7. Kết cấu của luận vă n
1.2.4. Hậu quả của rủi rotín dụng trong cho vay
Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù
đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.
Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
a. Đối với bản thân NHTM
- Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm lợi nhuận ngân hàng: Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động làm cho mất uy tín trên thị trường, lợi nhuận bị giảm sút, thua lỗ, mất cân đối trong việc thu chi và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản. Hơn nữa kể cả trường hợp không lỗ
do doanh thu thấp nhưng do rủi ro tín dụng cao dẫn đến phải tăng trích lập DPRR khiến cho lợi nhuận còn lại thấp, thậm chí là trích dự phòng làm tăng chi phí dẫn đến hoạt động của ngân hàng lỗ. Trong trường hợp ngân hàng thu
được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận.
- Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đó
các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn. Trong lúc không huy động
được vốn do mất uy tín, người rút tiền ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán.
- Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng: Rủi ro tín dụng trong cho vay đã làm giảm uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của của ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt
động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút, khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng bạn, ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng xảy ra gây nguy cơ dẫn đến ngân hàng phá sản: Việc gặp RRTD trong cho vay đã làm ngân hàng giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân chúng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây phản ứng dây chuyền trong dân chúng, dân chúng sẽ đổ xô đến ngân hàng rút tiền gửi và ngân hàng không còn khả năng thanh toán sẽ đi đến phá sản.
b. Đối với hệ thống NHTM
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ
thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả
năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời
của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
c. Đối với nền kinh tế
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ
chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền cũng bịảnh hưởng.
Ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng trong cho vay xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế-xã hội. Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị
trường tài chính. Chính điều này đã gây ra những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh…
d. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Mặt khác, với một nền kinh tế mở và mang tính toàn cầu hoá như hiện nay nó có thể ảnh hưởng và lây lan đến các nền kinh tế khác. Ví dụ điển hình là khủng hoảng tài chính Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự
phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.