Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác giữa các nhân viên ngành thanh tra tại thành phố đà nẵng (Trang 49)

2.4.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo các biến quan sát dùng để đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng. Phƣơng pháp này

đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành (n = 20) theo một nội dung đƣợc chuẩn bị trƣớc để xác định độ phù hợp của các thang đo và tiến hành thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

Phỏng vấn sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân (chỉ có 2 ngƣời: ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn), trực tiếp (mặt đối mặt) và không chính thức. Trong phƣơng pháp phỏng vấn này, ngƣời trả lời đƣợc hỏi về quan điểm của họ đối với chủ đề nghiên cứu dƣới sự điều khiển của ngƣời phỏng vấn.

a. Đối tượng phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu này, đối tƣợng phỏng vấn sâu là các công chức am hiểu và kinh nghiệm lâu năm trong ngành thanh tra. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng phỏng vấn sâu đối với những đối tƣợng sau:

Bảng 2.11. Danh sách đối tượng phỏng vấn sâu

STT Họ và tên Chứ vụ

1. Trần Huy Đức Chánh Thanh tra - Thanh tra thành phố 2. Nguyễn Đức Cam Phó Chánh Thanh tra - Thanh tra thành phố 3. Lƣơng Công Tuấn Phó Chánh Thanh tra - Thanh tra thành phố 4. Trần Hà Chánh Văn phòng - Thanh tra thành phố 5. Nguyễn Thị Kim Thọ Phó Chánh Văn phòng - Thanh tra thành

phố

6. Trƣơng Công Khánh Trƣởng phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng - Thanh tra thành phố

7. Nguyễn Quang Trung Trƣởng phòng Giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra - Thanh tra thành phố

8. Trần Công Dũng Trƣởng phòng Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 - Thanh tra thành phố

9. Nguyễn Thị Hồng Ân Trƣởng phòng Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 - Thanh tra thành phố

STT Họ và tên Chứ vụ

10. Phan Hòa Nam Phó Trƣởng phòng Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 - Thanh tra thành phố 11. Đặng Ngọc Thúy Chánh Thanh tra quận Thanh Khê

12. Lê Viễn Đông Phó Chánh Thanh tra quận Liên Chiểu 13. Nguyễn Văn Cƣ Phó Chánh Thanh tra quận Hải Châu 14. Nguyễn Trung Nghĩa Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải 15. Trần Thị Hồng Vân Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thƣơng

binh và Xã hội

16. Bùi Vĩnh Hội Chánh Thanh tra Sở Tài chính

17. Dƣơng Văn Liêm Phó Chánh Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

18. Nguyễn Thúy Hồng Phó Chánh thanh tra Sở Tƣ pháp 19. Nguyễn Quang Thông Thanh tra viên Sở Xây dựng

20. Nguyễn Nam Phƣơng Thanh tra viên - Thanh tra Công an

b. Nội dung phỏng vấn sâu

Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc khám phá quan điểm của các cá nhân về sự cộng tác và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự cộng tác, bao gồm 2 phần:

- Phần 1: Khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự cộng tác theo mô hình lý thuyết đã xây dựng và đề xuất các yếu tố mới (nếu có) phù hợp với đặc điểm của ngành.

- Phần 2: Xác định độ phù hợp của các thang đo và sắp xếp các yếu tố đã thảo luận để đƣa ra thang đo hoàn chỉnh nhằm thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

c. Kết quả phỏng vấn sâu

Những ngƣời đƣợc phỏng vấn đa số đều đồng ý các nhân tố đo lƣờng sự cộng tác mà tác giả đã nêu ra dùng để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Tuy nhiên, có một vài ý kiến hiệu chỉnh đƣợc ghi nhận nhƣ sau:

- Trong thang đo biến Cấp trên, có ý kiến cho rằng có thể diễn giải lại biến “Cấp trên của Anh/Chị thúc đẩy nhân viên đặt ra và nỗ lực đạt đƣợc kết quả cao trong công việc” thành “Cấp trên của Anh/Chị khuyến khích nhân viên đặt mục tiêu và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đó” để dễ hiểu hơn.

- Trong thang đo biến Đồng nghiệp, có ý kiến cho rằng nên bỏ biến DN “Đồng nghiệp của tôi luôn tận tâm, tận tụy” vì biến này có nội dung chung chung, không cần thiết đƣa vào thang đo quan sát.

- Trong thang đo biến Quan hệ phụ thuộc, có ý kiến đề nghị gộp biến PT2 “Công việc của Anh/Chị có sự phụ thuộc vào các bộ phận khác” và biến PT3 “Công việc của Anh/Chị cần sự phối hợp không thể thay thế từ bộ phận khác” thành một biến và diễn giải lại thành “Công việc của Anh/Chị có sự phụ thuộc vào các bộ phận khác” vì hai biến này có nội dung tƣơng tự nhau và để ngắn gọn, cụ thể hơn.

- Trong thang đo Văn hóa, môi trƣờng làm việc, có ý kiến cho rằng nên diễn giải lại biến VH1 “Cơ quan Anh/Chị có môi trƣờng làm việc tốt” thành “Cơ quan Anh/Chị có môi trƣờng làm việc thân thiện, hòa đồng” để dễ đánh giá hơn.

Ý kiến khác cho rằng nên bỏ biến VH3 “Nơi làm việc của Anh/Chị đảm bảo những tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn cho nhân viên” vì có nội dung chung chung, không cần thiết đƣa vào thang đo.

Biến VH4 “Khi tái cấu trúc hay thay đổi trong tổ chức của Anh/Chị diễn ra ảnh hƣởng đến cá nhân thì lý do đƣợc giải thích rõ ràng” và VH5 “Cơ quan Anh/Chị thực hiện tốt việc thông tin đầy đủ cho nhân viên về những gì ảnh

hƣởng đến họ” có thể đƣợc diễn giải lại thành hai biến nhƣ sau: “Anh/Chị đƣợc thông báo và giải thích rõ ràng những thay đổi của cơ quan ảnh hƣởng đến cá nhân mình” và “Các quy chế của cơ quan đều đƣợc họp bàn thống nhất và ban hành rộng rãi” để cụ thể, tránh trùng lắp và phù hợp với thực tế hơn.

- Trong thang đo biến Tự chủ, có ý kiến cho rằng nên gộp biến TC1 “Anh/Chị có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm với công việc của mình” và biến TC2 “Anh/Chị đƣợc quyết định một số vấn đề nằm trong phạm vi và năng lực của mình” vì có nội dung tƣơng tự nhau thành biến “Anh/Chị đƣợc quyền chủ động quyết định và và tự chịu trách nhiệm một số vấn đề nằm trong phạm vi và năng lực của mình”.

- Trong thang đo biến Lòng tin, có ý kiến đề nghị nên bỏ biến LT4 “Anh/Chị tin vào sự trung thực của đối tác khi cộng tác trong công việc” vì có nội dung tƣơng tự biến DN3 “Đồng nghiệp của Anh/Chị là những ngƣời đáng tin cậy”.

Sau khi tổng hợp ý kiến của những ngƣời đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu sơ bộ, thang đo sự cộng tác giữa các nhân viên trong ngành thanh tra tại thành phố Đà Nẵng đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:

Bảng 2.12. Thang đo và mã hóa thang đo

Các nhân tố

hóa Th ng đo lƣờng á nhân tố

Cấp trên

CT1 Dễ giao tiếp với cấp trên

CT2 Tạo sự đoàn kết giữa các nhân viên

CT3 Thúc nhân viên nỗ lực đạt đƣợc kết quả cao CT4 Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh CT5 Cung cấp thông tin, hỗ trợ nhân viên CT6 Đặt ra yêu cầu, kỳ vọng cho nhân viên

Các nhân tố

hóa Th ng đo lƣờng á nhân tố

Đồng nghiệp

DN1 Luôn hỗ trợ và giúp đỡ khi cần thiết DN2 Đáng tin cậy

DN3 Học hỏi đƣợc nhiều kiến thức từ đồng nghiệp DN4 Trao đổi, góp ý thẳng thắn

Quan hệ phụ thuộc

PT1 Không có sự phối hợp sẽ không hoàn thành đƣợc công việc

PT2 Công việc phụ thuộc vào các bộ phận khác

PT3 Các bộ phận khác ảnh hƣởng đến công việc trong tƣơng lai

Văn hóa, môi trƣờng làm việc

VH1 Môi trƣờng làm việc thân thiện, hòa đồng

VH2 Đƣợc giới thiệu, hƣớng dẫn và định hƣớng công việc rõ ràng

VH3 Đƣợc thông báo và giải thích rõ ràng những thay đổi của cơ quan ảnh hƣởng đến cá nhân mình

VH4 Các quy chế/nội quy đều đƣợc họp bàn thống nhất và ban hành rộng rãi

Sự tự chủ

TC1

Đƣợc quyền chủ động quyết định và và tự chịu trách nhiệm một số vấn đề nằm trong phạm vi và năng lực của mình

TC2 Đƣợc quyền lựa chọn cách thức làm việc

TC3 Khuyến khích đƣa ra sáng kiến, đề xuất cải tiến Sự hài

lòng

HL1 Hài lòng với mức lƣơng và phụ cấp nhận đƣợc HL2 Có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng HL3 Lạc quan về cơ hội thăng tiến, phát triển

Các nhân tố

hóa Th ng đo lƣờng á nhân tố

HL4 Đƣợc ghi nhận sự đóng góp

HL5 Đƣợc đối xử công bằng và tôn trọng

Trao đổi thông tin

TT1 Có đầy đủ thông tin đúng và cần thiết để hoàn thành công việc

TT2 Đƣợc cấp trên tham khảo ý kiến trƣớc khi ra quyết định

TT3 Hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc

TT4 Thƣờng xuyên trao đổi về những yêu cầu, kế hoạch trong công việc

Lòng tin

LT1 Tin vào những mục tiêu, chiến lƣợc và định hƣớng hoạt động của tổ chức

LT2 Tin tƣởng vào các kế hoạch đƣợc lập của cơ quan LT3 Tin sự cộng tác giúp giải quyết công việc nhanh chóng

và hiệu quả

Sự cộng tác

CTA1 Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp bất cứ điều gì họ đề nghị

CTA2 Cùng hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành công việc CTA3 Cho rằng sự cạnh tranh là một yếu tố để cải thiện công

việc

Đây sẽ là thang đo dùng để phác thảo bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu, bao gồm 8 nhân tố tác động và 32 biến quan sát.

Dựa trên kết quả từ phỏng vấn sâu, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát mẫu nghiên cứu (bảng câu hỏi xem ở phần Phụ lục 1).

2.4.2. Nghiên ứu định lƣợng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết đã đƣợc xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính.

Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi đƣợc mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

a. Mẫu nghiên cứu

- Kích thƣớc mẫu

Kích thƣớc mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao, nhƣng tốn kém về tài chính và thời gian. Ngƣợc lại mẫu nhỏ thì kết quả phân tích không chính xác. Có một vài chỉ dẫn hay quy tắc để có thể hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong việc chọn mẫu nhƣ quy tắc 4:1 cho các biến của Newton và Redestam (1999) có nghĩa là một biến quan sát thì tƣơng ứng với 4 đáp viên. Gorsuch (1993) cho rằng số lƣợng mẫu cần gấp 5 lần so với số biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ này là 4 hoặc 5 cũng đƣợc. [1]

Đề tài nghiên cứu có tất cả 32 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu đối với đề tài này là 32 x 5 = 160 mẫu. Với số nhân viên trong ngành thanh tra là 209 (theo số liệu năm 2016), nghiên cứu khảo sát toàn bộ các nhân viên nên kích thƣớc mẫu cho đề tài này là 209 mẫu.

- Phƣơng pháp lấy mẫu

Phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc áp dụng là phát phiếu khảo sát trực tiếp đến các công chức, ngƣời lao động làm việc trong ngành thanh tra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại thời điểm tiến hành khảo sát.

b. Các thủ tục phân tích dữ liệu thống kê sử dụng trong nghiên cứu

- Phân tích mô tả dữ liệu thống kê

+ Thông tin về đối tƣợng điều tra

+ Các giá trị trung bình của các thành tố để làm cơ sở phân tích - Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Một thang đo đƣợc coi là có giá trị khi nó đo lƣờng đúng cái cần đo, có nghĩa là phƣơng pháp đo lƣờng đó không có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần phải có là thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy.

Hệ số Alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến (mục hỏi) trong thang đo tƣơng quan với nhau. Phƣơng pháp này cho phép ngƣời phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thƣờng, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng đƣợc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lƣờng tốt.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đủ độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu (nhóm tất cả các biến thành một số các nhân tố). Phƣơng pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải

có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố. Đại lƣợng Eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Theo tiêu chuẩn Kaiser, chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đƣợc giữ lại trong mô hình và tiêu chuẩn phƣơng sai trích (Variance explained criteria) là tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn 50%.

Một phần quan trọng trong kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component matrix) hay ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số này gọi là hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn tƣơng quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp trích nhân tố là Principal components với phép quay Varimax, đồng thời loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5.

Việc giải thích các nhân tố đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số tải nhân tố lớn ở cùng một nhân tố. Theo đó, nhân tố này có thể đƣợc giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó.

- Xây dựng phƣơng trình hồi quy và phân tích tƣơng quan

Thông thƣờng chúng ta không thể biết trƣớc mô hình sau khi phân tích hồi quy có phù hợp hay không, mô hình chƣa thể kết luận đƣợc là tốt nếu chƣa kiểm định việc vi phạm các giả thuyết để ƣớc lƣợng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả nhất.

+ Hiện tƣợng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là một hiện tƣợng trong đó các biến độc lập có tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tƣợng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hƣởng của từng biến một. Đối với hiện tƣợng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (variance inflation factor) đƣợc sử dụng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 10 nghĩa là các biến độc lập không có tƣơng quan tuyến tính với nhau. [1]

+ Phƣơng sai của sai số thay đổi: Phƣơng sai thay đổi là hiện tƣợng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác giữa các nhân viên ngành thanh tra tại thành phố đà nẵng (Trang 49)