Khái quát chung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác giữa các nhân viên ngành thanh tra tại thành phố đà nẵng (Trang 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Khái quát chung

Điều 5, Luật Thanh tra 2010 quy định chức năng của cơ quan thanh tra nhà nƣớc: “Cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.

Theo Điều 4, Luật Thanh tra 2010, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nƣớc bao gồm:

- Thanh tra Chính phủ

- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng - Thanh tra sở

- Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cấp Trung ƣơng. Cấp địa phƣơng bao gồm Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Thanh tra sở và Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đà Nẵng bao gồm các đơn vị: Thanh tra thành phố, thanh tra các sở, ngành và thanh tra các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng.

a. Thanh tra thành phố

Thanh tra thành phố Đà Nẵng đƣợc tách từ Thanh tra tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng theo quyết định số 07/QĐ-UB ngày 03/01/1997 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Thanh tra thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Đà Nẵng, có trách nhiệm giúp UBND thành phố quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của UBND thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Bộ máy nhân viên thanh tra thành phố gồm có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra (tƣơng đƣơng cấp Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở), Thanh tra viên và ngƣời lao động làm công tác thanh tra. Chánh thanh tra thành phố do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.

- Trụ sở đơn vị: Tầng 9, Trung tâm hành chính thành phố, số 24 Trần Phú - phƣờng Thạch Thang - quận Hải Châu - TP. Đà Nẵng

- Điện thoại: (84.236) 3822.079; Fax (84.236) 3817.908 - Email: tttp@danang.gov.vn.

b. Thanh tra các sở

Thanh tra sở đƣợc xác định là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở, đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra thành

phố, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.

Bộ máy nhân viên thanh tra sở gồm có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra (tƣơng đƣơng cấp Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng), Thanh tra viên và ngƣời lao động làm công tác thanh tra. Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra thành phố.

Thanh tra các sở tại thành phố Đà Nẵng bao gồm: - Thanh tra Sở Nội vụ

- Thanh tra Sở Ngoại vụ - Thanh tra Sở Tài chính

- Thanh tra Sở Tƣ pháp - Thanh tra Sở Y tế

- Thanh tra Sở Du lịch - Thanh tra Sở Xây dựng - Thanh tra Sở Công thƣơng

- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trƣờng - Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ - Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông - Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

- Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao - Thanh tra Sở Giao thông Vận tải

- Thanh tra Sở Lao động,Thƣơng binh và Xã hội - Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Thanh tra Công an thành phố

c. Thanh tra quận, huyện

Thanh tra quận/huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận/huyện, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của UBND cấp quận/huyện.

Bộ máy thanh tra cấp quận/huyện gồm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra (tƣơng đƣơng cấp Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng), Thanh tra viên và ngƣời lao động làm công tác thanh tra. Chánh thanh tra quận/huyện do Chủ tịch UBND cấp quận/huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra thành phố.

Thanh tra các quận/huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm: - Thanh tra quận Hải Châu

- Thanh tra quận Thanh Khê - Thanh tra quận Sơn Trà

- Thanh tra quận Ngũ Hành Sơn - Thanh tra quận Liên Chiểu - Thanh tra quận Cẩm Lệ - Thanh tra huyện Hòa Vang.

2.1.2 Thự trạng ông tá án bộ và á vấn đề ần giải quyết

Tổ chức, quản lý nguồn nhân lực nói chung và công chức nói riêng là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung: tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với công chức; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá; khen thƣởng, kỷ luật công chức… Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau, để hƣớng tới mục tiêu hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.

Tổng số cán bộ, công chức toàn ngành thanh tra thành phố Đà Nẵng là 209 ngƣời, trong đó: Thanh tra viên cao cấp: 01 ngƣời; Thanh tra viên chính: 28 ngƣời; Thanh tra viên: 103 ngƣời; Chuyên viên, cán bộ trong biên chế: 16 ngƣời; Lao động hợp đồng: 61 ngƣời (Báo cáo Tổng kết công tác thanh tra, 2016).

Hàng năm, Thanh tra thành phố đều xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho các công chức, ngƣời lao động trong ngành thanh tra thành phố Đà Nẵng gửi Vụ Tổ chức cán bộ Thanh tra Chính phủ và Trƣờng cán bộ Thanh tra; xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn, quản lý nhà nƣớc lý luận chính trị và đào tạo khác gửi các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố; xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 158 và Nghị định 150 của Chính phủ.

Trong những năm qua, kết quả công tác của toàn ngành thanh tra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

- Về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành: Trong năm 2016, toàn ngành Thanh tra thành phố Đà Nẵng đã triển khai 10.481 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành trên các lĩnh vực tại 26.007 tổ chức, cơ sở, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm 16.027,3 triệu đồng và kiến nghị thu hồi số tiền 10.423 triệu đồng nộp ngân sách nhà nƣớc, 5.581,32 triệu nộp quỹ bảo hiểm xã hội; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 26.213 triệu đồng.

- Về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2016, các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc các cấp, các ngành và các cơ quan thanh tra trên địa bàn thành phố đã tiếp: 10.984 lƣợt ngƣời, tiếp nhận: 539 đơn khiếu nại, tố cáo (405 khiếu nại, 134 tố cáo), đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 103 (77 khiếu nại, 26 tố cáo) và đã giải quyết 102/141 đơn thuộc thẩm quyền. Đơn thuộc thẩm quyền phải giải quyết chuyển sang kỳ sau là 39 đơn.

- Về công tác đào tạo cán bộ, công chức: Công tác đào tạo ngành thanh tra có sự chuyển biến rõ nét trên cơ sở tiêu chuẩn từng ngạch thanh tra viên. Hoạt động của các đoàn thanh tra có sự thay đổi căn bản, trong suốt quá trình từ khi ra quyết định đến khi kết luận thanh tra. Điểm nổi bật là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra viên, cộng tác viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong đoàn thanh tra đƣợc thể hiện rõ hơn trong từng cuộc thanh tra.

Bên cạnh những kết quả đánh khích lệ nêu trên, thực trạng công chức, ngƣời lao động ngành thanh tra còn có một số hạn chế nhất định sau:

- Đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra còn mỏng về lực lƣợng, trình độ và năng lực của cán bộ trong ngành thanh tra còn yếu và chƣa đồng đều, chƣa theo kịp tiến trình đổi mới theo cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

- Đội ngũ cán bộ, thanh tra viên là nhân tố quan trọng trong hoạt động của các tổ chức thanh tra, đƣợc pháp luật giao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chuyên biệt, riêng có nên phải có những tiêu chuẩn đặc thù riêng phù hợp với công việc thanh tra không chỉ là xem xét, giám sát hoạt động quản lý mà còn phải nhìn nhận, đánh giá, phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề, có hiểu biết chuyên sâu về từng ngành, lĩnh vực công tác, có khả năng phối hợp tốt cũng nhƣ có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành công vụ, có khả năng trình bày, kết luận vấn đề một cách logic, rõ ràng…

So với yêu cầu, đòi hỏi trên đây, nhìn chung, số lƣợng cán bộ biên chế cho cơ quan thanh tra quá ít. Cá biệt có những sở, ngành, quận, huyện, lực lƣợng thanh tra chỉ có từ 3 - 5 cán bộ. Những lĩnh vực kinh tế - xã hội thuộc quyền quản lý nhà nƣớc của sở, ngành, quận, huyện rất rộng lớn, với lực lƣợng cán bộ nhƣ hiện nay không đủ sức đảm đƣơng thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực

đƣợc phân công và xét giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của sở, ngành, quận, huyện. Nhiều đơn vị thanh tra đã đề ra chƣơng trình thanh tra hàng năm nhƣng không có lực lƣợng để tổ chức triển khai.

- Do đặc thù của ngành thanh tra bao gồm nhiều cấp, vừa chịu sự quản lý của ngành dọc trực thuộc Chính phủ, vừa là cơ quan tham mƣu cho UBND thành phố, vì vậy, việc phối hợp hoạt động giữa thanh tra cấp thành phố và thanh tra cấp quận, huyện, sở ngành; giữa thanh tra các quận, huyện, sở ngành với nhau; cũng nhƣ giữa các nhân viên trong từng bộ vẫn chƣa thật nhịp nhàng.

Thông qua nghiên cứu đề tài về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự cộng tác trong ngành thanh tra tại thành phố Đà Nẵng, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ phần tăng cƣờng sự hợp tác giữa các nhân viên trong ngành theo từng cấp và giữa các cấp để ngày càng hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nói riêng và công tác quản lý nhà nƣớc nói chung.

2 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Quy trình nghiên ứu

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

2.2.2 Cơ sở hình thành và mô hình nghiên ứu đề xuất

a. Cơ sở hình thành

Từ những cơ sở lý thuyết đƣợc trình bày ở trên, từ kết quả của các nhà nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế ngành thanh tra tại thành phố Đà Nẵng, tác giả nhận thấy có 8 nhân tố ảnh hƣởng đến sự cộng tác của các nhân viên ngành thanh tra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đƣợc đƣa vào nghiên

cứu cho đề tài gồm: cấp trên; đồng nghiệp; quan hệ phụ thuộc; văn hóa, môi trƣờng làm việc; sự tự chủ; sự hài lòng; sự trao đổi thông tin và lòng tin.

Các nhân tố trên sẽ đƣợc giải thích để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là sự cộng tác giữa các nhân viên trong ngành thanh tra; các biến độc lập bao gồm 8 biến:

Bảng 2.1. Cơ sở hình thành 8 thang đo nhân tố trong mô hình

TT Th ng đo nhân tố Tá giả nghiên ứu

1 Cấp trên Sue R. Faerman, David P. McCaffrey và David

M. Van Slyke (2001); Rachid Zeffane (2002)

2 Đồng nghiệp Wagner and Moch (1986); Gareth R. Jones và Jennifer M. George (1998); Gaesan (1994)

3 Quan hệ phụ thuộc Anderson và Narus (1990); Gaesan (1994); Cengiz Yilmaz, Ebru Tumer Kabadayi (2006)

4 Văn hóa, môi trƣờng làm việc

Wagner and Moch (1986); John A. Wagner III (1995); Rachid Zeffane (2002); Sue R. Faerman, David P. McCaffrey và David M. Van Slyke (2001)

5 Sự tự chủ

Erez và Earley (1987); John A. Wagner III (1995); Gareth R. Jones và Jennifer M. George (1998)

6 Sự hài lòng Rachid Zeffane (2002); Sue R. Faerman, David P. McCaffrey và David M. Van Slyke (2001)

7 Sự trao đổi thông tin

Robert M. Morgan và Shelby D. Hunt (1994); Gareth R. Jones và Jennifer M. George (1998); Anderson và Narus (1990); Cengiz Yilmaz, Ebru Tumer Kabadayi (2006)

8 Lòng tin

Anderson và Narus (1990); Robert M. Morgan và Shelby D. Hunt (1994); Gareth R. Jones và

b. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình đánh giá sự cộng tác giữa các nhân viên trong ngành thanh tra (CTA) có phƣơng trình tuyến tính đƣợc thể hiện nhƣ sau:

CTA = α0 + α 1X1 + α 2X2 + … + α8X8+ ei

Trong đó:

CTA: Sự cộng tác giữa các nhân viên trong ngành từ tập hợp các tiêu chí đánh giá.

X = {X1,…, X8} : Các biến thang đo nhân tố ảnh hƣởng đến CTA α = {α0,…, α8} : Hệ số hồi quy tác động đến CTA

ei : sai số

Đặt giả thuyết cho mô hình nhƣ sau:

- Giả thuyết H1: Nhân tố X1 “Cấp trên” có ảnh hƣởng đồng biến đến

Sự cộng tác giữa các nhân viên

Các biến kiểm soát: - Giới tính;

- Tuổi; - Chức vụ.

1. Cấp trên

2. Đồng nghiệp

4. Văn hóa, môi trƣờng làm việc

5. Sự tự chủ

6. Sự hài lòng

7. Sự trao đổi thông tin

8. Lòng tin

- Giả thuyết H2: Nhân tố X2 “Đồng nghiệp” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H3: Nhân tố X3 “Quan hệ phụ thuộc” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H4: Nhân tố X4 “Văn hóa, môi trƣờng làm việc” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H5: Nhân tố X5 “Sự tự chủ” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H6: Nhân tố X6 “Sự hài lòng” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H7: Nhân tố X7 “Sự trao đổi thông tin” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA;

- Giả thuyết H8: Nhân tố X8 “Lòng tin” có ảnh hƣởng đồng biến đến CTA.

2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Theo mô hình nghiên cứu đã đề xuất, gồm 8 biến độc lập đƣợc sử dụng trong đề tài này bao gồm: cấp trên; đồng nghiệp; quan hệ phụ thuộc; văn hóa, môi trƣờng làm việc; sự tự chủ; sự hài lòng; sự trao đổi thông tin và lòng tin. Các thang đo các khái niệm này đã đƣợc xây dựng trên cơ sở các biến quan sát đƣợc hợp tuyển từ các thang đo của các nhà nghiên cứu trƣớc đây, tác giả đƣa ra thang đo nháp để thảo luận, sau đó điều chỉnh cho phù hợp trên trên cơ sở xem xét tình hình cụ thể phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng nhƣ đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu rồi tiến hành xây dựng thang đo phù hợp cho nghiên cứu.

2 3 1 Th ng đo biến ấp trên

trên trong phạm vi đề tài nghiên cứu là nói đến cấp quản lý, cụ thể gồm: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra cấp thành phố (tƣơng đƣơng Giám đốc, Phó Giám đốc sở); Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng thanh tra cấp thành phố và tƣơng đƣơng (Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra sở, ngành, quận, huyện).

Thang đo này đƣợc ký hiệu là CT gồm 6 biến quan sát từ CT1 đến CT6.

Bảng 2.2. Thang đo biến cấp trên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác giữa các nhân viên ngành thanh tra tại thành phố đà nẵng (Trang 28)