Đa dạng hóa danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 104 - 118)

7. Kết cấu của luận vă n

3.2.5. Đa dạng hóa danh mục cho vay

Hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng vẫn đang được triển khai khá tự phát, chưa được định hướng trong từng thời kỳ. Đặc biệt chi nhánh vẫn tập trung khai thác chính vào thị phần các đơn vị nhà thầu của điện lực

Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau để đầu tư mở rộng quy mô tín dụng, khắc phục tình trạng cho vay chỉ tập trung ở một số ít ngành nghề như hiện nay. Chú ý tìm kiếm các dự án cho vay đồng tài trợ với tư

cách là ngân hàng thành viên tham gia hoặc là ngân hàng chủ trì.

Ban Giám đốc cần định kỳ thực hiện đánh giá công tác đa dạng hóa danh mục ngành nghề cho vay. Thực hiện triển khai bán hàng tập trung vào các ngành nghề triển vọng của địa phương.

3.2.6. Xây dng quy định c th v mua bo him tín dng cho khon vay

Chi nhánh nên áp dụng hình thức mua bảo hiểm tín dụng như là một

điều kiện vay vốn để chuyển giao rủi ro. Do đặc thù của từng khu vực mà việc mua bảo hiểm tín dụng vẫn chưa được HO ban hành quy định cụ thể. Vì vậy chi nhánh cần cụ thể hóa về đối tượng và loại bảo hiểm áp dụng, ví dụ như: Đối với khách hàng có độ tuổi vay vốn có độ tuổi từ 55 trở lên vay tiêu dùng thì phải mua bảo hiểm nhân thọ, các khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có độ rủi ro cao như kinh doanh ga, xăng dầu, chăn nuôi… thì phải mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn. Chi nhánh cũng

cần đào tạo kỹ năng tư vấn, thuyết phục mua bảo hiểm cho đội ngũ CV QHKH.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần tìm hiểu và liên kết với một đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm có uy tín, mức phí phù hợp và chuyên nghiệp trong chi trả bảo hiểm để vừa đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng, vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

3.2.7. Thc hin bán nợ đối vi các khon n xu

Việc Nhà nước thành lập VAMC là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc bán nợ các khoản nợ xấu. Hiện các ngân hàng bán nợ sẽ không nhận

được tiền, mà chỉ được nhận một loại giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu, giấy chứng nhận mua nợ…

Việc bán nợ này không chỉ giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối tài sản, có thể tăng trưởng tín dụng trở lại, mà còn có thể đem giấy tờ này làm tài sản cầm cố để vay tiền của NHNN với lãi suất thấp. Chi nhánh cần tìm hiểu xây dựng những quy định cụ thể trong việc bán nợ nhằm chuyển giao rủi ro.

3.2.8. Các gii pháp khác

a. Nghiêm túc tuân th và nâng cao cht lượng trong công tác thu thp và s dng thông tin

Trong hoạt động cho vay, việc thẩm định thông tin về khác hàng vay vốn là rất quan trọng, mục đích nhằm ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro. Hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mại là cho vay với lòng tin khách hàng sẽ hoàn trả gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận. Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ các thông tin về khách hàng

để xem xét, quyết định cho vay và giám sát cho vay như: Thông tin hồ sơ

pháp lý, tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo và nhiều thông tin cần thiết khác…

Bộ phận tín dụng tuyệt đối không được lượt bỏ những thông tin để

tăng mức độ đáp ứng điều kiện vay vốn khi chuyển hồ sơ cho bộ phận tái thẩm định của phòng quản lý rủi ro. Mọi thông tin thu thập được đều phải

được ghi lại trong một bảng báo cáo chuẩn. Nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra thực tế định kỳ theo quy định nhằm kiểm soát được tình hình của khách hàng.

Điều khó khăn và vướng mắc nổi cộm hiện nay tại chi nhánh trong thẩm định là việc kiểm tra, xác minh số liệu và thông tin mà khách hàng cung cấp. Về phía ngân hàng do điều kiện không cho phép về thời gian, khả năng về trình độ, mức độ công việc cho phép nên CBTD không thể làm thay công việc như kiểm toán viên được, do đó việc kiểm tra xác minh chỉ

nên giới hạn và tập trung ở một số nội dung và có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu.

- Đối với đối tượng vay vốn là khách hàng cá nhân

Mỗi khách hàng vay/người bảo lãnh cho khoản vay đều được yêu cầu phải hoàn tất và cung cấp các thông tin chi tiết về tư cách pháp lý, về lịch sử tín dụng, nguồn thu nhập trả nợ, nguồn trả nợ dự phòng... Người đi vay có thể bỏ sót thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật. Vì vậy việc tìm hiểu và xác định độ tin cậy của thông tin thu thập được là một trong những yếu tố khá quan trọng. Ngoài những thông tin cần có trong tờ

trình thẩm định, đối với các khoản vay cá nhân cần xem xét thêm một số

thông tin sau:

+ Tình trạng sức khỏe: Đây là một trong các thông tin mang tính “nhạy cảm”, hơn nữa trong bối cảnh lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng

được xét đến từng chi tiết thì nên hiện phần lớn các ngân hàng không yêu cầu cung cấp mảng thông tin này. Tuy nhiên, với giải thuyết một khi ngân

hàng ra quyết định cho vay đối với người tình hình sức khỏe không ổn

định/kém sẽ khiến ngân hàng gặp thêm rất nhiều rủi ro.

+ Kế hoạch tài chính trong tương lai: Người đi vay có kế hoạch tài chính trong thời gian vay cũng là một ưu điểm khi ngân hàng thực hiện xét duyệt món vay.

+ Đánh giá, xác định nguồn thu nhập trả nợ chính: Đối với các khách hàng có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì hiện phần lớn các ngân hàng là quan tâm đến tổng nguồn thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên cần phải xác định nguồn thu nhập nào là nguồn chính, nguồn thu đó có ảnh hưởng

đến các nguồn thu nhập khác hay không, có nằm trong tầm kiểm soát của người đi vay hay không, nếu không có nguồn thu nhập đó thì các nguồn thu nhập khác sẽ như thế nào, tác động như thế nào đến tình hình thu nhập của người đi vay… đó cũng nên được xem là một trong các thông tin cần xem xét và tìm hiểu thông tin.

- Đối với đối tượng vay vốn là khách hàng doanh nghiệp

Trên cơ sở số liệu hiện tại và các năm trước đây, CBTD phân tích tỷ

trọng cơ cấu của từng danh mục tài sản có và tài sản nợ, phân tích sự biến

động qua các năm, nếu có dấu hiệu bất thường và khả nghi nào thì tập trung làm rõ, trong kiểm tra cần chú trọng đến các nội dung sau:

+ Đối chiếu công nợ: Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bảng kê công nợ, thời hạn thanh toán cuối cùng của công nợ, CBTD tiến hành đối chiếu,

đặc biệt là những công nợ lớn để xác minh chất lượng công nợ, trên cơ sở

của đối chiếu loại trừ các công nợ không thể thu hồi trong các khoản phải thu. Kiểm tra việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

+ Kiểm tra hàng tồn kho: Được tiến hành kiểm tra trên hồ sơ sổ sách và thực tế lưu kho để xem xét liệu hàng tồn kho được định giá chính xác hay không và những hàng hỏng, không sử dụng được hoặc khó tiêu thụ có

tính vào tài khoản này hay không. Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Kiểm tra việc trích khấu hao: Xem xét khấu hao có được thực hiện theo quy định, thiếu thừa trong trích khấu hao, có sự thay đổi nào trong phương pháp khấu hao đang áp dụng.

+ Kiểm tra trên sổ sách ghi chép và hạch toán những khoản đặt cọc,

ứng trước, chi phí trả trước, chi phí dồn tích…

+ Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ khoản vay nợ ngân hàng (có thể đối chiếu theo bảng kê doanh nghiệp cung cấp và thông tin CIC).

+ Kiểm tra báo cáo lãi lỗ: Kiểm tra các khoản mục bao gồm doanh thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng và chi phí chung có được hạch toán đầy đủ chính xác không. Có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo quyết toán thuế để kiểm tra đối chiếu.

b. Cng c và nâng cao cht lượng đội ngũ nhân s làm công tác tín dng

- Nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự làm tín dụng

Bởi các khóa học thường mang tính lý thuyết, thường thiếu tính thực tiễn hoặc thiếu sự cọ xát bởi tính vùng miền, nên chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi trainning nghiệp vụ, buổi chia sẻ kinh nghiệm cho

đội ngũ nhân sự làm tín dụng tại chi nhánh. Điều này không những giúp nâng cao kỹ năng phân tích tín dụng, kiểm soát rủi ro khi cho vay mà còn tạo môi trường để chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ

nhân viên tín dụng với nhau.

Hiện tại, ABBANK vẫn chưa triển khai tập trung hóa chi phí, vì vậy chi nhánh cần xây dựng nên cơ chế khen thưởng – kỹ luật nội bộ nhằm tuyên dương khích lệ gương mặt tiêu biểu, khơi gợi sự hãnh diện của một

nhân viên của ABBANK nhằm góp phần hạn chế tác động bởi những cám dỗ của cơ chế thị trường.

- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin phục vụ công tác cho vay và kiểm soát rủi ro.

Hiện nay việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin phục vụ công tác tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng còn khá hạn chế. Hầu hết các thông tin có được chỉ ở dạng thô, chưa được xử lý, kiểm chứng độ tin cậy, tín chính xác. Vì vậy chi nhánh cần đào tạo, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, xử lý, phân tích thông tin cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, đề xuất hỗ trợ từ bộ phận IT chi nhánh xây dựng “ổ lưu thông tin chung” nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin chung về các khách hàng của toàn chi nhánh, đồng thời thuận tiện cho cán bộ nhân viên trong việc tìm kiếm, sử dụng thông tin của khách hàng.

- Đào tạo kỹ năng xử lý nợ cho đội ngũ nhân sự làm công tác tín dụng.

Cần đào tạo trao dồi kỹ năng và bản lĩnh trong việc xử lý nợ cho đội ngũ làm công tác tín dụng nói chung và các CV QHKH nói riêng. Khi có các khoản vay phát sinh vấn đề, mỗi CV QHKH quản lý hồ sơ cần phải xây dựng kế hoạch thu nợ cụ thể, rõ ràng. Kỹ năng xử lý nợ đòi hỏi sự kiên trì, bản lĩnh, khả năng kiềm chế cảm xúc, biết lắng nghe, chia sẻ khi hợp tác cùng khách hàng xử lý nợ.

c. Có chính sách duy trì và phát trin mi quan h vi các cơ quan hu quan

Các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, ủy ban nhân dân, phòng công chứng… là các cơ quan liên quan trong suốt quá trình cho vay đến xử

lý thu hồi nợ. Vì vậy chi nhánh cần có chính sách duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, thanh thủ sự giúp đỡ từ các cơ quan trên.

3.3. MT S KIN NGH

3.3.1. Kiến ngh vi Chính ph, NHNN và các B, ngành liên quan

- Nhà nước cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế về thị trường phái sinh hàng hóa, bảo hiểm tín dụng và chứng khoán hóa tín dụng. Trước hết, Nhà nước cần ban hành các quy định chi tiết về các điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động cùng thể lệ hoạt

động tại thị trường phái sinh hàng hóa. Ngoài ra, để mở rộng cung cầu trong thị trường này cần có các quy định pháp lý để khuyến khích và hỗ trợ

các sàn giao dịch/ngân hàng cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. - Để phát triển thị trường hàng hóa cơ sở Chính phủ cần hỗ trợ các chương trình Quốc gia phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, xây dựng quy hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở hạ tầng trong từng giai đoạn theo hướng gắn với vùng nguyên liệu, từ đó xác định được định hướng đầu tư từ

những nguồn lực có thể huy động được (trung ương, địa phương, DN, người sản xuất) cho các ngành hàng có tỷ trọng cao trong đóng góp với nền kinh tế.

- Để thông tin thị trường được minh bạch, đầy đủ, Nhà nước cần phát triển các Hiệp hội ngành hàng để tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin của các DN, hoặc phát triển các trung tâm thông tin chuyên ngành có đủ điều kiện nghiên cứu, dự báo tình hình cung cầu, giá cả, thị trường, khách hàng, giúp DN tiếp cận thông tin đầy đủ.

- Về thị trường bảo hiểm tín dụng và chứng khoán hoá tín dụng, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ tạo

thêm các hình thức hạn chế rủi ro và tăng khả năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một công cụ tài trợ mới, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư sang các thị trường mới.

- Nên thành lập một cơ quan chuyên trách để thanh tra các doanh nghiệp phá sản và quy định trong giới hạn một thời hạn nhất định nào đó kể từ khi doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản phải có kết luận xem doanh nghiệp đó có vi phạm về tài chính hay không để tránh trường hợp các cá nhân tuồn tiền và tài sản ra ngoài vì vụ lợi nhất là các doanh nghiệp có những khoản nợ lớn không thanh toán được, sau đó mới cho phép phá sản bình thường.

3.3.2. Kiến ngh vi Hi s ngân hàng TMCP An Bình

- ABBANK nên xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung theo xu thế của các ngân hàng hiện nay hướng sau:

+ Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ trụ sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ

của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư…

+ Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các Chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

+ Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan

hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính, và quản lý khoản vay...). Như vậy, các Ngân hàng này đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này

để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Với sự tư vấn của các Ngân hàng nước ngoài, nhiều Ngân hàng Việt Nam hiện cũng đang tiến hành chuyển đổi theo mô hình này.

- ABBANK cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào quy trình các quy định, hướng dẫn sử dụng kết quả từ hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ đầy đủ hơn nữa trong việc: Ra quyết định cấp tín dụng, chính sách khách hàng, uỷ quyền phán quyết theo loại khách hàng,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 104 - 118)