Nội dung kiểm soát rủi rotín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 86)

7. Kết cấu của luận vă n

1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi rotín dụng trong cho vay

Đề tài tiếp cận kiểm soát RRTD trong cho vay theo hướng quản trị, các nội dung trình bày dưới đây là các công cụ kiểm soát RRTD.

a. Né tránh ri ro

Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra.

Biện pháp để né tránh rủi ro gồm: thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng và sàng lọc khách hàng....

Đối với rủi ro có nguyên nhân phát sinh từ môi trường bên ngoài, NHTM không thể kiểm soát thì biện pháp né tránh rủi ro thường được áp dụng. Đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.

b. Ngăn nga ri ro

Đối với những rủi ro có nguyên nhân phát sinh từ bên trong ngân hàng như quy trình, tổ chức, nhân sự… NHTM có thể kiểm soát được thì biện pháp ngăn ngừa rủi ro thường được sử dụng. Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ

những nguyên nhân gây ra rủi ro. Đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro

được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh/đầu tư dự án, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…

Các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay như: - Xây dựng và thực hiện chính sách, quy trình cho vay một cách chặt chẽ, nghiêm túc: Thông qua việc tập trung vào nguy cơ chính gây ra rủi ro,

đồng thời xem xét môi trường gây ra rủi ro và sự tương tác giữa môi trường và nguy cơ đó. Qua đó áp dụng các các hình thức, quy trình cho vay chặt chẽ, thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức, quy trình đó sẽ ngăn ngừa được rủi ro.

- Chấm dứt cho vay: Khi khách hàng thực hiện không đúng các cam kết với NHTM như sử dụng vốn vay không đúng mục đích; không thực hiện các

điều kiện theo phê duyệt tín dụng của NHTM; … NHTM có thể chấm dứt cho vay nhằm thu hồi vốn vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng xảy ra.

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản và giám sát sử dụng nguồn vốn tự có: Việc đảm bảo cho khoản vay bằng tài sản và giám sát sử dụng nguồn vốn tự

có trước khi sử dụng vốn vay tác động không nhỏ đến ý thức trả nợ của khách hàng. Với tâm lý “sợ” mất tài sản và/hoặc mất nguồn vốn tự có, khách hàng vay vốn sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc sử dụng nguồn vốn vay đồng thời nâng cao ý thực trả nợ cho NHTM.

- Kiểm tra sau vay: Kiểm tra sau vay bao gồm kiểm tra tình hình sử

dụng vốn vay có đúng mục đích, có mang lại hiệu quả tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay…

c. Gim thiu tn tht do ri ro tín dng trong cho vay gây ra

Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất bao gồm:

- Xác định hạn mức cho vay: Việc xác định hạn mức cho vay đối với một khách hàng/nhóm khách hàng trong từng thời kỳ là biện pháp để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng trong cho vay, bởi hạn mức cho vay được xác

định dựa trên nhu cầu vốn của người đi vay kết hợp với các yếu tố như nguồn trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay…

- Định giá khoản vay: Đây chính là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro được áp dụng tuỳ theo mức độ rủi ro của từng khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng mong muốn đảm bảo rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất đã được điều chỉnh theo rủi ro và bao gồm các khoản chi phí.

RL = I + IP + Các khoản phí + Lợi nhuận kỳ vọng

Trong đó:

RL : Lãi suất cho vay

P : Phần bù rủi ro, tỷ lệ nghịch với xác suất thu hồi nợ (IP=0 nếu khả năng thu hồi nợ là chắc chắn)

Các khoản phí: Chi phí hoạt động, quản lý, thanh khoản…

- Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: Đây là việc ngân hàng đưa các điều khoản mang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán,

đánh giá lại tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn…

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cho vay có bảo

đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là một trong những hình thức cho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng. Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng đó là: Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai khi rủi ro xảy ra; đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay. Chính vì vậy,

đây cũng là biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay.

- Đa dạng hóa danh mục cho vay: Là việc ngân hàng đa dạng hoá danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hoá là hạn chế rủi ro đặc thù (unsystematic risk), rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động…

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Thời hạn trả nợ và kỳ hạn trả nợ

không phù hợp với dòng tiền, dòng thu nhập của khách hàng vay sẽ gây ảnh hưởng đến việc thanh toán gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn cho NHTM. Vì vậy

việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ sao cho phù hợp với dòng thu nhập của khách hàng cũng được xem là yếu tố giảm thiểu rủi ro cho NHTM.

- Trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng là biện pháp NHTM chủ động thiết lập nguồn tài chính bên trong ngân hàng để bù đắp một phần hay toàn bộ

tổn thất nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Đây là phương pháp thông qua việc lưu giữ tổn thất, việc lưu giữ được thực hiện một cách chủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trước do vậy sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trích lập dự

phòng tại các ngân hàng mang tính chất giống như hình thức tự bảo hiểm rủi ro. Trích lập dự phòng cụ thể: Mức trích lập được thực hiện dựa vào phân loại nợ, mỗi nhóm nợ được trích lập theo một tỷ lệ nhất định (dựa vào mức độ rủi ro của nợ vay) sau khi đã trừđi giá trị tài sản đảm bảo được khấu trừ.

d. Trung hòa ri ro

Những lợi ích mà ngân hàng thương mại thu được khi tham gia công cụ

phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời.

Trung hòa rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh như: Hoán đổi tín dụng (Credit default Swap – CDS - là một thỏa thuận hoán đổi tài chính mà người bán CDS sẽ đền bù cho người mua trong trường hợp các khoản vay bị vỡ nợ hoặc xảy ra các biến cố với khoản tín dụng đó, người mua sẽ trả phí cho người bán; Quyền chọn tín dụng…

e. Chuyn giao ri ro

Chuyển giao rủi ro là việc chuyển giao sự bất định của rủi ro cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao rủi ro có thể là công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước...

Các biện pháp chuyển giao rủi ro:

- Bảo hiểm tín dụng: Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản mà mình cho vay, tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thường cho ngân hàng những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Thông thường, bảo hiểm tín dụng chỉ đảm bảo cho phần nợ bị mất hoàn toàn sau khi được xác định rõ ràng chứ không áp dụng cho toàn bộ khoản vay.

- Chứng khoán hóa nợ xấu: Là việc ngân hàng thực hiện tập hợp đóng gói các khoản nợ xấu có chung đặc điểm như cùng kỳ hạn, lãi suất, loại hình cho vay, hình thức bảo đảm… bán cho nhà đầu tư dưới hình thức chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chúng nhận được khoản tiền thanh toán từ người vay. Những lợi ích cơ bản của chứng khoán hoá đối với ngân hàng bán: đảm bảo tính thanh khoản của tài sản (tăng khả

năng thanh khoản của tài sản, chuyển đổi các tài sản thanh khoản thấp sang các tài sản thanh khoản cao hơn), đảm bảo các yêu cầu về dự trữ bắt buộc, giảm chi phí vốn, cơ cấu lại danh mục đầu tư (có nguồn vốn để chuyển đổi lĩnh vực đầu tư sang các thị trường mới có khả năng sinh lợi cao hơn…).

- Bán nợ xấu: Là việc tìm kiếm khách hàng (các công ty mua bán nợ)

để bán lại các khoản nợ có thể phát sinh vấn đề/đã phát sinh vấn đề với mục

đích giống như thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ. Thực chất của việc bán nợ chính là chuyển giao sự bất định của rủi ro và cơ hội cho bên mua nợ. Bên mua nợ mua các khoản nợ trên nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục cho vay, tìm kiếm chổ đứng trên thị trường mới, tận dụng các ưu thế về lĩnh vực đầu tư so với người bán, đầu tư mạo hiểm vào các khoản nợ có vấn đề...

1.3.4. Các ch tiêu phn ánh kết qu công tác kim soát ri ro tín dng trong cho vay ca NHTM

a. Cơ cu dư n theo mc độ ri ro tín dng

Đây là việc ngân hàng thực hiện phân nợ vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao dựa vào các tiêu chí: thời gian quá hạn, phương pháp đánh giá rủi ro về định tính. Đánh giá sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ dựa vào xu hướng việc giảm tỷ trọng nợ có mức độ cao, tăng tỷ trọng nợ ít rủi ro hơn trong tổng dư nợ.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNNVN thì nợ vay được được phân thành 05 nhóm nợ:

- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý

- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

b. T l n xu

Dựa vào việc phân nhóm nợ theo tiêu chí rủi ro, từ đó xác định nợ xấu là nợ có mức độ rủi ro cao nhất được quy định cụ thể từ nhóm nợ nào trở lên trong phân nhóm nợ.

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNNVN, nợ xấu bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 3 trở đi: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

Một NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ này thì tổ chức đó cần

phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉ tiết và thận trọng hơn (tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế hiện nay là ≤

5%).

c. T l d phòng x lý ri ro

Số tiền trích lập dự phòng và tỷ lệ trích lập dự phòng thể hiện nguồn dự

phòng để bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra của ngân hàng. Việc trích lập dự

phòng được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra, trên cơ sở phân loại nợ và mức

độ rủi ro của từng nhóm nợ.

d. T l xóa n ròng

Nợ xóa (hay nợ đã xử lý rủi ro, nợ xử lý ngoại bảng…) là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự

phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ được hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ.

Các chỉ tiêu trên được NHTM sử dụng để xây dựng kế hoạch và đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay. Các chỉ tiêu được so

sánh, đánh giá trong mối quan hệ với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ.

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kim soát RRTD trong cho vay

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, có thể phân chia những nhân tố này thành 2 loại chính như

sau:

a. Nhóm nhân t bên trong NHTM

- Khả năng tài chính: Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng tài chính của một ngân hàng đó là hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR). Hệ số an toàn vốn tối thiểu phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng, chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành.

Theo Thông tư số 13/2010/TT- NHNN của NHNNVN quy định thì hệ

số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam được nâng từ 8% (quy định từ năm 2008) lên 9%, thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, trùng với thời điểm các ngân hàng thương mại phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

- Quy mô hoạt động của NHTM: Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của mỗi NHTM mà người ta lựa chọn mô hình quản lý rủi ro cho phù hợp. Đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ, gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản thì khó có thể áp dụng mô hình QLRR bài bản theo đúng tiêu chuẩn được.

- Điều kiện về tổ chức: Điều kiện về tổ chức của NHTM để thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bao gồm các nội dung: Mô hình quản lý tín dụng, chính sách tín dụng:…

- Điều kiện về nhân sự: Để đảm bảo công tác cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đạt được mục tiêu đã đề ra, nhân sự làm công tác tín dụng phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Đảm bảo về mặt số lượng.

+ Nắm vứng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như các sản phẩm tín dụng của NHNN và các TCTD.

+ Có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử

lý thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng hoạt động của khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)