7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trƣớc đây
1.1.5. Một số mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận
Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận là kế toán theo cơ sở dồn tích. Kế toán cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phƣơng pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí đƣợc ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu tiền hoặc chi tiền (Chuẩn mực kế toán số 01, 2002) [2]. Về ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hƣởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở dồn tích đƣợc xem là nguyên tắc chính yếu đối với xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng phải đƣợc lập trên cơ sở dồn tích. Khoản dồn tích xuất hiện là do có một độ vênh giữa lợi nhuận kế toán trình bày trên BCKQHĐKD và lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD do áp dụng 2 cơ sở kế toán khác nhau là cơ sở dồn tích và cơ sở tiền. Khoản dồn tích trong lợi nhuận (TA) đƣợc tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận kế toán sau thuế trừ dòng tiền thuần HĐKD:
TA = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền thuần HĐKD
Tuy nhiên, không thể sử dụng biến TA để đo lƣờng mức độ điều chỉnh lợi nhuận một cách trực tiếp do trong đó có các khoản dồn tích phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp nhƣ các khoản doanh thu bán chịu trong kỳ, các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản chi phí phải trả đƣợc trích lập đúng qui định.
Theo đó, ta có: = + Tổng dồn tích (TA) Dồn tích không điều chỉnh (NDA) Dồn tích có điều chỉnh (DA)
Trong đó:
Dồn tích không điều chỉnh (NDA) phản ánh điều kiện kinh doanh cụ thể của từng đơn vị do đó không bị điều chỉnh bởi nhà quản trị, ví dụ nhƣ độ dài của chu kì kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm.
Dồn tích có điều chỉnh (DA) thì nhà quản trị có thể điều chỉnh thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán hay tác động vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Suy ra DA = TA - NDA
Do đó, để xác định DA ta phải ƣớc lƣợng NDA
Trên đây, là một số mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận.
a. Mô hình dồn tích có điều chỉnh của DeAnglo (1986)
Mô hình của DeAngelo [15] giả định rằng các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) thời kỳ t là ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của thời kỳ t-1, do dó tác giả cho rằng sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t và t-1 có thể xuất phát từ hành vi diều chỉnh lợi nhuận.
= +
= = -
= -
Theo DeAngelo [15], phần kế toán có thể điều chỉnh (DA) hay sự thay đổi số biến kế toán dồn tích chính là phần lợi nhuận do nhà quản trị điều chỉnh. Nói cách khác, DA≠0 tƣơng đƣơng với có hiện tƣợng gian lận . Tuy nhiên mô hình của DeAngele chỉ đúng trong trƣờng hợp giả định, tức biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) của năm t ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của năm t-1. Trƣờng hợp công ty đang trong giai đoạn
Biến kế toán có thể điều chỉnh (DAt) Biến kế toán dồn tích năm t (TAt) Biến kế toán dồn tích năm t-1 (TAt-1) Biến kế toán dồn tích (TA)
Lợi nhuận sau thuế
Dòng tiền thuần từ HĐKD
tăng trƣởng, biến kế toán không thể điều chỉnh sẽ thay đổi liên tục từ năm này qua năm khác không thể áp dụng mô hình DeAngele (1986).
b. Mô hình dồn tích có điều chỉnh của Friedlan (1994)
Mô hình Friedlan [24] ra đời đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của mô hình DeAngele [15]. Friedlan[24] giả định sự thay đổi trong tổng số trích trƣớc giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hƣởng của hai nhân tố: (1) sự thay đổi do tăng trƣởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển. Mô hình nhƣ sau: Biến kế toán có thể điều chỉnh (DAt) = Biến kế toán dồn tích t (TAt) + Biến kế toán dồn tích t - 1 (TAt – 1) Doanh thu t Doanh thu t
Theo Friedlan [24] phần biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) chính là lợi nhuận đƣợc điều chỉnh . Tùy thuộc vào kết quả tính toán DA nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng 0 để đƣa ra kết luận về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty.
c. Mô hình của Healy (1985)
Theo cách tiếp cận của Healy [32], phần không thể điều chỉnh chính là trung bình tổng biến dồn tích của các năm trƣớc
NDAit =
DAit = Trong đó:
n: số năm trong kỳ tính toán
t: năm nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ∑t TAit Ait-1 n TAit - NDAit Ait-1
i: công ty thứ i trong nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Trong nghiên cứu Healy [32] cho rằng khi không có hành động điều chỉnh của nhà quản trị, biến dồn tích có thể điều chỉnh có giá trị bằng không (DA= 0), tƣơng ứng tổng biến kế toán dồn tích bằng biến kế toán không thể điều chỉnh (TA= NDA) và NDA không đổi từ năm này qua năm khác. Ngƣợc lại, DA ≠ 0 và NDA thay đổi qua các năm đồng nghĩa với nghi ngờ có sai phạm báo cáo tài chính.
d. Mô hình Jones (1991)
Jones [28] đƣa ra một mô hình làm suy yếu đi giả định rằng các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) là các bất biến. Mô hình này nỗ lực để kiểm soát tác động của những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của một doanh nghiệp lên các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA). Mô hình đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA):
NDAt / At-1 = α/ At-1 + β1 REVt/At-1 + β2PPEt / At-1
Trong đó:
NDAt : Biến dồn tích không thể điều chỉnh đƣợc năm t. At-1: Tổng tài sản cuối năm t-1.
REVt : Biến động doanh thu thuần năm t.
PPEt : Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình năm t.
Trong công thức trên tất cả các biến của phƣơng trình đều chia cho At-1
(tài sản cuối năm t-1) để giảm thiểu rủi ro do phƣơng sai không thuần nhất. α , β1 , β2 trong công thức trên là những tham số đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) của các hệ số a1, a2, a3 trong mô hình sau:
TAt / At-1 = a1 / At-1 + a2 REVt/At-1 + a3PPEt /At-1 + ε
bao gồm cả biến dồn tích có thể điều chỉnh (DAt).
Sau khi ƣớc lƣợng biến dồn tích không thể điều chỉnh (NDA), từ phƣơng trình:
DAt = TAt – NDAt TA: Là tổng biến kế toán dồn tích trong kỳ. Ta có:
DAt / At-1 = TAt / At-1 – NDAt / At-1
Từ đó xác định biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh nhƣ sau: DAt / At-1 = TAt / At-1 - a1/ At-1 - a2ΔREVt / At-1- a3PPEt /At-1
e. Mô hình Modified Jones (1995)
Mô hình Dechow phát triển nhằm tăng sự chính xác của mô hình gốc và đánh giá lại những giả định có thể khiến việc đo lƣờng biến dồn tích có thể điều chỉnh gặp sai sót. Bởi theo Dechow et al. [16] lợi nhuận có thể bị thay đổi qua những khoản lợi nhuận ghi nhận theo ý muốn vào thời điểm cuối năm trong khi tiền mặt chƣa hề đƣợc nhận, tổng dồn tích sẽ tác động qua khoản phải thu. Theo đó, tác giả cho rằng khi đánh giá khoản dồn tích không thể điều chỉnh, chúng ta phải giảm bớt những thay đổi trong khoản phải thu, đƣợc biết đến nhƣ những khoản có thể điều chỉnh, từ những thay đổi trong doanh thu. Dƣới đây là mô hình đo lƣờng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc:
NDAt / At-1 = α/ At-1 + β1 (REVt - RECt) /At-1 + β2PPEt / At-1
Trong đó:
RECt là biến động trong nợ phải thu công ty i năm t so với năm t-1
f. Mô hình của Kothari và cộng sự (2005)
Kothari, Leone and Wasley [36] đã tiếp tục phát triển mô hình của Jones [16] và Dechow, Sloan and Sweeney [28] trên cơ sở xem xét biến về kết quả hoạt động. Mục đích của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa
biến dồn tích và kết quả hoạt động. Mô hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone and Wasley [36] nhƣ sau:
NDAt / At-1 = α/ At-1 + β1 (REVt - RECt) /At-1 + β2PPEt / At-1 + β3ROAt-1
Trong đó:
ROAt-1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1