7. Kết cấu của luận vă n
1.2.3. Phân loại của rủi rotín dụng trong cho vay
Rủi ro tín dụng trong cho vay mang tính tất yếu, vì vậy việc nghiên cứu và phân loại nó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt pháp lý và thực tiễn.
a. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh
Hình vẽ 1.1: Phân loại RRTD trong cho vay theo nguyên nhân phát sinh
- Rủi ro giao dịch: Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi
ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình
đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: Rủi ro bảo đảm là rủi rophát sinh từ các tiêu chuẩn
đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Rủi ro danh mục là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
b. Phân loại theo chủ thể gây ra rủi ro
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Trong tình hình thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, mọi tình hình biến động về kinh tế, chính trịở bất cứ quốc gia nào, khu vực nào đều ảnh hưởng nhất định đến nền
kinh tế, chính trị trong nước từ đó làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của mọi đối tượng tham gia vào nền kinh tế đó. Kinh tế bị suy thoái, lạm phát sẽ khiến cho doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn, phá sản, không trả nợ được cho ngân hàng; còn đối với cá nhân vay vốn sẽ bị thất nghiệp, thu nhập sút giảm nên cũng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Việc thay đổi chính sách của quốc gia hay nền kinh tế khủng hoảng, đất nước có chiến tranh, thiên tai cũng làm cho các doanh nghiệp không kịp thay đổi, thích ứng với những
điều kiện mới về môi trường kinh doanh từ đó gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và như vậy khoản tín dụng của ngân hàng cũng chứa
đựng nhiều rủi ro.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Ngân hàng chỉ cho vay sau khi
đã tiến hành phân tích tín dụng nhằm xác định khả năng thu hồi được đầy đủ
và đúng hạn gốc, lãi vay. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh hay ở
góc độ rộng hơn là các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng là yếu tố trực tiếp nhất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay. Một số
nguyên nhân cơ bản tác động xấu đến hoạt động tạo nguồn thu của khách hàng vay như:
+ Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan khách hàng mất năng lực hành vi dân sự…
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
+ Quản lý vốn vay không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản. + Nhân cách, trình độ quản lý của khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng trong việc dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, khách hàng có khả
không thể không nhắc đến khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng…
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay: Do ngân hàng tăng trưởng tín dụng mà không có sự kiểm soát chất lượng tín dụng nguyên nhân do việc bỏ bớt các điều kiện tín dụng, thực hiện cho vay không đúng quy định, thiếu kiểm soát quản lý tín dụng trước, trong và sau cho vay. Các nguyên nhân từ
phí ngân hàng bao gồm:
+ Cơ cấu cho vay chưa hợp lý: Số lượng vốn vay thừa hoặc thiếu so với nhu cầu dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với dòng tiền thu được của khách hàng hoặc dòng đời dự án, thời hạn rút vốn, tài sản đảm bảo....
+ Quyết định cho vay không căn cứ vào tính khả thi của phương án sử
dụng vốn vay của khách hàng mà chủ yếu dựa vào nguồn thu nợ từ tài sản
đảm bảo.
+ Do ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy
động và nguồn vốn sử dụng. Ngân hàng dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo
đảm thanh toán từ đó sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều hoặc ngân hàng dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn.
+ Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng nên không dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay.
+ Ngân hàng đánh giá không đúng về đảm bảo (về tài sản thế chấp, cầm cố hoặc về người bảo lãnh).
+ Do cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo yếu hoặc thiếu chuyên môn, chủ