Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 62)

7. Tổng quan thực hiện nghiên cứu

2.3.1. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Đối với các ngân hàng, rủi ro tín dụng luôn đồng hành cùng với hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó chỉ tiêu nợ xấu là một thước đo quan trọng đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng. Các ngân hàng phải tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho ngân hàng từ các khoản nợ xấu. Dưới đây là tình hình dư nợ và nợ xấu trong cho vay ngành xây dựng tại Vietinbank Đà Nẵng.

Bảng 2.5: Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngành xây dựng

Đvt: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013

Toàn ngân hàng Dư nợ 2,135,900 2,450,000 2,057,000 Nợ xấu 11,690 141,753 34,483

Tỷ lệ nợ xấu 0.55% 5.79% 1.68% Ngành xây dựng Dư nợ 166,640 203,759 120,286

Nợ xấu 934 52,090 28,151

Tỷ lệ nợ xấu 0.56% 25.56% 23.40%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Tiếp thị Vietinbank Đà Nẵng)

Có thể thấy, phần lớn nợ xấu tại ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng tập trung vào cho vay ngành xây dựng. Cùng với sự biến động của tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngành xây dựng đã tăng mạnh trong năm 2012, đến năm 2013 tuy dư nợ xấu có giảm mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm nhẹ và vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, trong khi nợ xấu của cả chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 cao nhất cũng chỉ ở mức 5,79% thì nợ xấu trong cho vay ngành xây dựng lại ở mức cao hơn nhiều, lên đến 25,56% cho thấy công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay ngành này chưa được quan tâm đúng mức. Có thể thấy sau năm 2012, sau khi cả dư nợ và nợ xấu đều tăng đột biến thì qua năm 2013, do tình hình kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay bị hạn chế, khách hàng gặp nhiều khó khăn nên dư nợ của cả ngân hàng nói chung và đặc biệt là dư nợ trong cho vay ngành xây dựng đã giảm mạnh chỉ còn 120,286 triệu đồng. Thêm vào đó,ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành xây dựng nên dư nợ ngành này đã giảm tới hơn 51,555 triệu đồng. Qua đó cho thấy ngân hàng đang sử

tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu cho vay kinh doanh để từ đó duy trì tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ dư nợ ở mức 3% thì nhìn chung công tác hạn chế rủi ro trong CVKD được chi nhánh thực hiện chưa hiệu quả khiến cho tình hình nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 62)