Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 70 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất

a. Giải pháp quản trị và hỗ trợ chuỗi

Giải pháp quản trị chiến lƣợc tập trung đƣa sản phẩm hồ tiêu Gia Lai trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực tiếp cận tốt với các nhu cầu thị trƣờng; lấy tín hiệu thị trƣờng để điều chỉnh các vấn đề sản xuất, chế biến. Giải pháp quản trị chiến lƣợc tập trung vào các nội dung chính sau:

Sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị chủ trì, phối hợp với sở Công Thƣơng, sở Khoa học - Công nghệ xây dựng hoàn chỉnh và triển khai có hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu hƣớng đến các mục tiêu năng suất, chất lƣợng, chế biến tốt trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng. Giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban ngành trong quản lý, hỗ trợ xây dựng và duy trì các mối liên kết ngang (liên kết các hộ sản xuất) và liên kết dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và liên kết chuỗi với các tác nhân bên ngoài).

Tăng cƣờng sự kiểm soát của Nhà nƣớc về quy hoạch phát triển tiêu trên địa bàn tỉnh (đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp là phòng nông nghiệp huyện) để đảm bảo ổn định đƣợc diện tích tiêu phù hợp trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về cung ứng vật tƣ, các yếu tố đầu vào, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trƣờng. Bên cạnh

đó, cần đẩy mạnh tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhận thức về liên kết cho nông dân để ngƣời dân hiểu đƣợc lợi ích khi tham gia vào chuỗi liên kết.

Huy động và lồng ghép có hiệu quả có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị hồ tiêu. Giai đoạn đến năm 2020 tập trung vào các nguồn lực sau: Nguồn vốn khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới để hoàn thiện nghiên cứu chuỗi; nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để mở rộng quy mô vùng sản xuất; chú trọng phát huy có hiệu quả nguồn lực đầu tƣ trong nhân dân cho sự phát triển. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất của nông dân cũng nhƣ quy mô, đặc điểm của từng vùng.

b. Giải pháp quản trị sản xuất

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác giống đảm bảo năng suất, chất lƣợng, tuổi thọ vƣờn tiêu. Chú trọng là bảo tồn nguồn giống bản địa, làm cơ sở tạo ra sản phẩm có tính đặc trung vùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Ứng dụng qui trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, nhất là chủng loại phân bón vô cơ và hóa chất BVTV đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hành và bảo vệ môi trƣờng.

Xây dựng và duy trì các mối liên kết hiệu quả trong chuỗi, trong đó tập trung xây dựng phát triển các tổ họp tác, câu lạc bộ những ngƣời trồng hồ tiêu nhằm phát huy tốt vai trò chủ thể của ngƣời dân trong chuỗi giá trị; làm đầu mối liên hệ, xúc tiến các mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị hồ tiêu Gia Lai. Áp dụng tốt hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới nhằm thu hút và gắn kết hoạt động doanh nghiệp với sản xuất của nông dân bằng lợi ích thiết thực, hài hòa; đồng thời giảm tối đa chi phí trung gian trong chuỗi để tăng thêm lợi nhuận cho ngƣời trồng hồ tiêu.

c. Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Để hoạt động liên kết sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai mang lại hiệu quả cần một sự liên kết chặt chẽ giữa 4 Nhà: nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và ngƣời nông dân trồng tiêu để cùng phối hợp và tìm ra những giải pháp đồng bộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, tăng sức cạnh tranh và giá trị nông sản của địa phƣơng và mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, đặc biệt là ngƣời nông dân.

Đối với doanh nghiệp: thông qua chuỗi liên kết, kêu gọi sự tham gia của ngân hàng để hỗ trợ vốn cho nông dân và liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm cung ứng nguyên liệu đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống... nhằm đảm bảo chất lƣợng, giá cả phải chăng. Việc phát triển và nâng cao chất lƣợng nông sản, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đảm bảo tiêu thụ đầu ra cho ngƣời nông dân tham gia dự án.

Đối với tổ chứ đại diện nông dân: Liên minh HTX tỉnh Gia Lai triển khai hình thành tổ chức đại diện cho nông dân theo mô hình Hợp tác xã (HTX), có tƣ cách pháp nhân, nhằm liên kết các hộ nông dân sản xuất trong vùng để hình thành cánh đồng mẫu lớn. HTX là nơi đại diện cho nông dân để ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào và các hợp đồng tiêu thụ đầu ra, làm cầu nối liên kết giữa nông dân và các bên liên quan trong chuỗi liên kết.

Đối với nông dân: khi tham gia dự án, nông dân là thành viên của HTX đƣợc doanh nghiệp liên kết đảm bảo đầu ra, tham dự các khóa tập huấn và tƣ vấn kỹ thuật, mua vật tƣ cây giống, phân bón, thuốc BVTV với giá ƣu đãi, ngân hàng cho vay và đƣợc nhà nƣớc trợ vốn. Kết quả là ngƣời nông dân sẽ đƣợc tăng năng suất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống. Đƣợc thông tin giá mua một cách công khai minh bạch, cập nhật thông tin giá cả liên tục thông qua các HTX hoặc đại lý thu mua, tổ chức đại diện nông dân.

*. Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp vớ đại diện của nông dân – HTX và nông dân trong tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu.

Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ký hợp đồng liên kết mua toàn bộ sản phẩm hồ tiêu của nông dân trong vùng dự án thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất.

*. Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chứ đại diện của nông dân – HTX và nông dân trong cung cấp dịch vụ, vật tƣ p ân bón o nông dân.

+ Doanh nghiệp ký biên bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc với các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết cung ứng dịch vụ, vật tƣ, phân bón đầu vào.

+ Các đơn vị cung ứng đầu vào sẽ ký hợp đồng liên kết cung ứng vật tƣ đầu vào với HTX và nông dân, hợp đồng có xác nhận của chính quyền địa phƣơng.

- Xây dựng mô hình liên kết thí điểm: Để tạo sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, đề xuất xây dựng mô hình tài chính nông hộ thí điểm trên cây hồ tiêu của tỉnh Gia Lai trên cơ sở liên kết giữa các bên gồm: Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân, đơn vị bảo hiểm nông nghiệp, đơn vị tƣ vấn luật với các nội dung sau:

* Nguyên tắc hoạt động: Mô hình dự án tài chính nông hộ đƣợc hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các hộ nông dân trồng tiêu; ngân hàng, các đơn vị bảo hiểm, doanh nghiệp và các đơn vị luật. Các bên tham gia sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tạo điều kiện cho các nông hộ:

- Thể hiện đƣợc một cách thực chất vai trò bình đẳng và độc lập trong việc ra quyết định vay vốn

- Xây dựng đƣợc một kế hoạch kinh doanh hợp lý

* Vai trò của các bên liên quan

Dự án tài chính nông hộ bao gồm sự tham gia của 5 đơn vị: Ngân hàng, nông hộ, doanh nghiệp, đơn vị bảo hiểm và đơn vị luật. Để dự án hoạt động có hiệu quả và mang lại những lợi ích cho các bên tham gia, những tiêu chí sau đƣợc xây dựng để các bên tham gia có liên quan cùng giám sát thực hiện:

(1) Nông hộ trồng tiêu:

Tổ chức sản xuất trên vƣờn cây hồ tiêu của mình theo một kế hoạch kinh doanh hợp lý.

Quản lý và huy động các nguồn lực cần thiết để tiến hành đầu tƣ cho vƣờn cây.

Chủ động và độc lập bán sản phẩm làm ra thông qua thị trƣờng đa dạng.

Xác nhận và phân phối hiệu quả kinh doanh từ vƣờn cây, chuẩn bị cho một chu kỳ tái đầu tƣ tiếp theo.

Thiết lập mối quan hệ bền chặt với ngân hàng thông qua hoạt động vay, và đặc biệt là thanh toán các khoản vay một cách thƣờng xuyên trên cơ sỡ dòng tiền vào ra trong hoạt động kinh tế của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Ngân hàng/Các tổ chức tín dụng:

Xác nhận và chấp thuận kế hoạch kinh doanh của từng nông hộ trồng tiêu.

Cùng giám sát dòng tiền vào và ra của từng nông hộ phù hợp kế hoạch kinh doanh đã chấp thuận.

Tiến hành giải ngân và thu hồi các khoản vay theo đúng kế hoạch thống nhất và xác định trƣớc.

(3) Bảo hiểm:

Đảm bảo sự an toàn cho các khoản tiền vay và gửi giữa Nông hộ và Ngân hàng.

Đảm bảo sự an toàn cho sản xuất của nông hộ, qua đó khích lệ việc gia tăng giá trị sản phẩm thông qua giá trị thƣơng hiệu vƣờn tiêu của nông hộ.

Giá trị thƣơng hiệu vƣờn cây, ngƣợc lại, làm cũng cố thêm mối quan hệ giữa bảo hiểm với sản phẩm, và từ đó làm gia tăng giá trị sản phẩm.

(4) Doanh nghiệp:

Thực hiện vai trò chính là tƣ vấn cho nông hộ trong sản xuất, quản lý tài chính, và tạo dựng thị trƣờng.

Doanh nghiệp không cần thiết và cũng không nên là Ngƣời Trung Gian trong mối quan hệ Vay – Trả các khoản vay giữa Nông hộ và Ngân hàng.

Và nhƣ vậy, doanh nghiệp sẽ chỉ thực hiện vai trò ngƣời cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm một cách độc lập đối với nông hộ.

(5) Tƣ vấn pháp lý:

Xác định vai trò bảo vệ Ngƣời yếu thế, chính là Nông dân, trong hoạt động thị trƣờng.

Là ngƣời quan sát, đồng thời cũng là ngƣời làm chứng trong các quan hệ của nông hộ đối với các bên liên quan.

Góp phần xác lập mối quan hệ bình đẳng, độc lập và vững chắc của nông hộ với các bên liên quan.

* Khả năng và sự sẵn sàng của các bên: + Nông hộ trồng tiêu:

-Điểm mạnh: Có đất đai với giấy tờ hợp pháp, có kinh nghiệm canh tác, sẵn sàng và luôn mong muốn sự hợp tác bình đẳng.

-Điểm yếu: Sản xuất trong tình trạng tự phát và không có thƣơng hiệu, thiếu định hƣớng thị trƣờng, thiếu kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất, không thể điều tiết đƣợc các nguồn lực sản xuất, và luôn là ngƣời yếu thế trong các quan hệ kinh tế.

+ Ngân hàng/Các tổ chức tín dụng:

-Điểm mạnh: Luôn có qui định tín dụng rất rỏ ràng để phục vụ các đối tƣợng khách hàng khác nhau, đặc biệt là những chính sách riêng đối với hoạt

động sản xuất của nông dân tại các vùng nông thôn. Có đầy đủ đội ngũ, quy trình để sẳn sàng xét duyệt hồ sơ tín dụng.

-Điểm yếu: Khó khăn khi cần phải uyển chuyển và linh hoạt trong cơ chế cho vay và thu hồi khoản vay.

+ Bảo hiểm:

-Điểm mạnh: Đã có chính sách bảo hiểm đối với sản phẩm nông nghiệp, và sẳn sàng để đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm nông nghiệp nhằm thực hiện chính sách của Nhà nƣớc đối với khu vực nông thôn.

-Điểm yếu: Không bảo hiểm tràn lan, điều đó đồng nghĩa với việc phải có chọn lọc chặt chẽ theo hƣớng ƣu tiên với những vƣờn cây/sản phẩm có giá trị thƣơng hiệu.

+ Doanh nghiệp:

-Điểm mạnh: So với nông hộ, có kiến thức tốt hơn về thị trƣờng và các quan hệ kinh tế vì vậy có thể hợp tác và hổ trợ sự phát triển của nông hộ.

-Điểm yếu: Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động tƣ vấn cho nông hộ, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp là thấp, hạn chế sự tích cực trong hợp tác.

+ Tư vấn pháp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Điểm mạnh: Sẵn sàng trợ giúp pháp lý cho nông hộ khi có yêu cầu, đặc biệt đối với các nông hộ thuộc diện chính sách xã hội sẽ trợ giúp pháp lý miễn phí.

Sơ đồ 2.1. Mô hình dự án tài chính nông hộ * Tổ chức hoạt động của các nhóm hộ nông dân + Sơ đồ tổ chức nông hộ trồng tiêu

Trách nhiệm hoạt động của nhóm nông hộ trong dự án:

Ban Giám sát

Ban Giám sát có thể bao gồm các nhóm trƣởng, nhóm phó do các nhóm (1 ) (4 ) (4 ) (2 ) (2) Ngân hàng Nông hộ Doanh nghiệp

Đơn vị bảo hiểm

Đơn vị luật (3 ) (3 ) Giám sát dự án Nhóm nông hộ 1 Nhóm nông hộ 2

bầu ra. Ban giám sát có vai trò giám sát tất cả mọi hoạt động của các nông hộ của các nhóm trong hoạt động vay vốn, sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo hợp đồng cam kết.

Các nhóm nông hộ: Có vai trò nhƣ những đội sản xuất, luôn đoàn kết và tuân thủ nội quy của nhóm dự án mà mình tham gia.

+ Các hoạt động của các nhóm hộ trong dự án

Dự án đƣợc hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các hộ nông dân trồng tiêu trên địa bàn xã và sẽ cùng hợp tác với các bên liên quan trong một mô hình vay vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới, trên con đƣờng xây dựng, phát triển và nâng cao chất lƣợng tiêu bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của thị trƣờng. Hoạt động trong dự án có thể đƣợc tổ chức thành hai nhóm nông hộ.

Thực hiện hoạt động vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp: Do các nông hộ đảm trách, chịu trách nhiệm trong việc vay vốn sản xuất hồ tiêu và thực hiện các nghĩa vụ đối với các tổ chức tín dụng mà nông hộ đã cam tiêu. Các hộ tham gia trong dự án sẽ đƣợc tổ chức dƣới hình thức liên kết hỗ trợ. Với 131 hộ nông dân sẽ đƣợc chia thành 2 nhóm dự án sản xuất theo từng địa bàn cƣ trú, đƣợc điều hành bởi Tổ trƣởng Tổ hợp tác.

* Tổ chức quản lý của dự án

Hoạt động vay vốn và hỗ trợ hoạt động vay vốn cho các nông hộ trong chuỗi “Tạo giá trị chia sẻ trong ngành tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai”

sẽ đƣợc điều phối và giám sát bởi một Ban Quản Lý do chính các Nông hộ bầu ra với mô hình Nghiệp đoàn.

Ban quản lý này có chức năng chính là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong kinh doanh, và điều hòa những mâu thuẫn (nếu có) của dự án, nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 70 - 79)