Tuân thủ nghiêm túc, nâng cao chất lượng thực hiện các công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 103)

7. Kết cấu của luận vă n

3.2.2. Tuân thủ nghiêm túc, nâng cao chất lượng thực hiện các công

công vic trong quy trình tín dng

a. Trong công tác XHTD

Hiện công tác chấm điểm XHTD chưa được cán bộ làm công tác tín dụng tại ABBANK Đà Nẵng quan tâm, việc chấm điểm xếp hạng chỉ mang tính hình thức. Do vậy kết quả của XHTD chưa thể đạt độ tin cậy để làm cơ

sở trong việc ra quyết định cấp tín dụng cũng như phục vụ công tác kiểm soát RRTD.

Ban lãnh đạo chi nhánh cần quán triệt đến đội ngũ làm công tác tín dụng nghiêm túc thực hiện chấm điểm XHTD theo đúng quy định của Hội

sở, đề nghị bộ phận quản lý rủi ro thực hiện kiểm soát, đánh giá lại công tác chấm điểm XHTD của CV QHKH nhằm nâng cao chất lượng, độ tin cậy của báo cáo chấm điểm XHTD khách hàng.

b. Trong công tác thm định – tái thm định tín dng

Để công tác thẩm định tín dụng đạt được kết quả tốt, Ban Giám đốc cần quán triệt đến từng chuyên viên quan hệ khách hàng không giảm bớt các yêu cầu/điều kiện cấp tín dụng trước khi chuyển hồ sơ qua bộ phận tái thẩm định tín dụng của phòng quản lý rủi ro. Khách hàng phải đáp ứng

được đầy đủ các điều kiện về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả

thi của phương án kính doanh, khả năng bù đắp thiệt hại tài chính từ nguồn thu phát mãi tài sản đảm bảo. Kết quả thẩm định tái thẩm định tín dụng phải phản ánh trung thực tình hình của khách hàng. Hiện nay, bộ phận tái thẩm định tín dụng của phòng quản lý rủi ro trực thuộc Khối quản lý rủi ro của Hội sở, vì vậy đảm bảo được sự độc lập với Ban lãnh đạo chi nhánh, không bị áp lực kinh doanh, tăng trưởng tín dụng…

Công tác thẩm định và tái thẩm định phải được thực hiện đúng và

đầy đủ các bước trong quy trình, tránh tình trạng khoản vay được đơn vị

kinh doanh, chuyên viên quan hệ khách hàng xin chủ trưng của Ban Giám

đốc và thực hiện cho vay trước, sau đó mới bổ sung tờ trình thẩm định như

là một biện pháp đối phó, hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Điều này làm mất ý nghĩa của bước thẩm định – tái thẩm định trong quy trình, không nhưng không đảm bảo được mục tiêu kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng mà còn làm cơ cấu tổ chức thêm nặng nề, mất thêm thời gian và chi phí…

Ngoài ra, để công tác thẩm định – tái thẩm định tín dụng đảm bảo

được mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng, cần thực hiện thêm một số nội dung như sau:

- Phân tích dòng ngân lưu: Cần xem phân tích lưu chuyển tiền tệ như

là một nội dung bắt buộc và cần đi sâu để đánh giá chất lượng của lợi nhuận cũng như biết được những dấu hiệu bất thường của dòng tiền để việc

đánh giá được xác thực hơn. Thực hiện đánh giá chi tiết từng yếu tố tác

động đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt

động tài chính, dòng tiền tuần từ hoạt động đầu tư nhằm nắm rõ hơn thực tế

dòng ngân lưu của khách hàng.

- Đánh giá phương án kinh doanh: Trong nội dung thẩm định cần yêu cầu so sánh đối chiếu các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch mới của khách hàng với số liệu đã thực hiện các năm trước đó (nếu có), ngoài ra còn phải so sánh đối với các PAKD/DAĐT tương đương cùng với việc đưa ra giá cả,

định mức kinh tế kỹ thuật… hiện tại trên thị trường để tiện đối chiếu.

Phương án kinh doanh là một trong những nội dung cần được ngân hàng quan tâm hơn nữa, bởi phương án kinh doanh thể hiện:

+ Kế hoạch hoạt động kinh doanh trong thời gian đến của KH.

- Tính khả thi của khả năng tạo ra nguồn thu nhập trả nợ cho NHTM Suy cho cùng, việc phân tích tín dụng của ngân hàng hiện tại chỉ là dựa trên các dữ liệu quá khứ để đánh giá, phân tích, chưa kết hợp kế hoạch, phương án kinh doanh của khách hàng với các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh tế, pháp lý, chính sách hổ trợ phát triển ngành nghề…..) để dự

báo nguồn thu nhập để trả nợ vay trong tương lai.

- Phân tích rủi ro: Cần đưa nội dung phân tích rủi ro như là một nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định. Nội dung phân tích rủi ro cần thể

hiện rõ các nội dung:

+ Mức độ ảnh hưởng, trường hợp rủi ro nào đã có biện pháp ngăn ngừa, trường hợp nào chưa có để trên cơ sở đó người có trách nhiệm phê duyệt có căn cứ đưa ra quyết định.

+ Trong trường hợp rủi ro xảy ra, cần đưa ra các biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp.

c. Thc hin kim tra, đánh giá vic s dng vn t có trước khi gii ngân

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn được xem là trách nhiệm của khách hàng đối với phương án sử dụng vốn. Nguồn vốn tự có của khách hàng bỏ ra càng lớn, tình thần trách nhiệm của khách hàng về phương án sử

dụng vốn/phương án kinh doanh càng cao. Vì vậy việc đánh giá nguồn vốn tự có cũng được xem là một trong những yếu tố khá quan trọng trong thẩm

định – tái thẩm định tín dụng.

Những nội dung quan trọng cần đánh giá, thẩm định về nguồn vốn tự

có như sau:

- Nguồn gốc nguồn vốn tự có: CV QHKH và bộ phận tái thẩm định cần xác định rõ và đánh giá nguồn gốc của nguồn vốn tự có của khách hàng. Ví dụ đối với khách hàng cá nhân, nguồn vốn tự có được hình thành từ tích lũy, hay từ gia đình tài trợ, hay vay mượn của bạn bè, người thân;

đối với khách hàng doanh nghiệp thì nguồn vốn tự có từ nguồn vốn góp chủ sở hữu, từ lợi nhuận kinh doanh, hay có thể là nguồn vốn vay của tổ

chức tín dụng khác…việc xác định nguồn gốc của nguồn vốn tự có góp phần đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, nếu nguồn vốn tự có của khàng hàng hình thành từ vay mượn thì phải xét đến các khoản chi phí phát sinh trong tương lai.

- Việc sử dụng vốn tự có: Nguyên tắc là khách hàng phải sử dụng hết nguồn vốn tự có thì ngân hàng mới giải ngân để tài trợ. Vì vậy việc kiểm

soát việc sử dụng nguồn vốn tự có cũng không kém phần quan trọng so với kiểm soán sử dụng vốn vay. Kiểm soát việc sử dụng vốn tự có nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và đủ giá trị nguồn vốn tự có như đã cam kết với ngân hàng.

d. Trong công tác kim tra sau cho vay

Để tránh xảy ra tình trạng kiểm tra sau chỉ mang tính hình thức đối phó, chi nhánh cần phải yêu cầu và kiểm tra việc thực hiện đối với các đơn vị kinh doanh, đối với từng chuyên viên quan hệ khách hàng. Các nội dung kiểm tra cụ thể, phải qua mẫu kiểm tra với các nội dung mang tính bắt buộc như:

- Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ: Một trong những biện pháp quan trọng nhằm kiểm soát sau vay chính là kiểm tra thông qua hồ sơ chứng từ. Những nội dụng kiểm tra chi nhánh cần thực hiện bổ sung so với thời điểm hiện tại là:

+ Kiểm tra hợp đồng mua vật tư hàng hoá, phiếu chi tiền mặt, chuyển khoản, hoá đơn, phiếu nhập kho đối chiếu công nợ, chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.

+ Yêu cầu photocopy kẹp vào biên bản kiểm tra hoặc kê lên danh sách chi tiết (nhưng phải ghi cụ thể số seri, ngày lập, đơn vị cung cấp). Ngoài ra còn phải kiểm tra sổ sách theo dõi hạch toán, sổ quỹ của doanh nghiệp (có thể chọn mẫu điển hình đối với các khoản lớn).

+ Thực hiện đóng dấu “đã cho vay” và ghi rõ ngày tháng, số tiền giải ngân trên hóa đơn tránh việc tài trợ trùng lặp.

- Kiểm tra tại hiện trường: Thị sát tiến độ thực hiện, công trường thi công, quá trình giao nhận vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị... thường xuyên và sát sao hơn.

Công tác kiểm tra sau tại chi nhánh cần phải được đặc biệt chú trọng hơn nữa nhất là trong tình hình hiện nay khi mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp SXKD vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích lâm vào cảnh khó khăn, mất khả năng thanh toán, thua lỗ phá sản bởi đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua USD, dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư dự án trung dài hạn, không đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh chính.

Kiểm tra tại hiện trường giúp ngân hàng nắm rõ hơn về tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong trường hợp tình hình hoạt động kinh doanh thực tế không phản ánh không đúng quy mô, không

đúng nhu cầu vốn so với trên báo cáo, chi nhánh cần triển khai các biện pháp nhằm đánh giá lại khách hàng, đưa ra các hướng xử lý phù hợp: phát triển mối quan hệ, tiếp tục cho vay hay ngừng giải ngân, triển khai các biện pháp thu hồi vốn…

e. Nghiêm chnh chp hành quy chế đảm bo tin vay

Hiện nay, khi chất lượng các khoản nợ còn kém thì các biện pháp

đảm bảo cho khoản vay được xem là công cụ đắc lực nhất để NHTM thu hồi nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra. Vì vậy việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế đảm bảo tiền vay là điều quan trọng.

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng đảm bảo tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố. Đối với việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố điều quan trọng phải xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp, cầm cố có đảm bảo cho việc chuyển nhượng tài sản khi phát mãi tài sản thu hồi nợ.

Việc định giá/tái định giá định kỳ tài sản đảm bảo cần được chi nhánh nghiêm túc thực hiện nhằm ước lượng giá trị tài sản bám sát với giá trị trường ở thời điểm hiện tại. Nếu tài sản cầm cố được tính bằng ngoại tệ

cần quan tâm đến các yếu tố tác động đến giá trị tài sản như tỷ giá, lạm phát… đặc biệt đối với những món vay lớn và dài hạn.

Hơn nữa, chi nhánh cần yêu cầu, quản lý việc mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo đúng theo quy định của NHNN và ABBANK. Việc mua bảo hiểm cho tài sản không chỉ đảm bảo hạn chế rủi ro cho ABBANK mà còn hạn chế thiệt hại cho khách hàng khi rủi ro xảy ra, không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng cũng là đảm bảo khả năng thu hồi nợ

của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)