6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở thực tiễn ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm
a. Ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm trên thế giới
Gartner, Công ty nghiên cứu và tƣ vấn về thông tin công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Stamford, CT 06902-7700 - U.S.A. Qua hơn 7 năm nghiên cứu những chuỗi cung ứng của hàng trăm doanh nghiệp, Gartner vừa công bố 25 công ty ứng dụng thành công chuỗi giá trị hàng đầu thế giới, 10 công ty đứng đầu là Apple, dell, P&G, RIM, Amazon, Cisco, Walmart, Pepsi, Sam Sung, Cocacola.
Những nhà phân tích chuỗi giá trị của Gartner chỉ ra xu hƣớng dễ nhận thấy ở các công ty là sự di chuyển từ khái niệm “chuỗi cung ứng” thành “chuỗi giá trị”. Ví dụ Cisco Systems, nơi tổ chức áp chuỗi cung ứng đƣợc gọi là “Quản lý chuỗi giá trị khách hàng” Cisco đã tung sản phẩm mới nhanh chóng và thành công, dịch vụ khách hàng không chỉ sửa chữa những lỗi xuất hiện trên thị trƣờng mà còn theo dõi những giải pháp toàn bộ và kiểm soát chất lƣợng. Hãng máy tính Dell đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng đã đột phá trong việc quản lý chuỗi cung ứng từ rất sớm với mô hình trực tiếp, thiết kế theo đơn hàng và quản lý tồn kho đúng hạn cho phép Dell điều chỉnh chi phí, tốc độ và mức độ dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. Kết quả cuối cùng là sự kết nối với khách hàng chặt hơn, sự cộng tác nội bộ đƣợc cải thiện, mức độ chính xác của dự báo tăng và chi phí cắt giảm đƣợc 1,5 tỷ USD từ 2008 đến 2010. Trên lĩnh vực nông nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất cung đã đƣợc ứng dụng thành công ở rất nhiều quốc gia.
Tại Malaysia, để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cọ dầu, Chính phủ Malaysia đầu tƣ cho nghiên cứu giống cọ dầu tốt nhất và nghiên cứu phƣơng pháp canh tác thích hợp nhất cho các vùng đất cọ dầu khác nhau. Để khuyến khích ngƣời dân, Chính phủ Malaysia ban hành chính sách miễn thuế 10 năm đầu cho những ai đầu tƣ trồng cọ dầu trên đất mới khai phá và miễn 5 năm đầu cho những trang trại cao su già cỗi chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang trồng cọ dầu.
Đồng thời Nhà nƣớc lập dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) để xây dựng những nông trƣờng cọ dầu (dân Malaysia quen gọi là Felda). Vốn WB đƣợc dùng vào việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất, xây nhà ở cho nông trƣờng viên, xây đƣờng sá giao thông trong nông trƣờng, xây chợ, trƣờng học và nhà máy sơ chế dầu cọ. Ngƣời dân đƣợc chọn vào Felda ký nhận nợ để cấp nhà ở, một lô đất, giống cây và phân bón. Nhờ phát triển tốt chuỗi giá trị,
trong vòng 20 năm, Malaysia đẫ trở thành nƣớc xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới.
Tại Hàn Quốc, vào những nhăm 1970, khi đất nƣớc Hàn còn rất nghèo, Tổng thống Park Chung Hee phát động và trực tiếp chỉ đạo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (Saemual Undong) với tinh thần cần mẫn, tự lực và hợp tác để khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị cung ứng khách hàng, các xí nghiệp chế biến nhỏ mọc lên khắp làng quê. Nông dân cùng xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm có chất lƣợng phục vụ khách hàng, nhà nƣớc hỗ trợ quảng bá sản phẩm và logistics. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản nông dân làm ra đều bán hết và bán đƣợc giá cao. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP vùng nông thôn Hàn Quốc từ gần 100 USD/ngƣời/năm đã tăng lên trên 10.000 USD/ngƣời/năm.
b. Những ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam
Hiện nay, đã có khá nhiều ngành hàng nông nghiệp của Việt nam đang đƣợc quan tâm áp dụng chuỗi giá trị. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất nƣớc với cánh đồng lúa 1,6 triệu ha, đóng góp trên 50% tổng sản lƣợng lúa hàng hóa và gần 100% lƣợng gạo xuất khẩu của cả nƣớc. Việc nỗ lực đẩy mạnh xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa đã giúp cho ngƣời sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo và tăng thu nhập cho ngƣời trồng lúa.
Hồ tiêu Việt Nam đã hơn 10 năm liền đứng số một thế giới về xuất khẩu; Vùng hồ tiêu Chƣ Sê (tỉnh Gia lai) có khoảng 4.000 ha, cho sản lƣợng 15.000 tấn - 20.000 tấn (chiếm 17%-20% sản lƣợng hồ tiêu cả nƣớc), là địa bàn duy nhất có đăng ký nhãn hiệu tập thể. Do chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu chƣa đƣợc áp dụng nên dù có mặt trên 150 quốc gia trên thế giới nhƣng hiện hồ tiêu Việt Nam vẫn chƣa đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng thế giới biết đến bởi 95% sản lƣợng hồ tiêu đƣợc xuất khẩu chỉ dƣới dạng sản phẩm mới qua
sơ chế. Không những thế, hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu còn phải thông qua 3 đối tác chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ, vì vậy khi bán ra thị trƣờng thế giới đều dƣới tên nhà sản xuất nƣớc ngoài. Chính điều này khiến giá hồ tiêu trong nƣớc khi xuất khẩu thƣờng bị thấp hơn giá bán thành phẩm từ 30% - 40% giá trị vì không có thƣơng hiệu.
Thực tế ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy còn nhiều tồn tại cần điều chỉnh; song thực tế cũng đã cho thấy chỉ khi tham gia và thực hành có hiệu quả chuỗi giá trị mới có thể tạo ra sự chuyển đổi về chất nền sản xuất nông nghiệp đang manh mún, lạc hậu nhƣ hiện nay sang nền nông nghiệp hƣớng đến thị trƣờng và có sức cạnh tranh cao