/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm nông sản qua hợp đồng. Đây là các chính sách quan trọng của Chính phủ tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

1.1.8. Các bƣớc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp

Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị thể hiện các chức năng của chuỗi đƣợc thực hiện bởi tập hợp những khâu trong chuỗi, mô tả mối liên hệ của các tác

nhân trong chuỗi. Xác định các khâu trong chuỗi giá trị đƣợc tiến hành tuần tự theo từng khâu kế trƣớc ngƣời tiêu dùng và sau đó khâu kế tiếp. Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi bao gồm các hoạt động tuần tự từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến thu gom, chế biến và thƣơng mại.

Bước 2: Xác định các tác nhân chính trong chuỗi giá trị mô tả và lƣợng hoá chi tiết chuỗi giá trị gồm: Chuỗi giá trị nhà cung ứng, chuỗi giá trị nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trƣờng và chuỗi giá trị khách hàng.

Đồng thời, xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị với các nội dung định hƣớng cụ thể về ngƣời hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi.

Bước 3: Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị và chung cho ngành hàng.

Dòng chuyển dịch thông tin và sản phẩm trong chuỗi đƣợc phân tích về hiện trạng và các mối liên kết bao gồm liên kết ngang và liên kết dọc.

Kết luận từ phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho biết liên kết của các khâu có đƣợc tổ chức chặt chẽ không; ngƣời nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể; các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng việc, đúng lúc và việc phát huy hiệu quả các mối liên kết kết ngang và liên kết dọc.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Cơ sở thực tiễn ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm

a. Ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm trên thế giới

Gartner, Công ty nghiên cứu và tƣ vấn về thông tin công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Stamford, CT 06902-7700 - U.S.A. Qua hơn 7 năm nghiên cứu những chuỗi cung ứng của hàng trăm doanh nghiệp, Gartner vừa công bố 25 công ty ứng dụng thành công chuỗi giá trị hàng đầu thế giới, 10 công ty đứng đầu là Apple, dell, P&G, RIM, Amazon, Cisco, Walmart, Pepsi, Sam Sung, Cocacola.

Những nhà phân tích chuỗi giá trị của Gartner chỉ ra xu hƣớng dễ nhận thấy ở các công ty là sự di chuyển từ khái niệm “chuỗi cung ứng” thành “chuỗi giá trị”. Ví dụ Cisco Systems, nơi tổ chức áp chuỗi cung ứng đƣợc gọi là “Quản lý chuỗi giá trị khách hàng” Cisco đã tung sản phẩm mới nhanh chóng và thành công, dịch vụ khách hàng không chỉ sửa chữa những lỗi xuất hiện trên thị trƣờng mà còn theo dõi những giải pháp toàn bộ và kiểm soát chất lƣợng. Hãng máy tính Dell đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng đã đột phá trong việc quản lý chuỗi cung ứng từ rất sớm với mô hình trực tiếp, thiết kế theo đơn hàng và quản lý tồn kho đúng hạn cho phép Dell điều chỉnh chi phí, tốc độ và mức độ dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. Kết quả cuối cùng là sự kết nối với khách hàng chặt hơn, sự cộng tác nội bộ đƣợc cải thiện, mức độ chính xác của dự báo tăng và chi phí cắt giảm đƣợc 1,5 tỷ USD từ 2008 đến 2010. Trên lĩnh vực nông nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất cung đã đƣợc ứng dụng thành công ở rất nhiều quốc gia.

Tại Malaysia, để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cọ dầu, Chính phủ Malaysia đầu tƣ cho nghiên cứu giống cọ dầu tốt nhất và nghiên cứu phƣơng pháp canh tác thích hợp nhất cho các vùng đất cọ dầu khác nhau. Để khuyến khích ngƣời dân, Chính phủ Malaysia ban hành chính sách miễn thuế 10 năm đầu cho những ai đầu tƣ trồng cọ dầu trên đất mới khai phá và miễn 5 năm đầu cho những trang trại cao su già cỗi chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang trồng cọ dầu.

Đồng thời Nhà nƣớc lập dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) để xây dựng những nông trƣờng cọ dầu (dân Malaysia quen gọi là Felda). Vốn WB đƣợc dùng vào việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất, xây nhà ở cho nông trƣờng viên, xây đƣờng sá giao thông trong nông trƣờng, xây chợ, trƣờng học và nhà máy sơ chế dầu cọ. Ngƣời dân đƣợc chọn vào Felda ký nhận nợ để cấp nhà ở, một lô đất, giống cây và phân bón. Nhờ phát triển tốt chuỗi giá trị,

trong vòng 20 năm, Malaysia đẫ trở thành nƣớc xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới.

Tại Hàn Quốc, vào những nhăm 1970, khi đất nƣớc Hàn còn rất nghèo, Tổng thống Park Chung Hee phát động và trực tiếp chỉ đạo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (Saemual Undong) với tinh thần cần mẫn, tự lực và hợp tác để khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị cung ứng khách hàng, các xí nghiệp chế biến nhỏ mọc lên khắp làng quê. Nông dân cùng xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm có chất lƣợng phục vụ khách hàng, nhà nƣớc hỗ trợ quảng bá sản phẩm và logistics. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản nông dân làm ra đều bán hết và bán đƣợc giá cao. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP vùng nông thôn Hàn Quốc từ gần 100 USD/ngƣời/năm đã tăng lên trên 10.000 USD/ngƣời/năm.

b. Những ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam

Hiện nay, đã có khá nhiều ngành hàng nông nghiệp của Việt nam đang đƣợc quan tâm áp dụng chuỗi giá trị. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất nƣớc với cánh đồng lúa 1,6 triệu ha, đóng góp trên 50% tổng sản lƣợng lúa hàng hóa và gần 100% lƣợng gạo xuất khẩu của cả nƣớc. Việc nỗ lực đẩy mạnh xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa đã giúp cho ngƣời sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo và tăng thu nhập cho ngƣời trồng lúa.

Hồ tiêu Việt Nam đã hơn 10 năm liền đứng số một thế giới về xuất khẩu; Vùng hồ tiêu Chƣ Sê (tỉnh Gia lai) có khoảng 4.000 ha, cho sản lƣợng 15.000 tấn - 20.000 tấn (chiếm 17%-20% sản lƣợng hồ tiêu cả nƣớc), là địa bàn duy nhất có đăng ký nhãn hiệu tập thể. Do chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu chƣa đƣợc áp dụng nên dù có mặt trên 150 quốc gia trên thế giới nhƣng hiện hồ tiêu Việt Nam vẫn chƣa đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng thế giới biết đến bởi 95% sản lƣợng hồ tiêu đƣợc xuất khẩu chỉ dƣới dạng sản phẩm mới qua

sơ chế. Không những thế, hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu còn phải thông qua 3 đối tác chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ, vì vậy khi bán ra thị trƣờng thế giới đều dƣới tên nhà sản xuất nƣớc ngoài. Chính điều này khiến giá hồ tiêu trong nƣớc khi xuất khẩu thƣờng bị thấp hơn giá bán thành phẩm từ 30% - 40% giá trị vì không có thƣơng hiệu.

Thực tế ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy còn nhiều tồn tại cần điều chỉnh; song thực tế cũng đã cho thấy chỉ khi tham gia và thực hành có hiệu quả chuỗi giá trị mới có thể tạo ra sự chuyển đổi về chất nền sản xuất nông nghiệp đang manh mún, lạc hậu nhƣ hiện nay sang nền nông nghiệp hƣớng đến thị trƣờng và có sức cạnh tranh cao

1.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản hẩm hồ tiêu

a. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu thế giới

Theo IPC, năm 2016 toàn thế giới SX khoảng 410.000 tấn Hồ tiêu, trong đó các nƣớc thuộc IPC đạt khoảng 357.500 tấn, SX toàn cầu tăng khoảng 50.000 tấn so với 2014, trong đó lƣợng XK ƣớc đạt 293.000 tấn, cao hơn khoảng 15.000 tấn so với 2014. Tình hình sản xuất của các nƣớc sản xuất Hồ tiêu chính:

Ấn Độ: Năm 2016, sản xuất hồ tiêu của Ấn Độ phát triển mạnh do nông dân thấy có thu nhập tốt. Sản lƣợng tăng khoảng 28.000 tấn so 2014. Tuy nhiên tiêu dùng nội địa của Ấn Độ luôn cao, tăng hơn năm trƣớc nên lƣợng xuất khẩu không tăng. Một lƣợng lớn Hồ tiêu đầu cơ đƣợc bán ra nhiều hơn năm trƣớc nhƣng chất lƣợng không tốt (đƣợc cho là nhiễm dầu) nên giá không hấp dẫn.

Malaysia: Năm 2016 đƣợc coi là năm thành công của ngành Hồ tiêu Malaysia, sản lƣợng cao hơn 2014, đạt khoảng 22.500 tấn, tăng khoảng 2%, sản lƣợng XK khoảng 14.500 tấn, cao hơn khoảng 1.000 tấn so năm trƣớc.

Brazil: Sản lƣợng sản xuất năm 2016 có tăng so 2014 nhƣng không đáng kể. Tiêu dùng trong nƣớc ổn định nên lƣợng XK đạt khoảng 36.000 tấn, cao hơn khoảng 2.000 tấn so 2014.

Sri Lanka: Lợi nhuận từ cây Hồ tiêu tốt cũng khiến ngƣời dân Sri Lanka tăng mạnh diện tích vài năm trƣớc. Năm 2016, sản lƣợng tăng gần gấp đôi 2014, đạt khoảng 27.000 tấn, XK khoảng 18.000 tấn, cao hơn 10.000 tấn so 2014.

Indonesia: Sản lƣợng 2016, tăng khoảng 20.000 tấn so với 2014 trong đó XK cũng tăng mạnh, đạt khoảng 66.000 tấn, vƣợt xa dự kiến và cao hơn năm trƣớc tới 31.268 tấn. Sản lƣợng tăng mạnh chủ yếu do vùng Lampung đƣợc mùa lớn. Một lƣợng lớn Hồ tiêu của Indonesia đã đƣợc nhập về Việt Nam.

b. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu tại Việt Nam

Năm 2015, trong bối cảnh khó khăn về thời tiết và thƣơng mại toàn cầu có thêm nhiều rào cản kỹ thuật mới, ngành Hồ tiêu Việt Nam vẫn nỗ lực và đã đạt đƣợc những thành công lớn cả về sản xuất và thƣơng mại. Sản lƣợng XK đạt 133.569 tấn, giảm 15% về lƣợng so với năm 2014. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch lại đạt 1.276,2 triệu USD, tăng 5,4% so với 2014 và là năm đạt kim ngạch XK cao nhất từ trƣớc tới nay. Hồ tiêu Việt Nam vẫn giữ vững là ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Đóng góp vào thành công của ngành công nghiệp Hồ tiêu 2015 là sự nỗ lực của nhiều phía trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp XK, các nhà cung ứng và nông dân SX Hồ tiêu.

- Về diện tích sản xuất: Diện tích Hồ tiêu cho thu hoạch của 7 tỉnh trồng tiêu lớn nhất nƣớc đã tăng gần 10.000 ha so với năm 2014. Trừ có Gia Lai diện tích cho thu hoạch sụt giảm hơn 1.200 ha ở diện tích đang cho thu hoạch (chủ yếu do già cỗi), số tỉnh còn lại đều tăng mạnh, đặc biệt là Bình Phƣớc, Đồng Nai và Gia Lai (phụ lục 1).

- Về năng suất: Kết quả khảo sát của VPA cho thấy tuy diện tích tăng nhƣng năng suất vụ 2015 không đƣợc nhƣ 2014 dẫn tới sản lƣợng vụ 2015 chỉ đạt 130.000 tấn, giảm gần 20.000 tấn so với năm 2014 trong đó sản lƣợng cao nhất vẫn là các địa phƣơng: Gia Lai khoảng 39.650 tấn; Đồng Nai khoảng 23.600 tấn; Bình Phƣớc khoảng 36.396 tấn; Đăk Nông khoảng 17.700 tấn; Đak Lăk khoảng 31.100 tấn; Bà rịa – Vũng tàu khoảng 15.500 tấn.

- Về sản lượng: Khoảng 50% diện tích Hồ tiêu đang thu hoạch ở các địa phƣơng hiện là tiêu già đã khai thác trên 15 năm, tuy chủ vƣờn rất có kinh nghiệm SX, thâm canh tốt nhƣng thời kỳ sung mãn đã hết nên năng suất, sản lƣợng không cao, vƣờn dễ bị sâu bệnh; Hiện chỉ có khoảng 30% diện tích là vƣờn tiêu tơ 5-10 tuổi đang sung mãn, cho năng suất khá, đạt TB khoảng 3-5 tấn/ ha. Trong số này có nhiều vƣờn đƣợc đầu tƣ rất bài bản, chủ vƣờn nhiều kinh nghiệm trong SX theo hƣớng bền vững, tập trung đảm bảo chất lƣợng. Có những vƣờn cho năng suất tới 10 tấn/ha.

- Về tổ chức SX: Nhiều mô hình liên kết SX bắt đầu phát huy hiệu quả khi tình hình chất lƣợng hồ tiêu nói chung đang khó kiểm soát. Các Câu lạc bộ, Hợp tác xã sản xuất Hồ tiêu giỏi, hình thành ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp gắn bó với ngƣời sản xuất trong chuỗi sản xuất - thƣơng mại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ Công ty Nedspice liên kết với nông dân trồng tiêu ở Bình Phƣớc vừa hƣớng dẫn SX theo hƣớng an toàn vừa lien kết tiêu thụ đảm bảo quyền lợi tốt cả hai bên DN và ngƣời ND. Các công ty nhƣ Phúc Sinh, Simexco Đăk Lăk, KSS, Olam, Harris Freeman, Intimex v. v… ngoài việc đầu tƣ xây dựng các vùng SX riêng để chủ động nguồn nguyên liệu còn liên kết với nông dân thong qua các tổ chức của địa phƣơng nhƣ Hội Hồ tiêu ở BR-VT, HH Hồ tiêu Chƣ Sê, Chƣ Pƣh, Lộc Ninh, Đăk Song, Sơn Thành, Phú Quốc v.v để cùng xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ v.v. đã giúp Hồ tiêu ngày một nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và xuất khẩu.

- Tình hình thị trường:Trong Quí 4/2016 Giá trong nƣớc dao động theo xu hƣớng giảm. Giá TB toàn quí giao động quanh mức 135.000 - 138.000 VND/Kg tiêu đen xô Loại 500gr/l, cuối Quí giá càng theo chiều hƣớng đi xuống dƣới 130.000đ/kg, trong khi giá tiêu trắng nội địa khá ổn định; năm 2016, thị trƣờng Hồ tiêu trong nƣớc nhiều biến động, giữa tháng 3/2016 giá tiêu đen xô xuống chỉ còn 130.000 đồng/kg sau đó tăng lên 180.000 đồng/kg

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)