BẰNG CHỨNG VỀ PHƢƠNG PHÁP QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trƣớc đây

3.2. BẰNG CHỨNG VỀ PHƢƠNG PHÁP QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Trong phần này, tác giả tập trung vào nghiên cứu phƣơng pháp quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ. Tuy nhiên, một phƣơng pháp tƣơng tự có thể đƣợc sử dụng để khám phá quản trị lợi nhuận để tránh giảm lợi nhuận.

3.2.1. Bằng chứng về p ƣơn p áp quản trị lợi nhuận trƣớc khi hành vi quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện

Các công ty có tài sản ngắn hạn lớn và nợ ngắn hạn lớn trƣớc khi thao túng lợi nhuận có thể nhận thấy chi phí để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận thấp hơn thông qua tăng giảm vốn lƣu động để thực hiện quản trị lợi nhuận so với các công ty có tài sản ngắn hạn ít và nợ ngắn hạn ít. Ví dụ, một

công ty có mức khoản phải thu cao sẽ có khả năng nhận thấy ít phải tốn chi phí để thực hiện quản trị lợi nhuận hơn thông qua việc tăng giảm các khoản phải thu để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận hơn so với các công ty có giá trị khoản phải thu thấp hơn. Các công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận với chi phí thấp có nhiều khả năng có hành vi quản trị lợi nhuận để chuyển từ lợi nhuận âm trƣớc khi điều chỉnh sang lợi nhuận dƣơng sau khi điều chỉnh.

Nếu mức tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đóng vai trò quyết định cho chi phí thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua tăng giảm vốn lƣu động, có thể suy đoán mức tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của các công ty có các quan sát nằm trong khoảng ngay bên trái của ngƣỡng 0 sẽ thấp hơn so với các công ty có các quan sát nằm trong khoảng ngay bên phải của ngƣỡng 0.

Tác giả kiểm tra tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đầu năm tƣơng ứng với các quan sát đƣợc sắp xếp theo mức lợi nhuận. Các quan sát đƣợc sắp xếp theo biến lợi nhuận để hình thành các nhóm quan sát có quy mô bằng với 50 quan sát trên mỗi nhóm. Ranh giới các nhóm đƣợc xác định tƣơng đối với ngƣỡng 0: nhóm thứ nhất bên phải 0 bao gồm 50 quan sát lợi nhuận dƣơng nhỏ nhất, nhóm thứ hai bên phải 0 gồm 50 lợi nhuận dƣơng nhỏ nhất tiếp theo…Tƣơng tự, nhóm đầu tiên ở bên trái 0 gồm 50 quan sát lợi nhuận âm nhỏ nhất. Để trình bày các giá trị một cách rõ ràng, tác giả trình bày tứ phân vị của phân bố của chỉ tiêu đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của mỗi nhóm quan sát. Chỉ tiêu đƣợc trình bày ở đây trƣớc hết là giá trị tứ phân vị của tổng 3 khoản mục: phải thu của khách hàng, hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác.

Hình 3.5. Lợi nhuận trung vị từ nhóm quan sát tứ phân vị của tổng 3 khoản mục: phải thu của khách hàng, hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát

Hình 3.5 cho thấy sự phân bố có điều kiện của mức tổng 3 khoản mục: Phải thu của khách hàng, hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác đầu năm. Giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm quan sát đƣợc trình bày theo trục hoành của đồ thị. Ba giá trị tứ phân vị (phần trăm thứ 25, 50 và 75) của phân bố tổng 3 khoản mục: phải thu của khách hàng, hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác đầu năm đƣợc tính cho mỗi nhóm quan sát và đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm.

Hình 3.6. Tổng 3 khoản mục: phải trả cho người bán, thuế phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm

quan sát

Hình 3.6 cho thấy sự phân bố có điều kiện của mức tổng 3 khoản mục: Phải trả cho ngƣời bán, thuế phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác đầu năm. Giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm quan sát đƣợc trình bày theo trục hoành của đồ thị. Ba giá trị tứ phân vị (phần trăm thứ 25, 50 và 75) của phân bố tổng 3 khoản mục: Phải trả cho ngƣời bán, thuế phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác đầu năm đƣợc tính cho mỗi nhóm quan sát và đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm.

Cả hai hình 3.5 và hình 3.6 đều cho thấy sự dịch chuyển xuống rõ ràng trong phân bố có điều kiện đối với các nhóm quan sát ngay bên trái của 0, và một sự dịch chuyển lên trong phân bố đối với các nhóm quan sát ngay bên phải của 0, đặc biệt là các phần tƣ trên của phân bố. Do đó, các công ty có

mức tài sản ngắn hạn hoặc nợ ngắn hạn đầu năm cao hơn thì có nhiều khả năng sẽ quản trị lợi nhuận từ mức âm đến mức dƣơng. Điều này cho thấy những thay đổi trong vốn lƣu động đóng một vai trò trong quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ.

3.2.2. Bằng chứng về p ƣơn p áp quản trị lợi nhuận sau khi hành vi quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện

Đối với mục đích của phân tích này, tác giả phân tích lợi nhuận thành ba thành phần, liên quan chặt chẽ đến các thành phần đƣợc xem xét trong các nghiên cứu trƣớc đây: lƣu chuyển tiền tệ từ các hoạt động, tăng giảm vốn lƣu động ngoài tiền mặt và các khoản dồn tích khác. Hai thành phần đầu tiên, lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh và tăng giảm vốn lƣu động, đƣợc đánh giá là có liên quan nhiều đến hành vi quản trị lợi nhuận trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây.

Tác giả thực hiện kiểm tra các phân bố thực nghiệm có điều kiện của ba thành phần của lợi nhuận để thu thập bằng chứng về vai trò quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ. Nếu quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ đƣợc tập trung vào một thành phần của lợi nhuận, có thể dự kiến có sự dịch chuyển lên (tăng lợi nhuận) trong phân bố đối với lợi nhuận dƣơng ở mức thấp (ngay trên ngƣỡng 0) so với sự phân bố có điều kiện của các công ty có lợi nhuận âm ở mức thấp (ngay dƣới ngƣỡng 0).

Việc giải thích bằng chứng từ các thành phần của lợi nhuận mang tính phức tạp bởi một số yếu tố.

+ Thứ nhất, nếu quản trị lợi nhuận không tập trung một cách biệt hóa trong một tập hợp của các bộ phận của lợi nhuận, thì ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận khó có thể phát hiện trong phân bố có điều kiện các bộ phận của lợi nhuận.

+ Thứ hai, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của lợi nhuận (đƣợc minh họa bởi các kết quả dƣới đây) có thể làm thay đổi dự đoán về dịch chuyển lên (trong đồ thị) trong thành phần đƣợc quản trị lợi nhuận..

Do đó, khi phân tích bất kỳ thành phần nào của lợi nhuận nên xem xét các kết quả đối với các thành phần liên quan khác của lợi nhuận.

a. Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động

Hình 3.7 cho thấy sự phân bố có điều kiện của lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm quan sát đƣợc trình bày theo trục hoành của đồ thị. Ba giá trị tứ phân vị (phần trăm thứ 25, 50 và 75) của phân bố lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh đƣợc báo cáo trong báo cáo lƣu chuyền tệ đƣợc tính cho mỗi nhóm quan sát và đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm.

Hình 3.7. Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD,theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát

Hình 3.7 trình bày tứ phân vị của phân bổ có điều kiện của lƣu chuyển tiền tệ từ HĐKD của các nhóm quan sát, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát. Phù hợp với dự đoán, các giá trị tứ phân vị của dòng tiền từ HĐKD dịch chuyển theo hƣớng lên của phân bố giữa nhóm quan sát ngay bên trái của 0 và nhóm quan sát ngay bên phải của 0, đặc biệt là đôi tứ phân vị trên và dƣới. Do đó, tác giả nhận thấy bằng chứng phù hợp với sự thao túng dòng tiền từ HĐKD để điều chỉnh lợi nhuận từ những thua lỗ nhỏ đến lợi nhuận dƣơng.

b. Tăng giảm vốn lưu động

Hình 3.8 cho thấy sự phân bố tăng giảm của vốn lƣu động (đƣợc định nghĩa là tăng giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác

trừ tăng giảm các khoản phải trả, thuế phải trả, và các khoản nợ ngắn hạn khác). Giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm quan sát đƣợc trình bày theo trục hoành của đồ thị. Ba giá trị tứ phân vị (phần trăm thứ 25, 50 và 75) của phân bố tăng giảm vốn lƣu động đƣợc tính cho mỗi nhóm quan sát và đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm.

Hình 3.8. Giá trị thay đổi của vốn lưu động, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát

Hình 3.8 thể hiện tứ phân vị của phân bố có điều kiện của thay đổi của các khoản vốn lƣu động (trừ tiền mặt) của các nhóm quan sát, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát. Tăng giảm vốn lƣu động ngoại trừ tiền mặt bao gồm là tăng giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác trừ tăng giảm các khoản phải trả thuế phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác.

Phù hợp với dự đoán, có sự dịch chuyển lên trong phân bố có điều kiện giữa nhóm quan sát ngay bên trái của 0 và nhóm quan sát ngay bên phải của 0, đối với phần cuối của phân bố có điều kiện.

Tuy nhiên, không phù hợp với dự đoán, phần tƣ dƣới của phân bố dịch

nhất quán với các bằng chứng về phƣơng pháp quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện (trình bày ở phần trƣớc), vốn cho rằng các thành phần vốn lƣu động đƣợc vận dụng để ra thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận.

Sự không nhất quán này có thể đƣợc giải thích bằng sự phụ thuộc lẫn nhau của dòng tiền từ HĐKD và các khoản tăng giảm vốn lƣu động. Giữa dòng tiền từ HĐKD và các khoản tăng giảm vốn lƣu động thƣờng có tƣơng quan âm, điều đó hàm ý rằng các quan sát có dòng tiền cao nhất từ hoạt động thƣờng có xu hƣớng có mức thay đổi thấp nhất trong vốn lƣu động.

Một số công ty lựa chọn quản trị lợi nhuận thông qua các phƣơng pháp đƣợc phản ánh trong tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, và sự gia tăng này có xu hƣớng đi kèm với giảm vốn lƣu động. Ví dụ, một số doanh nghiệp tăng doanh thu bằng tiền mặt làm tăng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh nhƣng giảm vốn lƣu động phi tiền mặt do sự sụt giảm hàng tồn kho. Các doanh nghiệp này có khuynh hƣớng xuất hiện ở các phân đoạn trên của phân bố có điều kiện của dòng tiền trong Hình 3.7, và trong các phân đoạn thấp hơn của phân bố của thay đổi vốn lƣu động trong hình 3.8, giải thích sự dịch chuyển đi xuống cho phần tƣ dƣới của hình 3.8. Ngoài ra, các công ty khác chọn quản trị lợi nhuận thông qua tăng vốn lƣu động. Ví dụ, một số công ty tạo ra doanh thu bán chịu không ảnh hƣởng đến tiền mặt từ hoạt động nhƣng tăng khoản phải thu và giảm tồn kho để tăng vốn lƣu động. Các công ty này có khuynh hƣớng xuất hiện ở các phân đoạn trên của phân bố trong hình 3.8, khi quan sát bằng chứng về quản trị lợi nhuận bằng cách sử dụng thay đổi vốn lƣu động, và trong các phần tƣ dƣới của hình 3.7.

c. Các khoản dồn tích khác = - - Các khoản cộng dồn khác Lợi nhuận ròng Dòng tiền từ hoạt động Tăng giảm vốn lƣu động

Hình 3.9 cho thấy sự phân bố các khoản dồn tích. Giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm quan sát đƣợc trình bày theo trục hoành của đồ thị. Ba giá trị tứ phân vị (phần trăm thứ 25, 50 và 75) của phân bố các khoản dồn tích đƣợc tính cho mỗi nhóm quan sát và đƣợc trình bày theo giá trị trung vị của lợi nhuận của các nhóm.

Hình 3.9. Giá trị thay đổi của các khoản dồn tích khác, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát.

Hình 3.9 trình bày tứ phân vị của phân bổ có điều kiện của các khoản dồn tích của các nhóm quan sát, theo giá trị trung vị của lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát. Các khoản dồn tích khác đƣợc xác định ở đây là lợi nhuận ròng trừ đi dòng tiền và trừ đi tăng giảm vốn lƣu động phi tiền mặt. Phù hợp với dự đoán, các giá trị tứ phân vị của các khoản dồn tích dịch chuyển theo hƣớng lên của phân bố giữa nhóm quan sát ngay bên trái của 0 và nhóm quan

sát ngay bên phải của 0, đặc biệt là đôi tứ phân vị trên và dƣới. Do đó, tác giả nhận thấy bằng chứng phù hợp với sự thao túng các khoản dồn tích khác để điều chỉnh lợi nhuận từ những thua lỗ nhỏ đến lợi nhuận dƣơng. Kết quả này là khác biệt với kết quả trong nghiên cứu của Burgstahler và Dichev. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm ngành xây dựng Việt Nam có thể đã vận dụng cả các khoản dồn tích khác để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ.

Tất cả các hình từ hình 3.7 đến hình 3.9 và kết quả phân tích trên đây là những bằng chứng rất cụ thể về phƣơng pháp quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ. Tuy nhiên, để xem xét liệu các phƣơng pháp này có phải là các phƣơng pháp quản trị lợi nhuận để tránh lợi nhuận giảm hay không thì tác giả tự mở rộng tìm hiểu bằng cách chứng minh tƣơng tự. Bằng cách sử dụng giá trị sự thay đổi của lợi nhuận và các chỉ tiêu nhƣ tài sản ngắn hạn (gồm nợ phải thu, hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn khác), Nợ ngắn hạn (gồm các khoản nợ phải trả, thuế phải trả, các khoản nợ ngắn hạn khác), Lƣu chuyển dòng tiền hoạt động, Vốn lƣu động ròng…để mô tả các tứ phân vị và xem các bằng chứng trƣớc và sau khi điều chỉnh lợi nhuận có thể hiện đƣợc những hình ảnh tƣơng tự nhƣ trên hay không?

Hình 3.10. Tổng 3 khoản mục: phải thu khách hàng ,hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị của mức thay đổi lợi

nhuận của mỗi nhóm quan sát.

Hình 3.11. Tổng 3 khoản mục: Phải trả cho người bán, thuế phải trả, các khoản nợ ngắn hạn khác, theo giá trị trung vị của mức thay đổi lợi nhuận

của mỗi nhóm quan sát.

Tứ phân vị của tài sản ngắn hạn

Hình 3.10. Có sự dịch chuyển xuống rõ ràng trong phân bố có điều kiện đối với nhóm quan sát ngay bên trái của 0, và một sự dịch chuyển lên trong phân bố đối với nhóm quan sát ngay bên phải của của 0. Ở đây có sự tƣơng đồng với hình 3.7.

Tuy nhiên, Hình 3.11 lại mô tả ngƣợc lại so với hình 3.8 có nghĩa là Có sự dịch chuyển lên rõ ràng trong phân bố có điều kiện đối với danh mục đầu tƣ ngay bên trái của 0, và một sự dịch chuyển xuống trong phân bố đối với danh mục đầu tƣ ngay bên phải của của 0.

Điều này đã một phần chứng minh đƣợc đây không hẳn là bằng chứng để chứng minh phƣơng pháp quản trị lợi nhuận để tránh lợi nhuận giảm.

Hình 3.12. Lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo giá trị trung vị của mức thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát.

Hình 3.13. Tăng giảm vốn lưu động theo giá trị trung vị của mức thay đổi lợi nhuận của mỗi nhóm quan sát

Hình 3.12 và 3.13 một lần nữa kết luận rằng, đây không phải là bằng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)