ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 36 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

a. Vị trí địa lý

Gia Lai là tỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên có độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nƣớc biển. Vị trí tiếp giáp nhƣ sau: Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đƣờng biên giới chạy dài khoảng 90 km; Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc giáp tỉnh Kon Tum.

b. Khí hậu, thủy văn

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lƣợng mƣa lớn, không có bão và sƣơng muối. Khí hậu ở đây đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Trong đó, mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

c. Đất đai, thổ nhưỡng: Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp.

d. Đánh giá về các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu tại Gia Lai

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Gia Lai có những thuận lợi khá cơ bản cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây hồ tiêu nói riêng. Cụ thể: Điều kiện đất đai, khí hậu nóng ẩm khá thuận lợi cho cây trồng lâu năm, nhất

là cây hồ tiêu; Sự phân hoá đa dạng của độ cao địa hình đã hình thành nên các tiểu vùng khí hậu thích hợp cho phát triển hồ tiêu với quy mô diện tích lớn, đảm bảo khối lƣợng hàng hóa tập trung cho nhà máy chế biến và xuất khẩu trƣớc mắt cũng nhƣ mở rộng quy mô trong tƣơng lai.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện địa hình, thuỷ văn, khí hậu thời tiết của Gia Lai cũng rất phức tạp đòi hỏi việc tính toán thời vụ và biện pháp canh tác trong sản xuất nông nghiệp rất nghiêm ngặt nhằm né tránh các hiện tƣợng thời tiết bất thuận.

2 1 2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Gia Lai trong những năm qua tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 35 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tổng nguồn vốn huy động và cho vay ngân hàng tăng so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn trong năm 2015 ƣớc đạt 3.050 tỷ đồng.

Cùng với đà duy trì tăng trƣởng kinh tế, các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA đƣợc phân bổ kịp thời. Tuy nhiên các chỉ số năng lực canh tranh (PCI) chƣa đƣợc cải thiện chủ trƣơng, chính sách thu hút đầu tƣ chƣa hiệu quả nhƣ kỳ vọng nên môi trƣờng đầu tƣ đƣợc đánh giá kém hấp dẫn hơn những năm qua. Năm 2015, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Gia Lai tăng từ 56,83 điểm (năm 2015) lên 57,42 điểm (năm 2016), đứng thứ ba ở khu vực Tây Nguyên sau Lâm Đồng, Đắk Lắk và xếp hạng 46/63 tỉnh thành của Việt Nam.

ĐẢM BẢO CHẤT LƢ NG

Biểu đồ 2.1. Chỉ số PCI Gia Lai giai đoạn 2007 – 2016

* Nguồn PCI, 2016

Tóm lại, tỉnh Gia Lai vẫn chƣa tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh thu hút các nhà đầu tƣ. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ nên chƣa có nhiều hoạt động đổi mới, phát triển để tạo động lực cho các chuỗi giá phát triển.

b. Điều kiện xã hội

+ Hiện trạng dân số và phân bổ dân cư:

Dân số trung bình năm 2016 của tỉnh là 1.227.400 ngƣời, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 44,46%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,68%năm. Mật độ dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã và các trục đƣờng giao thông nhƣ thành phố Plieku là 758 ngƣời/km2, thị xã An Khê 330 ngƣời/km2

.

+ Về lao động và việc làm:

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Gia Lai thì kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu của ngƣời nông dân ở Gia Lai khá tốt. Ngƣời nông dân thƣờng tìm hiểu quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc từ kinh nghiệm của những hộ trồng hồ tiêu khác trƣớc khi trồng. Ngƣời nông dân ở Gia Lai có ý thức trong việc thực hiện chính sách bảo vệ rừng của chính quyền. Trƣớc đây, nông dân trồng hồ tiêu thƣờng chặt gỗ rừng làm trụ tiêu để ít tốn chi phí.

c. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sản xuất

Ứng dụng Trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chƣa cao. Thiên tai và dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Việc tăng giá vật tƣ, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất đã làm cho giá trị gia tăng trong sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng chậm.

Công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản sản còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trị không cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ: giao thông, thủy lợi, phục vụ sản xuất chƣa có sự phát triển đồng bộ, khả năng phục vụ sản xuất chƣa cao và mất cân đối so với sự phát triển đô thị; Mật độ dân số phân bố không đều ở các vùng; Gia Lai có lực lƣợng lao động dồi dào từ nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc di dân đến lập nghiệp, song chất lƣợng lao động còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn và hội nhập quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở GIA LAI

2.2.1. Diện tí , năn suất và sản lƣợng hồ tiêu của Gia Lai qua các năm

Hồ tiêu là cây truyền thống và cũng là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Gia Lai. Đặc điểm nổi bật của tiêu khô Gia Lai là cay và thơm ngon nổi tiếng, nhất là hồ tiêu trồng ở vùng Chƣ Sê... Hồ tiêu đƣợc trồng trên hầu hết các địa bàn của tỉnh Gia Lai. Số liệu tại Bảng dƣới cho thấy những năm gần đây, cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng nhanh về diện tích.

Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất hồ tiêu tỉnh Gia Lai C ỉ t êu D ện tí ( ) Năn suất Sản lƣợn Tổn KTCB Kinh doanh (tạ/ ) (tấn) 2011 12746 7306 5440 45,23 24605 2012 14622 8401 6221 45,34 28206 2013 17921 10391 7530 43,16 32497 2014 23169 13104 10065 39,39 39650 2015 25414 14505 10909 39,97 43.601

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2016)

2.2.2. Thực trạng phân bố diện tích sản xuất hồ tiêu tỉnh Gia Lai t eo địa giới hành chính

Theo thống kê đến năm 2015, tỉnh Gia Lai có 25.414 ha hồ tiêu, tập trung chủ yếu ở các huyện Chƣ Sê, Chƣ Prông, Chƣ Pƣh. Năng suất bình quân đạt hơn 3,9 – 4,5 tấn/ha.

Bảng 2.2. Diện tích trồng tiêu Gia Lai năm 2015 phân theo địa bàn

C ỉ t êu D ện tí ( ) Năn suất Sản lƣợn Tổn KTCB Kinh doanh (tạ/ ) (tấn) TP. Pleiku 546 316 230 34.04 783 Thị xã An Khê 0 Thị xã Ayun Pa 0 Huyện Kbang 62 44 18 28.89 52

C ỉ t êu D ện tí ( ) Năn suất Sản lƣợn Tổn KTCB Kinh doanh (tạ/ ) (tấn) Huyện Đắk Đoa 4045 2366 1679 34.97 5872 Huyện Chƣ Păh 384 206 178 34.83 620 Huyện Ia Grai 750 505 245 33.88 830

Huyện Mang Yang 2042 1326 716 38.65 2767

Huyện Krông Chro 36 27 9 27.78 25

Huyện Đức Cơ 1115 615 500 37.98 1899 Huyện Chƣ Prông 4576 2559 2017 39.93 8053 Huyện Chƣ Sê 6789 3751 3037.5 37.11 11272 Huyện Đắk Pơ 4 3.9 0.4 25.00 1 Huyện Ia Pa 0 Huyện Krông Pa 0 Huyện Phú Thiện 19 12 7 32.86 23 Huyện Chƣ Pƣh 5046 2774 2272 50.19 11404

2.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HỒ TIÊU GIA LAI

2.3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Gia Lai

Dòng

SP

Các hộ sản xuất tiêu

tại địa phƣơng Tiêu tƣơi, tiêu khô

Tiêu đóng gói hút chân không 100 gam Tiêu đóng chai 50 gam Tiêu đóng bao 50 kg Ho ạt đ ộ ng .Ƣơm giống; trồng trụ, trồng mới .Bón phân .Thuốc BVTV .Tƣới nƣớc .Thu hái

.Thu gom hàng ngày .Vận chuyển về nhà .Phơi, tuyển lựa .Đóng bao .Bốc lên xe

.Nhập kho, bảo quản .Làm sạch

.Tuyển lựa .Sấy .Đóng gói

.Chuyển đến của hàng

Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Gia Lai

Chuỗi giá trị tiêu Gia Lai hình thành đựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm ngƣời trồng, thƣơng nhân và các cơ sở doanh nghiệp sơ chế, chế biến sản phẩm tiêu. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ nông nghiệp và thông tin thị trƣờng…

Các dòng sản phẩm chính của hồ tiêu Gia Lai: Dòng sản phẩm hồ tiêu của Gia Lai bao gồm hạt tiêu tƣơi và hạt tiêu qua sơ chế, chế biến.

Các kênh tiêu thụ chủ yếu: Kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu nội địa và kênh xuất khẩu.Từ mô tả và các phân tích về dòng luân chuyển của sản phẩm trong chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Gia Lai, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Hộ sản xuất cá thể tiếp nhận các loại giống, vật tƣ sản xuất từ cơ sở dịch vụ khác nhau. Việc tiếp nhận và vận chuyển diễn ra hết sức phong phú và khó kiểm soát do các cá thể phân tán và không xác định đƣợc. Điểm chung

Nông dân Ngƣời thu gom Công ty Thƣơng mại Xuất

K ẩu S êu t ị,

nhất là khối lƣợng thƣờng nhỏ và phƣơng tiện vận chuyển thô sơ, sản phẩm làm ra đƣợc sơ chế và phơi khô, đóng bao lƣu trữ tại nhà.

Ngƣời thu gom thực hiện thu gom sản phẩm từ các hộ đơn lẻ về tại điểm tập trung của mình. Tại điểm tập trung sản phẩm đƣợc sơ chế lại, phơi khô, đóng bao và lƣu giữ tại kho. Đặc điểm kho thƣờng là nơi tạm lƣu trong thời gian ngắn nên điều kiện bảo quản sản phẩm không đảm bảo. Tuy nhiên do khối lƣợng không lớn và thời gian lƣu trữ ngắn nên đây là phƣơng án tiết kiệm nhất trong vận chuyển của hộ thu gom.

Cơ sở chế biến có hệ thống phƣơng tiện ô tô vận tải chuyên dùng để thu gom sản phẩm từ các đại lý nhỏ và chuyển sản phẩm chế biến đến nơi tiêu thụ. Tại cơ sở chế biến có hệ thống kho chuyên dụng đảm bảo các yếu tố bảo vệ sản phẩm thô cũng nhƣ sản phẩm chế biến. Các sản phẩm chế biến đƣợc nhập thẳng vào hệ thống logicstics của Co.opmark có tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam cũng nhƣ các chợ...Nhƣ vậy, quá trình vận chuyển sản phẩm thực hiện khá đồng bộ giữa các khâu trong chuỗi, cơ bản đúng thời điểm thích hợp và tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển, lƣu kho, bảo quản.

2.3.2. Các thành phần tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Gia Lai

a. Nguồn cung sản phẩm đầu vào

+ Giống: Thực trạng nguồn cung cấp giống: Cơ sở cung cấp giống tiêu là tác nhân phụ cho sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có Trung tâm nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu – thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các cơ sở cung cấp giống tiêu tại các huyện Chƣ Sê, Chƣ Prông…

+ Phân bón, vật tư: Đại lý vật tƣ cung ứng cho sản xuất các loại phân bón vô cơ, nông cụ, nhiên liệu cho máy móc. Đây là tác nhân chính mà tất cả các hộ nông dân trên địa bàn đều có quan hệ giao dich thƣờng xuyên. Tại 9 xã điều tra, quan sát cho thấy có 35 cơ sở dịch vụ vật tƣ nông nghiệp tại chỗ. Tại các huyện Chƣ Sê, Chƣ Pƣh, Chƣ Prông, Mang Yang… đều có cửa hàng cung

ứng vật tƣ nông nghiệp. Ngƣời dân chọn nơi mua vật tƣ tại chỗ quen thân để có thể mua trả chậm và dễ dàng đổi trả vật tƣ khi cần thiết.

Qua khảo sát các đại lý cung ứng vật tƣ nông nghiệp tại ba huyện Chƣ Sê, Chƣ Pƣh, Chƣ Prông cho thấy chủ các đại lý đều có kinh nghiệm kinh doanh ít nhất là 5 năm. Mặc dù chƣa đƣợc tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ nhận biết chất lƣợng hàng hoá nhƣng các đại lý đều biết về tác dụng và quy định của hàng hóa thông qua nhân viên tiếp thị và đọc toa nhãn hƣớng dẫn trên sản phẩm.

b. Người trồng tiêu

Ngƣời sản xuất là tác nhân chính thực hiện quá trình sản xuất cây hồ tiêu quanh năm. Thống kê tại 30 xã trồng hồ tiêu trên toàn tỉnh có 30.000 hộ nông dân tham gia hoạt động này. Nông dân trồng tiêu trên địa bàn Gia Lai thƣờng nhóm lại thành câu lạc bộ có quy mô 15 - 30 ngƣời. Trồng hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản 4 năm đầu tiên tính từ khi kết thúc trồng mới. Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn kinh doanh bắt đầu từ năm thứ 5 và tiếp tục 10 năm sau.

Bảng 2.3. Chuỗi thời gian hoạt động của người sản xuất hồ tiêu tại Gia Lai

C uỗ oạt độn T ờ n tron năm (T án )

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1.Ƣơm giống

2.Trồng trụ tiêu (trƣớc 1 đến 2 năm) 3.Đào hố trồng tiêu, bón lót

4.Đảo phân chuấn bị trồng tiêu 5.Trồng mới

6.Bón phân thúc lần 1 (năm trồng mới) 7.Bón phân thúc (năm thứ 1 – KTCB 8.Bón phân thúc các đợt thời kỳ KTCB) 9.Tƣới nƣớc

10.Thu hoạch vụ đầu ( năm thứ 4) 11. Thu hoạch từ năm thứ 5 trở đi 11.Bón phân thúc (năm thứ 5 trở đi)

Thông tin khảo sát 100 hộ trồng tiêu trên địa bàn 3 huyện trọng điểm hồ tiêu của tỉnh Gia Lai cho thấy các đặc điểm cụ thể nhƣ sau:

Về giới tính, có 80 % chủ hộ là nam và 20% là nữ với độ tuổi trung bình là 45,6 tuổi (cao nhất 72 tuổi và thấp nhất là 20 tuổi). Lao động bình quân hộ trồng hồ tiêu có 2,1 ngƣời (Cao nhất là 4 ngƣời, thấp nhất là 1 ngƣời). Thu nhập trung bình hộ trồng tiêu khoảng 60 triệu đồng/hộ/năm, trong đó thu nhập từ sản phẩm hồ tiêu chiếm khoảng 47,2%. Trong các hộ khảo sát có 10% hộ nghèo; 78% hộ trung bình và 12% hộ giàu.

Bảng 2.4. Đặc điểm phân loại hộ trồng tiêu Gia Lai

Hộ Phân loại hộ Chủ hộ Tuổi L o động Thu nhập (Triệu đồng) T. nhập từ SX hồ t êu(Tr đ) ( %) ( %)

Giàu TB Nghèo Nam Nữ TB Max Min TB Max Min TB Max min TB Tỷ trọng 100 12 78 10 80 20 45,6 72 20 2,1 4 1 220 550 50 60 47,2%

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

Về học vấn, Chủ hộ có trình độ học vấn cấp 3 đạt 45%; trình độ học vấn cấp 2 đạt 50%; học vấn cấp 1 có 5%. Về chuyên môn, đa số chủ hộ chƣa đƣợc đào tạo qua chuyên môn (tỷ lệ 80%).

Bảng 2.5. Đặc điểm về học vấn và quy mô sản xuất chủ hộ hộ trồng tiêu

Hộ

Trìn độ học vấn ( %) Chuyên môn (%) DT tiêu TB

hộ (ha) Cơ ấu SX hồ tiêu Cơ ấu giống Tiêu (%) Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 ĐH TC Không TB Max Min KTCB

(%) KD (%) NS tiêu (Tạ/ha) Địa phƣơng Nơi khác 100 45 50 5 10 10 80 0,8 2,5 0,5 45,2 54,8 39,5 45 55

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

Các vấn đề hỗ trợ sản xuất: Hầu hết ngƣời nông dân có ý thức đƣợc việc trồng hồ tiêu là cây lâu năm nên khá xem trọng việc lựa chọn giống. Tuy nhiên, ít ngƣời có hiểu biết sâu về các loại giống tiêu, quan niệm đơn giản là lấy giống tiêu ở những cây hồ tiêu tốt là đƣợc. Bên cạnh đó, do giống tiêu khá đắt nên nhiều hộ (45%) có xu hƣớng tự sản xuất giống nên nguy cơ thoái hóa giống khá cao nếu không quản lý tốt.

Đối với ứng dụng kỹ thuật, có 83% hộ điều tra phản ánh đƣợc hỗ trợ tập huấn/hƣớng dẫn kỷ thuật từ các cơ quan hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật; tuy nhiên việc ứng dụng nghiêm túc quy trình thâm canh hồ tiêu đang phụ thuộc vào việc tự ý thức của ngƣời dân, chƣa đƣợc giám sát chặt chẽ. Về đầu tƣ, kết quả khảo sát cho thấy trong những năm qua, giá sản phẩm hồ tiêu tăng cao đã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 36 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)