7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trƣớc đây
2.2. THIẾT KẾ CÁC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9] cung cấp bằng chứng rằng các công ty đã quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo lỗ hoặc giảm lợi nhuận. Việc quản trị lợi nhuận để tránh lợi nhuận giảm cũng nhƣ tránh báo lỗ đƣợc phản ánh trong mô hình phân bố tần số lợi nhuận. Bằng chứng đƣợc tìm thấy rằng, hai thành phần của lợi nhuận là dòng tiền từ hoạt động và những thay đổi của vốn lƣu động, đƣợc sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh lỗ.
trọng của việc kiểm tra quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại ngƣỡng lợi nhuận. Thứ nhất, thông tin kế toán (đặc biệt là lợi nhuận) là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động tài chính của công ty do thiếu các nguồn thông tin khác. Thứ hai,chính sách thƣởng dựa trên lợi nhuận là chính sách quan trọng và phổ biến ở các công ty niêm yết. Thứ ba, việc thực hành quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Những thuộc tính này tạo động lực khuyến khích các nhà quản trị trong các công ty niêm yết của Việt Nam tham gia quản trị lợi nhuận để đáp ứng hoặc đánh bại các ngƣỡng lợi nhuận để có thể đạt đƣợc hiệu quả thị trƣờng tích cực. Ngoài việc tránh báo cáo lỗ, các nhà quản trị cũng có mong muốn báo cáo mức lợi nhuận tăng dần, tức là tránh việc báo cáo mức lợi nhuận thấp hơn so với năm trƣớc. Nói cách khác, chênh lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trƣớc liền kề lớn hơn không. Mặt khác cũng tƣơng tự nhƣ khi tránh báo cáo lỗ, việc điều tiết lợi nhuận thông qua thao túng số liệu kế toán sẽ có những giới hạn nhất định. Do đó, các nhà quản trị có xu hƣớng điều tiết số liệu nhiều hơn khi mức sụt giảm lợi nhuận là nhỏ.
Dựa vào nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9], tác giả đã xây dựng giả thuyết và điều tra sự phân bố tần số của lợi nhuận đƣợc báo cáo thông qua sự thay đổi lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận. Và liệu các công ty thuộc nhóm ngành Xây dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng Chứng khoán Việt Nam có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh báo lỗ và giảm lợi nhuận hay không? Việc trả lời câu hỏi trên không những giúp xác định độ tin cậy của chỉ tiêu lợi nhuận, mà đồng thời còn là tiền đề quan trọng để xây dựng các chính sách quản trị một cách hiệu quả.
Dựa vào các kết quả thực nghiệm trƣớc đó và quan sát thực tế tại Việt Nam, tác giả đã đặt ra 2 giả thuyết sau:
TTCK Việt Nam có các hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lợi nhuận giảm.
H2: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam có các hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ.
Đây là 2 giả thuyết cơ bản nhằm phát hiện và phân tích hành vi quản trị lợi nhuận để tránh báo cáo lỗ và lợi nhuận giảm. Nhƣng để góp phần làm sáng tỏ, phân tích rõ hơn hành vi quản trị lợi nhuận để tránh lỗ (và giảm lợi nhuận), tác giả đi vào nghiên cứu các phƣơng pháp quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc lợi nhuận giảm dựa vào nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9].
Theo nghiên cứu gốc, Burgstahler và Dichev [9] đã sử dụng các khoản mục nhƣ: Tài sản ngắn hạn (gồm 3 khoản: phải thu khách hàng, hàng tồn kho, các tài sản khác), Nợ ngắn hạn (gồm 3 khoản: các khoản phải trả ngƣời bán, thuế phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác) để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận bằng cách điều chỉnh các khoản trên. Và sau khi điều chỉnh lợi nhuận, Burgstahler và Dichev [9] đã chứng minh đƣợc: Vốn lƣu động và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã bị thay đổi tăng lên, chứng tỏ đây là hai nhân tố mà nghiên cứu gốc đã chứng minh đƣợc chúng là thành phần quyết định dự thay đổi của lợi nhuận của các công ty tại Mỹ. Và để chứng minh đƣợc các công ty Xây dựng tại Việt Nam có sử dụng những các khoản trên để quản trị lợi nhuận hay không, tác giả đƣa ra các giả thuyết sau và đi chứng minh tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9]:
H3: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng phải thu của khách hàng, hàng tồn kho, và các tài sản khác để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ (và giảm lợi nhuận).
H4: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng khoản phải trả, thuế phải trả và các khoản nợ ngắn
hạn khác để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ và giảm lợi nhuận
H5: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ và giảm lợi nhuận.
H6: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng vốn lưu động để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ và giảm lợi nhuận.
H7: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng các khoản dồn tích khác để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ và giảm lợi nhuận. (Các khoản dồn tích khác = Thu nhập ròng – Dòng tiền từ hoạt động – Tăng giảm vốn lưu động)
2.2.2. M u và dữ liệu nghiên cứu
Chọn mẫu: Các quan sát đƣợc lựa chọn thuộc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 của 113 công ty thuộc nhóm ngành xây dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (Phụ lục 1). Nhƣ vậy tổng cộng có 783 quan
sát. Do ảnh hƣởng khủng hoảng nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng năm 2008 nên trong giai đoạn 2010-2016 là giai đoạn vừa đối mặt với khó khăn, vừa trong giai đoạn hoàn thiện phát triển nên tất cả các ngành, trong đó có ngành Xây dựng, đặc biệt trong thời gian này là ngành Xây dựng đang đi vào giai đoạn gần bão hòa nên sẽ có biến động rõ nhất về lợi nhuận dễ phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận.
Dữ liệu nghiên cứu: Chọn tất cả các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng đƣợc niêm yết trong thời gian 2010- 2016 gồm tổng cộng 113 công ty. Từ 113 công ty đã chọn, tác giả lấy BCTC đã đƣợc kiểm toán của từng công ty và thu thập những chỉ tiêu, số liệu cần thiết.
2.2.3. P ƣơn p áp ứng minh giả thuyết
a. Phương pháp xem xét phân phối lợi nhuận và mức thay đổi lợi nhuận
Phƣơng pháp Burgstahler và Dichev [9] đã đƣợc thiết kế đặc biệt để xác định bằng chứng về quản trị lợi nhuận xung quanh ngƣỡng nhất định mà tại đây tác giả chọn ngƣỡng 0 làm mốc đánh giá và xem xét tần suất phân bố tại ngƣỡng ngay dƣới 0 và ngƣỡng ngay trên 0.
Để kiểm tra ngƣỡng "tránh lỗ", tác giả đã phân tích sự phân phối mức lợi nhuận. Trong đó mức lợi nhuận kí hiệu SE (Scaled Earning) đƣợc tính bởi công thức:
SEt = Earningst / Assett-1
Với : SEt (Scale Earning) là mức lợi nhuận năm t Earningst là lợi nhuận cuối năm t
Assett-1 là tổng tài sản cuối năm t-1
Đối với ngƣỡng "tránh giảm lợi nhuận", tác giả sử dụng phân phối các thay đổi trong lợi nhuận hàng năm.
SCEt = (Earningst - Earningst-1)/ Assett-2
Với : SCEt (Scale Change in Earning)là sự thay đổi lợi nhuận năm t Earningst là lợi nhuận cuối năm t
Earningst-1 là lợi nhuận cuối năm t-1 Assett-2 là tổng tài sản cuối năm t-2
Theo đó, nếu số liệu báo cáo bị bóp méo để tránh báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận giảm thì khi xem xét phân phối của lợi nhuận, có thể thấy sự tập trung bất thƣờng của tần suất lợi nhuận ở những ngƣỡng ngay bên phải 0.
Đặc biệt, để kiểm tra mức độ tầm quan trọng của giả thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh lợi nhuận giảm hoặc báo cáo lỗ. Tác giả tiến hành chứng minh giả thuyết H1 và H2 với giả thuyết H0 ―không có hành vi
quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc giảm lợi nhuận‖. Với giả thuyết H0, sự phân phối của thay đổi lợi nhuận (chênh lệch lợi nhuận giữa 2 năm) và mức lợi nhuận đƣợc thể hiện trên đồ thị tần suất phân bố là khá liền mạch. Để kiểm tra phân phối trên tác giả:
- Sắp xếp toàn bộ các quan sát trong mẫu theo SEt và SCEt.
- Chia mẫu nghiên cứu thành 20 khoảng có độ rộng bằng nhau. Sở dĩ chia làm 20 khoảng là để phù hợp với quy mô mẫu nghiên cứu và nhằm thể hiện rõ phân phối tần suất của các quan sát trong toàn bộ mẫu trên đồ thị.
- Tính giá trị kiểm định di (đƣợc gọi là chênh lệch đƣợc chuẩn hóa) là chênh lệch giữa số lƣợng quan sát thực tế trong một khoảng và số lần quan sát ƣớc tính trong khoảng đó (là trung bình cộng của số lƣợng quan sát 2 khoảng liền kề), chia cho độ lệch chuẩn của chênh lệch.
di = (frequencyi – expected frequencyi) (frequencyi – expected frequencyi)
- Phƣơng sai chênh lệch giữa số lƣợng quan sát thực tế và số lƣợng quan sát ƣớc tính trong khoảng i là xấp xỉ Npi(l – pi) + (1/4)N(pi + pi+1)(1 – pi- 1 – pi+1).
Suy ra độ lệch chuẩn: = (Npi(l – pi) + (1/4)N(pi + pi+1)(1 – pi-1 – pi+1))0.5
Trong đó: N là tổng số lần quan sát
pi xác suất là một quan sát sẽ rơi vào khoảng i
Trên cơ sở giả thuyết H0, chênh lệch chuẩn hóa này có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.
Nếu giá trị chênh lệch chuẩn hóa (di) này đạt độ lệch khác 0 thì giả thuyết H0 không có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là ta bác bỏ giả thuyết H0 hay chấp nhận các giả thuyết H1, H2 với mức độ ý nghĩa nhƣ sau:
Nếu |di | > 1.645 => có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nếu |di| > 2.236 => có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Nếu |di| > 3.090 => có ý nghĩa thống kê ở mức 0.1%
b. Sử dụng các bằng chứng về chi phí thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận trước và sau khi thực hiện quản trị lợi nhuận để chứng minh giả thuyết H3, H4, H5, H6, H7.
Tác giả trình bày hai loại bằng chứng, trƣớc và sau khi có hành vi quản trị lợi nhuận để tránh thua lỗ. Loại bằng chứng đầu tiên có liên quan đến chi phí để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận trƣớc khi hành vi quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện. Mức độ quản trị lợi nhuận đƣợc dự đoán là một hàm của chi phí thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận trƣớc khi thực hiện quản trị lợi nhuận. Mặt khác, các công ty thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận phải đối mặt với chi phí thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận tƣơng đối thấp. Do đó, nếu quản trị lợi nhuận chuyển từ lợi nhuận âm sang lợi nhuận dƣơng thì các công ty có lợi nhuận âm không đáng kể là những công ty phải đối mặt với chi phí thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận cao hơn so với các công ty có lợi nhuận dƣơng. Các nhân tố đại diện cho chi phí thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận trƣớc khi thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận là tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Các công ty có các mức cao tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn trƣớc khi thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận có chi phí để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận thấp hơn các công ty có tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn ở mức thấp.
Loại bằng chứng thứ hai có liên quan đến kết quả quản trị lợi nhuận sau khi thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận, tức là bằng chứng đƣợc phản ánh
trong các thành phần của lợi nhuận sau khi điều chỉnh lợi nhuận. Nhƣ đƣợc giải thích chi tiết hơn ở phần sau, có thể dự đoán các thành phần đƣợc điều chỉnh của lợi nhuận sẽ cao hơn đối với các công ty có lợi nhuận dƣơng so với các công ty có lợi nhuận âm.
Ngoài ra, thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thông qua các chỉ số nhƣ số trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard deviation), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum)…Qua đó, tác giả cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng quát hơn về mẫu nghiên cứu. Mặt khác, có thể sử dụng phƣơng thức biểu đồ trong hình thức biểu đồ của việc phân phối lợi nhuận theo chiều ngang. Hai phƣơng thức, hai dạng bằng chứng này có thể quyết định rằng việc quản trị lợi nhuận để tránh báo lỗ hoặc lợi nhuận giảm tại các công ty xây dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có tồn tại hay không?
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 tập trung vào việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập dữ diệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Tác giả đƣa ra 2 giả thuyết cơ bản cần kiểm định trong nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc làm giảm lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên tất cả các sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016 và tập hợp dữ liệu thành dạng dữ liệu bảng. Đặc biệt, sử dụng phƣơng pháp chứng minh giả thuyết theo nghiên cứu của Burgstahler và Dichev [9] hoàn toàn mới về sự phân phối lợi nhuận cũng nhƣ sự thay đổi lợi nhuận. Sử dụng những công cụ excel, SPSS để thực hiện mô tả thống kê, hệ thống bảng biểu đa dạng để góp phần lột tả đƣợc sự mới mẻ của phƣơng pháp chứng minh giả thuyết này.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. SỰ TỒN TẠI VÀ TÍNH PHỔ BIẾN CỦA HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN LỢI NHUẬN
3.1.1. Sự tồn tại của quản trị lợi nhuận để tránh giảm lợi nhuận
Bảng 3.1 cho thấy số liệu thống kê mô tả của sự thay đổi lợi nhuận đƣợc điều chỉnh theo sự thay đổi của Tổng tài sản qua từng năm. Tổng số quan sát là 783 và số lần quan sát hiện có ở mỗi năm tăng từ 109 năm 2010 lên 113 năm 2016.
Với cách tính SCE (Scaled Change in Earning) ở phần 2.2.3 ta có một bảng tổng hợp tính toán từ năm 2010 đến 2016 của 113 công ty (Phụ lục 2) về sự thay đổi lợi nhuận trên tổng tài sản của năm trƣớc đó. Kết quả cho ra bảng thống kê mô tả sau:
Bảng 3.1. Bảng mô tả thống kê sự thay đổi của lợi nhuận
Descriptive Statistics
Year N Minimum Maximum Sum Mean Std.
Deviation 2016 113 -0.5488 0.1718 -0.6604 -0.0058 0.0787 2015 113 -0.1463 0.3044 0.9694 0.0085 0.0508 2014 113 -0.3956 0.1946 0.7568 0.0066 0.0625 2013 113 -0.4458 0.5356 1.3344 0.0118 0.0793 2012 112 -0.1356 0.2326 0.7047 0.0062 0.0538 2011 110 -0.4404 0.0979 -1.9767 -0.0179 0.0541 2010 109 -0.1171 0.1621 0.9547 0.0087 0.0274 Total 783
Hình 3.1 là biểu đồ thể hiện sự thay đổi lợi nhuận đƣợc điều chỉnh với các độ rộng trên biểu đồ là 0.04 cho khoảng -0.56 đến +0.56 đƣợc tính toán và thống kê tần số trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, sự thay đổi lợi nhuận
Khoảng Tần số Tỉ lệ <-0.56 or (blank) 0 0.00% -0.56--0.52 1 0.13% -0.48--0.44 1 0.13% -0.44--0.4 2 0.26% -0.4--0.36 1 0.13% -0.28--0.24 1 0.13% -0.24--0.2 1 0.13% -0.2--0.16 1 0.13% -0.16--0.12 1 0.13% -0.12--0.08 4 0.51% -0.08--0.04 17 2.17% -0.04- 0 30 3.84% 0-0.04 281 35.93% 0.04-0.08 363 46.42% 0.08-0.12 42 5.37% 0.12-0.16 13 1.66% 0.16-0.2 11 1.41% 0.2-0.24 8 1.02%