7. Tổng quan thực hiện nghiên cứu
1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng
Trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, ngoài việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay…do NHTW ban hành, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản lý rủi ro tín dụng
hành, và các chi nhánh chỉ việc thực hiện đúng theo quy định. Có thể nói, ngân hàng ban hành được chính sách quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, ngân hàng đã đã thành công bước đầu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Phần lớn các ngân hàng đều thành lập tổ chức quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng như trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâm giám sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Các tổ chức này có chức năng cung cấp những thông tin thiết yếu cho CBTD về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình ra quyết định cho vay; đồng thời giám sát, kiểm tra, kiểm soát tình hình những khoản vay sau giải ngân để sớm phát hiện những dấu hiệu của rủi ro. Khi rủi ro xảy ra thì có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ.
Việc kiểm soát rủi ro trong cho vay là tổng thể các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm kiểm soát chặt chẽ rủi ro và giảm bớt mức độ tổn thất do hậu quả bất lợi do rủi ro gây ra, bao gồm các biện pháp sau:
- Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.
- Ngăn ngừa rủi ro: bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro,
đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia PASXKD/DAĐT, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…
- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng sản phẩm, quy trình cho vay phù hợp; Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Định giá khoản vay có phần bù rủi ro; Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay; Trích lập dự phòng rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu
hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao rủi ro: chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ; Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước (đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ); sử dụng công cụ phái sinh; chứng khoán hóa khoản vay.
- Đa dạng hóa: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực
hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động. Không nên tập trung cấp tín dụng cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau hay các ngành nghề kinh tế có liên quan tới nhau. Kiểm soát phải được thực hiện xuyên suốt trước – trong và sau khi cho vay, kiểm soát tuân thủ đúng các chính sách và quy định tín dụng, theo dõi và đánh giá việc thực hiện phương án/ dự án vay so với nhận định ban đầu và các ảnh hưởng có thể xảy ra nhằm điều chỉnh phù hợp với các điều kiện quản lý.