CHUẨN BỊ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu điểm đến trường hợp du khách nội địa tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.6. CHUẨN BỊ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

2.6.1. Mã hó ữ liệu

Sau khi các phiếu khảo sát đƣợc thu về, dữ liệu thu thập đƣợc mã hóa để nhập liệu. Bảng dữ liệu đƣợc mã hóa thể hiện các khái niệm điạ chỉ, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, nơi sinh sống, nhận biết thƣơng hiệu điểm đến, hình ảnh thƣơng hiệu điểm đến, chất lƣợng cảm nhận điểm đến, trung thành thƣơng hiệu điểm đến, ký hiệu của chúng cùng các chỉ báo đo lƣờng. Thang đo và các biến quan sát đƣợc thể hiện chi tiết trong bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Mã hóa dữ liệu

Khái niệm Ký hiệu Cá hỉ báo đo lƣờng

Nơi sinh sống Noi_sinh_song Nơi sống của đáp viên Giới tính Gioi_tinh Giới tính của đáp viên

Độ tuổi Tuoi Độ tuổi của đáp viên

Nghề nghiệp Nghe_nghiep Nghề nghiệp của đáp viên

Thu nhập Thu_nhap Thu nhập hàng tháng của đáp viên

Nhận biết thƣơng hiệu điểm đến

(DBA)

DBA1 Hội An là một cái tên hay và ấn tƣợng

DBA2 Hội An là điểm đến nổi tiếng

DBA3

Nhắc đến Hội An, tôi sẽ hình dung ngay những đặc trƣng của thành phố này.

DBA4

Khi nghĩ về điểm đến du lịch, Hội An xuất hiện đầu tiên trong tâm trí tôi

Khái niệm Ký hiệu Cá hỉ báo đo lƣờng

Hình ảnh thƣơng hiệu điểm đến

(DBI)

CI1 Hội An có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp.

CI2 Hội An có nhiều di tích lịch sử. CI3 Hội An có hệ thống lƣu trú

chất lƣợng.

CI4 Hội An có mạng lƣới thông tin du lịch tốt.

CI5 Hội An duy trì đƣợc các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng. CI6 Hội An có những bãi biển đẹp. CI7 Cuộc sống về đêm ở Hội An

thú vị.

CI8 Hội An có nhiều khu vui chơi giải trí.

CI9 Con ngƣời Hội An rất thân thiện và hiếu khách.

CI10 Hội An là một thành phố yên bình.

CI11 Giá cả phòng nghỉ ở Hội An hợp lý.

CI12 Giá cả ở Hội An phải chăng. CI13 Những gì Hội An đã mang lại

xứng với đồng tiền tôi bỏ ra. AI14 Hội An là một thành phố hấp

Khái niệm Ký hiệu Cá hỉ báo đo lƣờng AI15 Hội An là một thành phố thú vị. AI16 Hội An là một thành phố thanh lịch. Chất lƣợng cảm nhận điểm đến (DPQ)

DPQ1 Hội An cung cấp cho tôi chất lƣợng dịch vụ ổn định.

DPQ2 Hội An đã cho tôi những trải nghiệm đáng giá.

DPQ3 Tôi kỳ vọng cao vào chất lƣợng dịch vụ tại Hội An.

DPQ4

Chất lƣợng dịch vụ tại Hội An tốt hơn so với các điểm đến khác trong nƣớc. Trung thành thƣơng hiệu điểm đến (DBL) DBL1

Khi có nhu cầu đi du lịch, Hội An sẽ là lựa chọn đầu tiên

của tôi.

DBL2 Tôi dự định sẽ quay trở lại Hội An.

DBL3

Tôi sẽ giới thiệu Hội An cho bạn bè và ngƣời thân thăm viếng điểm đến này.

DBL4

Tôi sẽ nói những điều tốt đẹp của Hội An cho bạn bè và

ngƣời thân.

2.6.2. Phân tí h ữ liệu

xử lý dữ liệu. Cụ thể:

+ Phân tích mô tả

Sau khi tổng hợp các bản câu hỏi thu thập đƣợc, xem xét những bản câu hỏi hợp lệ và loại bỏ những bản câu hỏi không hợp lệ; thực hiện phân tích mô tả bằng công cụ SPSS để biết đƣợc các thông số về tần số, giá trị trung bình, giá trị xuất hiện nhiều nhất của một số biến nhƣ: thông tin cá nhân của du khách nhƣ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập và nơi sinh sống.

+ Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Trong phần này các thang đo sẽ đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Mục đích nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đƣa vào kiểm tra (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng, 2008).

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Trong phân tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm:

adequacy): là một chỉ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tƣơng quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

 Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 (Hair & cộng sự, 1998).

 Thứ ba, thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Phƣơng pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay “Varimax” đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

 Thứ tƣ, hệ số eigenvalue (Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.

+ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định - CFA

Trong kiểm định thang đo, phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) có nhiều ƣu điểm hơn so với phƣơng pháp truyền thống nhƣ phƣơng pháp hệ số tƣơng quan, phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Bagozzi & Foxall, 1996). Lý do là phƣơng pháp CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lƣờng nhƣ mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà mà không bị chệch do sai số đo lƣờng. Mặt khác chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo một cách rất đơn giản, trực quan, nhanh chóng mà không cần nhiều thủ tục nhƣ các phƣơng pháp truyền thống khác. (Steenkarmp & Trijp, 1991).

Trong kiểm định giả thuyết cũng nhƣ mô hình lý thuyết, phƣơng pháp CFA cũng có lợi thế hơn các phƣơng pháp truyền thống nhƣ hồi quy đa biến vì nó có thể tính đƣợc sai số đo lƣờng. Mặt khác phƣơng pháp này cho phép kết hợp đƣợc các khái niệm tiềm ẩn với đo lƣờng của chúng và có thể xem xét các đo lƣờng độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc, đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tiếp thị những năm gần đây và đƣợc gọi làphƣơng pháp pháp phân tích thông tin thế hệ thứ hai (Hulland & cộng sự, 1996).

+ Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM: Mục tiêu của kiểm định SEM để xem xét sự ảnh hƣởng đồng thời của nhiều biến độc lập đến biến phụ thuộc, từ đó có những kết luận về các giả thuyết đã đƣợc đặt ra trong nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, dựa trên hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và chính thức tác giả đã đƣa ra đƣợc quy trình nghiên cứu, các biến quan sát đƣợc mã hóa. Dựa trên yêu cầu kích thƣớc mẫu nghiên cứu của Hair & cộng sự (1998); tác giả chọn đƣợc kích thƣớc mẫu cho nghiên cứu là 2 7 5 mẫu. Đồng thời đƣa ra phƣơng pháp phân tích dữ liệu thu thập đƣợc. Kết quả của nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

3.1.1 Mô tả mẫu

Sau khi thu về và tiến hành loại bỏ những phiếu không đạt tiêu chuẩn thì thu đƣợc 275 phiếu hợp lệ để tiến hành nhập liệu và phân tích. Trong đó, có 77 phiếu phỏng vấn trực tiếp và 198 phiếu online. Các dữ liệu hợp lệ sau đó đƣợc tính toán và phân tích thống kê bằng cách sử dụng phần mềm SPSS. Dữ liệu nhân khẩu học của những ngƣời trả lời đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Mô tả mẫu theo giới tính, nơi sinh sống, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập Số lƣợng Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 88 32,0 Nữ 187 68,0 Tổng 275 100,0 Nơi sinh sống Đà Nẵng trở ra Bắc 157 57,1

Quảng Ngãi trở vào Nam 118 42,9

Tổng 275 100,0 Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi 160 58,2 Từ 31 đến 45 tuổi 79 28,7 Trên 45 tuổi 36 13,1 Tổng 275 100,0

Số lƣợng Tỷ trọng (%) Nghề nghiệp Sinh viên 46 16,7 Cán bộ công chức nhà nƣớc 105 38,2

Buôn bán kinh doanh 34 12,4

Khác 90 32,7 Tổng 275 100,0 Thu nhập Dƣới 4 triệu 132 48,0 Từ 4 đến 15 triệu 116 42,2 Trên 15 triệu 27 9,8 Tổng 275 100,0

Kết quả từ Bảng 3.1 cho thấy nghiên cứu có mẫu là 275. Trong đó, kết quả nhƣ sau:

- Về giới tính:

Trong số 275 du khách đƣợc phỏng vấn, những ngƣời trả lời bản câu hỏi cho thấy rằng giới tính của ngƣời đƣợc hỏi không đƣợc phân bố đều, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, nữ giới là 68% và nam giới chiếm 32%.

-Về độ tuổi:

Trong các yếu tố nhân khẩu học đƣợc lựa chọn để thực hiện thống kê mẫu thì yếu tố có sự phân bố không đồng đều nhất, ngƣời đƣợc khảo sát tập trung hơn một nữa vào nhóm từ 18 đến 30 tuổi, chiếm 58,2%. Trong các nhóm còn lại, nhóm 31 đến 45 tuổi chiếm 28,7% và nhóm trên 45 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất với 13,1% tổng số ngƣời đƣợc khảo sát. Điều này thể hiện rõ hạn chế của phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, khi những ngƣời đƣợc lựa chọn để khảo sát là ngẫu nhiên đảm bảo sự dễ tiếp cận, thuận tiện cho ngƣời khảo sát.

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi (%)

- Về nghề nghiệp:

Về nghề nghiệp, ngƣời đƣợc khảo sát làm việc trong cơ qian nhà nƣớc là nhiều nhất, chiếm 38,2%, sinh viên chiếm 16,7 %; nhóm buôn bán kinh doanh chiếm 12,4%, còn lại là nhóm nghề nghiệp khách chiếm 32,7%.

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nghề nghiệp (%)

- Về thu nhập:

Xét theo yếu tố thu nhập thì nhóm du khách tham gia khảo sát có thu nhập từ 4 - 15 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,2% chênh lệnh không quá nhiều so với nhóm mức dƣới 4 triệu chiếm 48%, trên 15 triệu chiếm 9,8% và là nhóm chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Theo ngƣời nghiên cứu, tỷ lệ mức thu nhập nhƣ trên đƣợc xem là tƣơng đối phù hợp.

- Nơi sinh sống:

Vì những nguyên nhân chủ quan, nên ngƣời nghiên cứu không thể thực hiện khảo sát ở tất cả các tỉnh thành trên cả nƣớc mà chỉ có thể thực hiện khảo sát tại một số tỉnh, thành. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố nhƣ Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… với tỷ lệ từ Đà Nẵng trở ra Bắc và Quảng Ngãi trở vào Nam lần lƣợt là 57,1% và 42,9%.

Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nơi sinh sống (%)

3.1.2. Mô tả dữ liệu theo th ng đo

Các câu hỏi trả lời trong nghiên cứu này đƣợc cho điểm từ 1 đến 5 (thang do Linker bậc 5), gồm:

- 1: Hoàn toàn không đồng ý. - 2: Không đồng ý.

- 3: Trung lập. - 4: Đồng ý.

- 5: Hoàn toàn đồng ý

độ đánh giá thấp; trên 2,5 đến 3,5 mức độ đánh giá trung bình và trên 3,5 đến 5 là mức độ đánh giá cao. Sau khi thống kê theo từng thang đo, rút ra giá trị trung bình ở mỗi mục hỏi tiếp tục so sánh và đánh giá.

a. Thang đo Nhận biết thương hiệu điểm đến

Bảng 3.2. Mô tả mức độ Nhận biết thương hiệu điểm đến

TB đánh giá

Hội An là một cái tên hay và ấn tƣợng. 3,65

Hội An là điểm đến nổi tiếng. 3,63

Nhắc đến Hội An, tôi sẽ hình dung ngay đến những đặc

trƣng của thành phố này. 3,71

Khi nghĩ về điểm đến du lịch, Hội An xuất hiện đầu tiên

trong tâm trí tôi. 3,73

Thông qua mô tả ở Bảng 3.2 mức độ về nhận biết thƣơng hiệu điểm đến, ta thấy rằng thƣơng hiệu điểm đến Hội An đƣợc du khách đánh giá cao đặc biệt là biến “Khi nghĩ về điểm đến du lịch, Hội An xuất hiện đầu tiên trong tâm trí tôi” là cao nhất 3,73 và có biến “Hội An là điểm đến nổi tiếng” đạt mức độ đánh giá thấp nhất 3,63 và mức chênh lệnh không quá lớn. Có thể nói những gì đặc trƣng nhất về Hội An đều dễ dàng tái hiện trong tâm thức của du khách.

b. Thang đo Hình ảnh thương hiệu điểm đến

Bảng 3.3. Mô tả mức độ Hình ảnh thương hiệu điểm đến

TB đánh giá

Hội An có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp. 4,10

Hội An có nhiều di tích lịch sử. 4,01

Hội An có hệ thống lƣu trú chất lƣợng. 4,07

Hội An có mạng lƣới thông tin du lịch tốt. 4,15

Hội An duy trì đƣợc các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng. 3,88

Hội An có những bãi biển đẹp. 4,11

Cuộc sống về đêm ở Hội An thú vị. 3,98

Hội An có nhiều khu vui chơi giải trí. 3,99

Con ngƣời Hội An rất thân thiện và hiếu khách. 4,19

Hội An là một thành phố yên bình. 4,07

Giá cả phòng nghỉ ở Hội An hợp lý. 4,04

Giá cả ở Hội An phải chăng. 4,12

Những gì Hội An đã mang lại xứng với đồng tiền tôi bỏ ra. 3,75 Hội An là một thành phố hấp dẫn và sôi động. 4,10

Hội An là một thành phố thú vị. 4,01

Hội An là một thành phố thanh lịch. 4,07

Qua Bảng 3.3 có thể thấy rằng mức độ đánh giá của du khách về yếu tố hình ảnh thƣơng hiệu điểm đến đƣợc đánh giá cao hơn nhận biết thƣơng hiệu điểm đến, các yếu tố “Con người Hội An rất thân thiện và hiếu khách”, “Hội An có mạng lưới thông tin du lịch tốt”, “Hội An có những bãi biển đẹp”, “Giá cả ở Hội An phải chăng” là những yếu tố đƣợc đánh giá cao nhất. Có thể nói đây là những biểu hiện tích cực trong tâm trí du khách góp phần tạo

dựng thƣơng hiệu điểm đến.

c. Thang đo Chất lượng cảm nhận điểm đến

Bảng 3.4. Mô tả mức độ Chất lượng cảm nhận điểm đến

TB đánh giá

Hội An cung cấp cho tôi chất lƣợng dịch vụ ổn định. 3,61 Hội An đã cho tôi những trải nghiệm đáng giá. 3,63 Tôi kỳ vọng cao vào chất lƣợng dịch vụ tại Hội An. 3,69 Chất lƣợng dịch vụ tại Hội An tốt hơn so với các điểm

đến khác trong nƣớc. 3,70

Thông qua các chỉ số trung bình đánh giá của các biến quan sát trong thang đo có thể thấy các biến quan sát với các chỉ số trung bình đánh giá hơn 3,5 đều nằm trong ngƣỡng mức độ đánh giá cao. Nhƣ vậy, nhìn chung những cảm nhận về điểm đến Hội An của du khách là khá cao. Hay nói cách khác, những du khách đƣợc khảo sát có những cảm nhận khá tích cực về điểm đến Hội An.

d. Thang đo Trung thành thương hiệu điểm đến

Bảng 3.5. Mô tả mức độ Trung thành thương hiệu điểm đến

TB đánh giá

Khi có nhu cầu đi du lịch, Hội An sẽ là lựa chọn đầu tiên

của tôi. 3,85

Tôi dự định sẽ quay trở lại Hội An. 3,91

Tôi sẽ nói những điều tốt đẹp về Hội An cho bạn bè và

ngƣời thân. 3,96

Tôi sẽ giới thiệu Hội An cho bạn bè và ngƣời thân thăm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu điểm đến trường hợp du khách nội địa tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 45)